Biến Chứng Của Bệnh Béo Phì

biến chứng của bệnh béo phì

Biến Chứng Của Bệnh Béo Phì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: ung thư, bao gồm ung thư tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, vú, trực tràng, ruột kết và tuyến tiền liệt, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu…

Bệnh béo phì không liên quan đến gen, không liên quan đến ăn nhiều mà có thể do lười vận động, bỏ qua bữa ăn sáng, ít ngủ. Béo phì có thể gây ra các biến chứng khác nhau, đặc biệt là các bệnh chuyển hóa, nội tiết.

Hiện trên thế giới, 30% dân số đang phải đối mặt với tình trạng béo phì. Béo phì đồng nghĩa với chất lượng sống của người bệnh sẽ giảm đi đáng kể với những hệ lụy nặng nề về sức khỏe. Bài viết này của chúng tôi mong góp một tiếng nói cảnh báo cho tất cả mọi người về các biến chứng của bệnh béo phì để đừng bao giờ lơ là, mất cảnh giác với nó

Các biến chứng của bệnh béo phì

  • Tăng nguy cơ tử vong: Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh béo phì làm giảm 6 – 8 năm tuổi thọ của con người. Béo phì làm gia tăng các nguy cơ khi gây mê, phẫu thuật, nhiễm khuẩn nặng, khó sinh, ung thư vú và nội mạc tử cung cũng sẽ có chiều hướng gia tăng béo phì.
  • Biến chứng tim mạch, bệnh lý mạch máu não: Nghiên cứu Tramingham cho thấy ở người có BMI > 30 có nguy cơ bệnh lý tim mạch cao hơn từ 26 – 46% so với người có cân nặng lý tưởng. Cân nặng và huyết áp thường tiến triển song song, khi tăng 10 kg trọng lượng cơ thể thì huyết áp tâm thu tăng 3mmHg và huyết áp tâm trương tăng 2,3 mmHg và tăng 12% nguy cơ mạch vành và tăng 24% nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, người béo phí thường đi kèm với huyết áp cao. Béo phì còn là tác nhân đẩy mạnh các cơn suy tim xung huyết và mạch vành. Béo phì còn gây viêm tĩnh mạch, rối loạn dinh dưỡng chi dưới dẫn đến suy tĩnh mạch.
  • Biến chứng tiêu hóa: Người bị béo phì thường mắc các bệnh về tiêu hóa như gan nhiễm mỡ tiến triển thành viêm gan mỡ, xơ gan; sỏi túi mật do tăng cholesterol; viêm tụy cấp do tăng tỷ lệ sỏi mật; trào ngược dạ dày thực quản.
  • Biến chứng hô hấp: Béo phì làm hạn chế sự di động của lồng ngực gây giảm thông khí phế nang dẫn đến suy hô hấp. Hội chứng ngừng thở khi ngủ, ngủ ngáy cũng rất thường gặp ở người béo phì, nhất là người béo phì nặng.
  • Biến chứng xương khớp: do các khớp xương chịu áp lực cao khi phải chống đỡ khối lượng cơ thể lớn dẫn đến tình trạng thoái hoá khớp (đặc biệt là khớp háng, khớp gối); hoại tử do thiếu máu cục bộ đầu xương đùi; đau lưng, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống; viêm thần kinh tọa.
  • Biến chứng nội tiết: béo phì là tác nhân gây nên đái tháo đường type 2; rối loạn chức năng sinh dục với các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, rậm lông, giảm khả năng sinh sản.
  • Biến chứng khác: Nhiễm nấm ở các nếp gấn da, rạn da, nhiễm độc thai nghén, sừng hóa gan bàn tay, bàn chân, đục thủy tinh thể.

bệnh béo phì

Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì

Yếu tố môi trường là những yếu tố liên quan đến tình trạng cung cấp nhiều calo so với nhu cầu của cơ thể:

  • Ăn nhiều: dẫn đến dư thừa calo, đặc biệt các loại thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều glucid. Ăn nhiều có thể do thói quen có tính chất gia đình, hoặc ăn nhiều trong bệnh lý tâm thần.
  • Giảm hoạt động thể lực: do nghề nghiệp tĩnh tại hoặc hạn chế vận động do tuổi già. Giảm hoạt động thể lực nên sử dụng năng lượng ít dẫn đến dư thừa và tích lũy.
  • Di truyền: có nhiều bằng chứng kết luận di truyền có đóng vai trò trong bệnh béo phì, như gia đình có bố và mẹ béo phì thì con bị béo phì đến 80%, có bố hoặc mẹ béo phì thì con béo phì thấp hơn 40%, và bố mẹ không béo phì thì chỉ 7% số con bị béo phì.

Nguyên nhân nội tiết:

  • Hội chứng Cushing: phân bố mỡ nhiều ở mặt, cổ, bụng trong khi tứ chi gầy.
  • U tiết insulin: tăng cảm giác ngon miệng và tăng tân sinh mô mỡ từ glucid.
  • Suy giáp: béo phì do chuyển hóa cơ bản giảm.
  • Béo phì – sinh dục: mỡ phân bố nhiều ở thân và gốc chi kèm suy sinh dục.

Phân loại bệnh béo phì

Theo tuổi:

  • Béo phì bắt đầu ở tuổi trưởng thành (thể phì đại): số lượng tế bào mỡ không tăng, béo phì do gia tăng sự tích tụ mỡ trong mỗi tế bào. Điều trị bằng giảm glucid thường có kết quả.
  • Béo phì thiếu niên (thể tăng sản – phì đại): vừa tăng thể tích, vừa tăng số lượng tế bào mỡ, thể béo phì này khó điều trị hơn.

Theo sự phân bố mỡ:

  • Béo phì dạng nam (béo phì kiểu bụng, béo phì kiểu trung tâm) (android obesity = male pattern): phân bố mỡ ưu thế ở phần cao trên rốn như: gáy, cổ, mặt, vai, cánh tay, ngực, bụng trên rốn.
  • Béo phì dạng nữ (gynoid obesity = female pattern): phân bố mỡ ưu thế phần dưới rốn đùi, mông, cẳng chân.
  • Béo phì hỗn hợp: mỡ phân bố khá đồng đều. Các trường hợp quá béo phì thường là béo phì hỗn hợp.

Béo phì là 1 bệnh lý nguy hiểm, gây nhiều biến chứng và tiền đề của nhiều bệnh khác, đồng thời còn ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình, gây mất tự tin và vẻ đẹp. Mọi người hãy chủ động trong phòng tránh bệnh, lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh.     

Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “biến chứng của bệnh béo phì”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Có Thể Bạn Quan Tâm

Để lại một bình luận

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666