Bối Mẫu Có Tác Dụng Gì ? Theo Đông y, bối mẫu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; vào tâm và phế. Có tác dụng chỉ khái hóa đàm, thanh nhiệt tán kết. Trị viêm khí phế quản dạng viêm khô, nóng sốt ho khan đờm ít, đờm dính vàng đặc đau rát miệng họng (đàm nhiệt khái tấu); viêm sưng hạch vùng cổ (lao hạch), áp-xe phổi, áp-xe vú, viêm cơ có mủ và sưng hạch… Liều dùng, cách dùng: 3-10g bằng cách nấu hầm, sắc, pha hãm.
Bối mẫu là loại cây sống lâu năm, tên khoa học là Fritillaria roylel Hook thuộc họ Liliaceae. Gồm hai loại là xuyên bối mẫu thấy ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc nên có tên gọi là xuyên bối mẫu (Fritillaria roylei Hook), là cây mọc lâu năm, cao 40 – 60cm, gồm 3 – 6 lá mọc vòng, đầu lá cuộn lại, hoa hình chuông, chúc xuống đất, dài chừng 3,5 – 5cm, ngoài hoa có màu vàng lục nhạt.
Còn loại nữa là triết bối mẫu thấy ở Triết Giang, Trung Quốc nên gọi là triết bối mẫu (Fritillaria verticillata Willd var Thunbegri Bake), song loại thuốc này lại sản xuất ở Tượng Sơn (Triết Giang) nên tên thuốc còn có tên gọi là tượng bối mẫu, cây này khác xuyên bối mẫu là lá hẹp hơn, có 3 – 4 lá mọc vòng, dài 2 – 3cm. Hiện nay đã chiết tượng bối mẫu trồng ở nhiều nơi như Hàng Châu, Giang Tô, An Huy, Hồ Nam, cho đến nay cả hai loại kể trên chưa phát hiện thấy có ở nước ta nên dược liệu vẫn phải nhập về từ Trung Quốc.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bối Mẫu:
Tính vị: có vị đắng, tính hơi hàn.
Quy kinh: vào kinh phế và tâm.
Theo Y Học Cổ Truyền, xuyên bối mẫu có tác dụng lớn trong việc tiêu đờm, trị ho (nhuận phế, trừ đàm, chỉ khái) và thanh nhiệt tán kết nhờ vào thành phần có chứa các alkaloid. Do đó bối mẫu trị ho là bài thuốc nổi tiếng của Đông y và được áp dụng kết hợp với Tây y và các vị thuốc khác để trị những cơn ho dai dẳng, có đờm. Ngoài ra, xuyên bối mẫu còn được điều trị cho người hay bị chảy máu cam, nôn ra máu, lợi sữa.
Gần đây các nhà khoa học đã tìm ra một cơ chế trị ho của xuyên bối mẫu là nhờ vào hai hoạt chất Peimin và Peiminin. Chúng làm ức chế hệ thần kinh trung ương giúp làm dịu các cơn ho, bổ phế, long đờm và ức chế ho giúp giảm tần suất ho và tăng giới hạn chịu đựng của bệnh nhân với các tác nhân gây bệnh.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Bối mẫu có tác dụng giảm ho khu đàm. Saponin trong Xuyên bối có tác dụng trên mạnh còn alkaloid của Bối mẫu chỉ có tác dụng khu đàm. Xuyên bối còn có tác dụng hạ áp, chống co giật, hưng phấn tử cung cô lập (thỏ hoặc chuột cống). Tác dụng hạ áp chủ yếu là do friti.
Triết bối có tác dụng giảm ho, hạ áp, hưng phấn tử cung, giãn đồng tử, chất chiết xuất của Triết bối nồng độ thấp làm giãn cơ trơn khí quản, nồng độ cao thì gây co thắt (chủ yếu là chất peimine nhưng peimine không có tác dụng giảm ho).
Qua nghiên cứu thực nghiệm không chứng minh được Ô đầu phản Bối mẫu.
