Bệnh Gout Có Ăn Được Lạc Không ? Các đối tượng bị bệnh gút cần tránh sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng Purin cao bởi đây là chất xúc tác khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao dẫn đến tình trạng mắc bệnh gout. Tuy nhiên, lạc là thực phẩm thuộc nhóm có hàm lượng Purin trung bình (khoảng 79mg/ 100g). Do đó, người bệnh gút vẫn có thể sử dụng lạc hoặc các món ăn bào chế từ lạc trong bữa ăn ngày ngày. Nhưng, bị gút nên ăn bao nhiêu lạc là đủ và cần lưu ý những gì ?
Lạc (hay còn được gọi là đậu phộng, đậu phụng) là một loại cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) với danh pháp khoa học là Arachis hypogaea. Loại cây này có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, đã được di thực vào nước ta từ khá sớm. Và đây cũng chính là loại thực phẩm quen thuộc và được chế biến thành dầu ăn, bột, bánh kẹo hay các loại nước sốt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lạc là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng vitamin cần thiết cho sức khỏe như: calorie, chất đạm, carbohydrat, chất xơ, chất béo, đường, omega – 3, omega – 6, chất đạm, thiamin, phốt pho, magie, mangan, vitamin E, vitamin nhóm B,… cùng nhiều dưỡng chất khác.
Kiểm soát hàm lượng cholesterol có trong cơ thể: Nhờ có hàm lượng axit béo không bão hòa dồi dào có trong lạc, giúp giảm lượng cholesterol xấu có trong tim mạch, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch hình thành.
Tăng cường trí nhớ: Hàm lượng vitamin B3 và chất niacin trong đậu phộng giúp cải thiện trí nhớ và thúc đẩy sự hoạt động của não bộ.
Giảm lượng đường trong máu: Lạc có nguồn mangan dồi dào, giúp hấp thụ các chất béo dư thừa, từ đó giúp điều tiết lượng đường trong máu.
Làm đẹp và ngăn ngừa sự hình thành của nếp nhăn: Vitamin E có trong lạc giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do, đồng thời giúp làm đẹp da và ngăn ngừa sự hình thành của các nếp nhăn trên da mặt.
Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư: Hàm lượng P – coumaric acid có trong lạc có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh ung thư dạ dày, ung thư ruột kết.
Ngoài ra, lạc còn mang lại nhiều lợi ích khác chưa được kể chi tiết như: làm giảm nguy cơ sỏi mật, giúp tóc chắc khỏe, giảm trầm cảm, tốt cho tim, giảm nguy cơ tăng cân…
Tuy nhiên, đậu phộng có thể gây ra tình trạng thiếu hụt chất khoáng vì chúng ngăn cản quá trình chuyển hóa kẽm và sắt. Đồng thời, đậu phộng có thể gây ra một số trường hợp ngộ độc thực phẩm nấu sử dụng đậu phộng sống và chưa qua khâu chế biến kỹ lưỡng.
1. Người Bệnh Gout Có Ăn Được Lạc Không ?
Gout là bệnh xương khớp khá phổ biến ở nam giới độ tuổi trung niên và đang có xu hướng trẻ hóa ở những người trẻ tuổi cho chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Căn bệnh này được hình thành do các tinh thể axit uric dư thừa tích tụ trong các xương khớp, đặc biệt là các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, bàn chân,… Khi lượng tinh thể này quá nhiều có khả năng gây viêm và sưng trong các mô xương khớp.
Ngoài việc điều trị bệnh gút bằng các thuốc kê đơn thì chế độ ăn uống cũng được các chuyên gia khuyên cáo để đẩy lùi các triệu chứng do căn bệnh này gây ra, đồng thời ngăn chặn các trường hợp rủi ro có thể xảy ra.
Với các đối tượng bị bệnh gút, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra một số lời khuyên trong việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm hằng ngày. Đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng purin trên 150mg/ 100g không được khuyến khích sử dụng. Bởi Purin là chất xúc tác khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao và dẫn đến tình trạng viêm, sưng khớp, không tốt cho người bị bệnh gút, đồng thời làm yếu chức năng gan thận.
Bên cạnh đó, khi lượng axit uric tăng cao sẽ bị lắng đọng thành các tinh thể bao quang các mô sụn, mô khớp, lâu ngày khiến cho bệnh gút càng trở nặng, người bệnh phải chịu nhiều đau đớn. Sau đó, với sự xuất hiện của các hạt tophi có thể gây biến dạng xương khớp, tạo ra nhiều khó khăn hơn trong việc điều trị bệnh gút.
Theo báo cáo gần đây cho biết, đậu phộng được xếp vào nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng purin ở mức trung bình với 79mg/ 100g. Do đó, người bệnh gút vẫn có thể sử dụng đậu phộng hoặc các thực phẩm bào chế từ chúng trong bữa ăn hằng ngày mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không khiến cho bệnh tình bị xấu đi. Tuy nhiên, người bệnh gút vẫn cần tuân thủ một số chế độ ăn uống và không nên sử dụng quá nhiều.
