Bệnh huyết áp cao là một bệnh có chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể dẫn đến biến chứng đột quỵ, tai biến, chết cơ tim cấp tính, suy tim, suy thận, rút ngắn tuổi thọ.
Bệnh huyết áp cao là một bệnh nguy hiểm nhưng trong đa số trường hợp không gây ra triệu chứng lạ, làm cho đa số người bị cao huyết áp thường không biết để có biện pháp điều trị kịp thời.
Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm: |
Tăng huyết áp, huyết áp cao hay tăng xông đều là thuật ngữ để nói về bệnh cao huyết áp – là một trạng thái trong đó máu lưu thông dưới một áp suất tăng cao lâu dài. Máu được mang từ tim đến tất cả các bộ phận của cơ thể qua các động mạch và tĩnh mạch. Mỗi lần tim đập, tim sẽ bơm máu đi khắp cơ thể. Huyết áp được tạo ra bằng lực của máu tác động lên thành trong của mạch máu khi máu được tim bơm đi khắp cơ thể.
Khi nào gọi là huyết áp cao ?
- Người ta thường dùng khái niệm huyết áp tâm thu (hoặc huyết áp tối đa) cho trị số huyết áp trên và huyết áp tâm trương (hoặc tối thiểu) cho trị số huyết áp dưới.Ví dụ khi bác sĩ của bạn ghi huyết áp của bạn: 180/95mmHg tức là huyết áp tâm thu (hoặc tối đa của bạn là 180mmHg và huyết áp tâm trương (hoặc tối thiểu) là 95mmHg.
- Khi trị số huyết áp tâm thu > 140mmHg và huyết áp tâm trương >90 mmHg được xem là cao huyết áp.Đối với người già, dạng cao huyết áp phổ biến là cao huyết áp tâm thu đơn thuần tức là chỉ số huyết áp tâm thu >160mmHg nhưng huyết áp tâm trương không cao(<90mmHg).
- Ở trẻ em trị số huyết áp có thấp hơn quy ước của người lớn.
Phân loại mức độ cao huyết áp
Theo sự phân loại mới, chỉ số áp suất tâm thu bình thường dưới 120 và áp suất tâm trương dưới 80. Huyết áp từ 140/90 trở lên được xem là cao (đo ít nhất 3 lần, vào 3 dịp khác nhau):
- Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu ( số trên) ít hơn 120, huyết áp tâm trương (số dưới) ít hơn 80.
- Tiền cao huyết áp: Những vị có áp suất systolic trong khoảng từ 120 đến 139, hoặc áp suất diastolic từ 80 đến 89, được xem là tiền cao áp huyết, sau dễ tiến đến cao áp huyết.
- Cao huyết áp độ 1: Áp suất systolic: 140 đến 159, áp suất diastolic: 90 đến 99.
- Cao huyết áp độ 2: áp suất systolic: từ 160 trở lên, áp suất diastolic: từ 100 trở lên.
Bệnh huyết áp cao có nguy hiểm không ?
Nhiều người nghĩ rằng bệnh huyết áp cao không nguy hiểm, chỉ là gây nhức đầu, chóng mặt, uống thuốc là khỏi, và nhiều khi thấy huyết áp hạ thì họ tự ý bỏ thuốc và cũng không đi khám bác sĩ. Mà không biết rằng cao huyết áp là nguyên nhân chính (chiếm 80%) gây nên tình trạng đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Đặc biệt, với những người đang có sẵn một số bệnh lý kèm theo (như đái tháo đường, mỡ máu, xơ vữa động mạch…) thì nguy cơ đột quỵ càng cao.
Huyết áp cao rất dễ gây ra đột quỵ
- Cao huyết áp làm tăng áp lực của máu lên thành mạch, khiến cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Tổn thương ngày càng nhiều (nếu bị những cơn cao huyết áp ác tính) có thể làm mạch máu bị vỡ ra, nặng thì gây xuất huyết não, nhẹ thì gây ra những tổn thương nhỏ ở thành mạch.
- Khi này, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ kéo đến để thực hiện công tác gây đông máu, làm lành vết thương, nhưng việc này lại dẫn đến hình thành các cục máu đông, cộng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol thường gặp ở những người cao huyết áp sẽ làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần dẫn đến bít tắc các mạch máu não gây ra thiếu máu cục bộ tại não (nhồi máu não) dẫn đến các triệu chứng của đột quỵ.