Độc tính: Liều LD50 của Xuyên Bối đối với chuột là 40mg/kg. Liều LD50 của Triết Bối (peimine và peiminine chích tĩnh mạch) đối với súc vật thí nghiệm là 9mg/kg. Triệu chứng nhiễm độc là giảm hô hấp, giãn đồng tử, run giật và hôn mê.
Trích đoạn Y văn cổ:
Sách Bản kinh: “chủ thương hàn phiền nhiệt, lâm lịch tà khí, sán hạ (sa ruột), hầu tý nhũ nang, kim sang phong kinh”.
Sách Danh y biệt lục: “liệu phúc trung kết thực, tâm hạ mãn, hoa mắt cứng gáy, ho khó thở. Trị chứng phiền nhiệt khát ra mồ hôi”.
Sách Dược tính bản thảo: “chủ hung hiếp nghịch khí, liệu thời tật hoàng đản, phối hợp với Liên kiều, trị chứng anh lựu cổ gáy”.
Sách Cảnh nhạc toàn thư, Bản thảo chính: “Bán hạ, Bối mẫu đều trị ho, nhưng Bán hạ kiêm trị Tỳ phế, Bối mẫu chuyên thanh kim (phế), Bán hạ dùng vị cay, Bối mẫu dùng vị đắng, Bán hạ dùng khí ôn, Bối mẫu dùng khí lương, Bán hạ tính tốc, Bối mẫu tính hoãn, Bán hạ tán hàn, Bối mẫu thanh nhiệt. Tính vị âm dương rất khác nhau”.
Nhuận phổi, chữa ho: Dùng cho các chứng bệnh do âm hư hỏa vượng: ho, phổi khô, nhổ ra đờm kết dính, người nặng, có thể ho ra máu.
Bài 1: bối mẫu 12g, tri mẫu 12g; thêm gừng tươi 3 lát. Sắc uống. Trị sốt nóng do âm hư, ho có ít đờm.
Bài 2: bối mẫu 12g, hạnh nhân 8g, mạch môn đông 12g, tử uyển 12g. Các vị sắc với nước hoặc tán thành bột mà uống. Trị ho lâu ngày, khó thở.
Bài 3: bối mẫu 4g, sinh địa 12g, thục địa 12g, huyền sâm 12g, bách hợp 12g, mạch môn 8g, đương quy 8g, bạch thược 8g, cát cánh 6g, cam thảo 4g; nếu ho ra máu, thêm bạch cập 8g, a giao 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị suy nhược cơ thể do phế âm hư.
Hóa đờm, tiêu tan chất kết tụ: Dùng cho các chứng lao hạch, tuyến giáp trạng sưng to, sưng viêm phổi, đau họng, mụn nhọt lở.
Bài 1: bối mẫu 12g, huyền sâm 16g, mẫu lệ 20g. Các vị nghiền thành bột, phối hợp với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 12g, với nước đun sôi. Chữa lao hạch.
Bài 2: Thang tiêu nhọt độc: bối mẫu 12g, thiên hoa phấn 12g, bồ công anh 20g, thanh bì 8g, liên kiều 12g, đương quy 12g, sừng hươu nai 12g. Sắc uống. Trị áp-xe vú mới sưng đau.
Bài 3: bối mẫu 8g, thiên môn 12g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, hoài sơn 12g, a giao 12g, phục linh 12g, bách bộ 8g, ngọc trúc 8g, bách hợp 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị lao phổi.
Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng: bối mẫu 8g, bạch thược 12g, thanh bì 8g, chi tử 8g, trạch tả 8g, đan bì 8g, hoàng liên 8g, trần bì 6g, ngô thù du 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Những Lưu Ý Khi Dùng Bối Mẫu:
Không dùng kế hợp đồng thời hai vị thuốc là Xuyên bối mẫu và Ô đầu vì chúng tương tác với nhau.
Người bị thấp đàm, hàn đàm, tì vị hư hàng không được dùng.
Phân Phối Bối Mẫu Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Bối Mẫu Giá: 500.000 Đ / Gói 200 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Bối Mẫu Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Bối Mẫu Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Bối Mẫu Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Cát Cánh, Mạch Môn, Kha Tử, Chỉ Thực, Quả La Hán.
Trả lời