- Người bị tai biến mạch máu não do cao huyết áp sẽ gặp phải rất nhiều di chứng đáng sợ như nói ngọng, méo mồm, lú lẫn, mất trí nhớ hoặc nặng nề hơn như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não, sống thực vật …Cùng với đó là gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, điều trị.
Huyết áp cao và hiện tượng nhồi máu cơ tim
- Nhồi máu cơ tim cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đó là hiện tượng các mạch máu nuôi tim hay còn gọi là động mạch vành bị tắc nghẽn (giống cơ chế gây tắc mạch máu não) khiến cơ tim chết đi và không thể hồi phục. Nếu không điều trị kịp thời, vùng cơ tim bị tổn thương sẽ lan rộng và dẫn đến tử vong. Nếu tổn thương nhỏ, bệnh nhân sẽ bị suy tim hoặc tăng nguy cơ đột tử.
Dấu hiệu thường gặp của bệnh huyết áp cao là gì ?
- Triệu chứng đau đầu: Khi bạn có huyết áp trên 180 / 110mmHg thì nhức đầu có thể là dấu hiệu hàng đầu bạn cần quan tâm. Nhưng, bạn cũng nên chú ý một điều rằng triệu chứng đau đầu sẽ không xuất hiện trong trường hợp tăng nhẹ huyết áp. Chỉ khi bệnh huyết áp cao đã trở thành ác tính thì bạn mới thấy những cơn đau đầu.
- Dấu hiệu chảy máu mũi: Chảy máu mũi là cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh huyết áp cao ở giai đoạn đầu. Nếu bạn bị huyết áp cao và đột ngột chảy máu mũi nhiều, khó ngừng thì bạn nên đi khám bác sỹ để được kiểm tra huyết áp và điều trị bệnh.
- Vết máu trong mắt: Khi có máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc có thể là dấu hiệu của người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao. Bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện các tổn thương thần kinh thị giác do không được điều trị gây ra biến chứng của bệnh cao huyết áp.
- Tê hoặc ngứa ran ở các chi: Đây có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ do huyết áp tăng. Tăng huyết áp liên tục không được kiểm soát là lý do dẫn đến sự tê liệt của các dây thần kinh trong cơ thể của bạn.
- Buồn nôn và nôn: Đây là một dấu hiệu khác của bệnh cao huyết áp là buồn nôn và nôn. Tuy vậy, triệu chứng này còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác. Do đó bạn nên kiểm chứng cùng một số triệu chứng liên quan khác đi kèm như nhìn mờ, khó thở.
- Chóng mặt và choáng: Triệu chứng bệnh cao huyết áp xuất hiện với hai triệu chứng là choáng và chóng mặt thì đó cũng là dấu hiệu của bệnh huyết áp cao mà bạn không nên bỏ qua nhất là khi chúng xảy ra đột ngột. Chúng làm bạn mất thăng bằng, gặp khó khăn trong đi bộ,bị ngất thậm chí là đột quỵ.
Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh Huyết Áp Cao
- Tùy vào mỗi người bệnh mà có những dấu hiệu huyết áp cao khác nhau và rất nhiều người không hề biết mình đang bị cao huyết áp vậy nên lời khuyên rằng mọi người nên đi khám hoặc đo huyết áp định kỳ cho dù không có bất kỳ dấu hiệu cao huyết áp rõ ràng nào.
- Nếu như bạn vẫn chưa có những dấu hiệu huyết áp cao thì bạn nên có một lối sống lành mạnh với các chế độ ăn uống hợp lý kết hợp tập thể thao để có một sức khỏe tốt giúp hạn chế các triệu chứng cao huyết áp. Điều quan trọng hơn nữa đó là bạn cần giữ mức cân nặng vừa phải bởi những người béo phì có nguy cơ tăng huyết áp hơn đồng thời giảm lượng muối ăn vào, giảm các chất kích thích như rượu bia và giảm căng thẳng.
- Còn nếu như bạn đang có những dấu hiệu huyết áp cao thì tốt nhất bạn nên đến bênh viện để được kiểm tra cẩn thận và sử dụng thuốc để điều trị kết hợp với thay đổi lối sống như giảm cân, bỏ hút thuốc, rượu bia, giảm lượng muối ăn vào, ăn thức ăn có lợi cho sức khỏe và tập thể dục thường xuyên.
- Thuốc điều trị tăng huyếp áp bao gồm: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc ức chế alpha, thuốc dãn mạch ngoại biên, thuốc ức chế chuyển canxi. Đây là các thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp. Các thuốc này có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau tùy thuộc từng bệnh nhân.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “bệnh huyết áp cao”. |
Trả lời