1.1. Những Lưu Ý Khi Dùng Lạc Cho Người Bệnh Gout:
Khi sử dụng lạc để làm thực phẩm bữa ăn hằng ngày, các đối tượng bị bệnh gút cần lưu ý đến những vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra:
Không ăn quá 100g đậu phộng / ngày: Tuy hàm lượng Purin có trong đậu phộng ở mức cho phép nhưng không phải ăn nhiều đều tốt cho sức khỏe. Một lý do khác, do trong đậu phộng còn chứa hàm lượng protein và chất béo khá cao, không tốt cho sức khỏe người bị gút.
Không nên ăn lạc cũ hoặc lên mốc: Khi sử dụng lạc cũ hay bị lên mốc có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, nặng hơn có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan và thận. Bởi ở những hạt lạc nổi mốc, nấm đen bám trên vỏ ngoài chứa độc tố aflatoxin – nguyên nhân gây ngộ độc.
Không ăn lạc đã nảy mầm: Đậu phộng nảy mầm có chứa các độc tố có thể gây ra tình trạng co giật, nôn mửa, nghiêm trọng hơn có thể gây ra một số bệnh ung thư tiềm ẩn khi ăn phải.
Kết hợp lạc cùng với nhiều thực phẩm khác: Để tránh sự nhàm chán trong việc sử dụng, bạn có thể phối hợp đậu phộng cùng với các nguyên liệu khác hoặc sử dụng các thực phẩm bào chế từ đậu phộng như: bơ đậu phộng, sữa đậu phộng, chè đậu phộng,…
Ngưng sử dụng đậu phộng khi có vấn đề về sức khỏe: Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về đường hô hấp, bạn nên hạn chế sử dụng đậu phộng bởi chúng có thể khiến cổ họng bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, đậu phộng là thực phẩm không tốt cho các đối tượng bị ngứa hoặc mắc các bệnh ngoài da.
Tham vấn ý kiến của bác sĩ: Trong nhiều trường hợp, bác sĩ chuyên khoa vẫn không khuyến khích người bệnh gút sử dụng đậu phộng. Bởi việc người bệnh không sử dụng đúng cách có thể khiến bệnh tình trở nặng hơn. Do đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ có những liều lượng sử dụng phù hợp.
Tóm lại, người bị bệnh gút hoàn toàn có thể sử dụng lạc hoặc các món ăn bào chế từ loại nguyên liệu này. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều bởi không phải những gì nhiều đều có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các đối tượng bị bệnh gút cũng cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống hằng ngày, cần biết nên ăn gì và không nên ăn gì.
2. Cây Sói Rừng Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Gout:
- Theo Đông y, Cây Sói Rừng có vị đắng cay, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khư phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Trong dân gian, rễ cây được ngâm rượu, uống chữa đau tức ngực. Lá được sắc uống hỗ trợ trị bệnh lao, hoặc giã đắp hỗ trợ trị rắn cắn, ngâm rượu xoa bóp hỗ trợ trị vết thương, mụn nhọt, phong thấp, đau nhức xương. Theo Perrot và Hurrier (1906), toàn bộ cây sói rừng cũng được dùng để hỗ trợ trị bệnh động kinh.
- Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, sói rừng có tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn vàng staphylococcus aureus, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bacillus coli, trực khuẩn mủ xanh bacillus pyocyaneus; trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn salmonella typhosa… Lá có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất; rễ và cành tươi có tác dụng mạnh hơn rễ và cành khô.
- Hỗ trợ điều trị ho, suy nhược, viêm khớp, đau nhức xương, nắn bó gẫy xương làm giảm u bướu, giảm ứ đọng máu, cải thiện chức năng tuyến tụy, hỗ trợ trị đau dạ dầy. Toàn cây Hoa sói rừng có cả tác dụng chống ung thư, lẫn tác dụng kháng khuẩn, nên dùng để hỗ trợ trị ung thư có biến chứng nhiễm khuẩn rất tốt. Đã thấy có hiệu quả tốt hơn đối với các loại ung thư dạ dầy, ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư thực quản, bệnh bạch cầu và sarcom lưới dòng lympho.
- Cây Sói rừng cũng có tác dụng mạnh chống lại ôxi hóa, giúp giải nhiệt, tiêu độc, làm tăng sự sản xuất các tiểu cầu trong máu (từ đó giúp tiêu trừ các huyết khối), tăng tuần hoàn máu và chống viêm. Cũng có các tài liệu cho rằng S. glabra giúp giảm mệt mỏi trong điều trị ung thư và được đề xuất sử dụng như một giải pháp thay thế trong điều trị, nhưng chưa có thử nghiệm nào chứng thực điều này.
- Sói rừng được sử dụng như một tác nhân dự phòng hóa học, trên bệnh nhân điều trị bằng tác nhân hóa trị liệu, do có cả 2 tác dụng tăng cường miễn dịch và ức chế phát triển của tế bào ung thư. Nước sắc toàn cây sói rừng có tác dụng thực bào, một dạng của tác dụng chống ung thư, nhưng tinh dầu của sói rừng, lại có tác dụng ức chế thực bào, giống như tác dụng không mong muốn của cyclophosphamid, vì vậy trước khi sử dụng sói rừng, nên đun sôi thật kỹ, để loại bỏ tinh dầu. isoilaxidin chiết xuất từ cây sói rừng, có tác dụng ức chế manh bệnh bạch cầu dòng lympho.
Những Ai Nên Dùng Cây Sói Rừng ?
- Người phong tê thấp, viêm khớp dạng thấp, thống phong (bệnh gout ), viêm phổi, viêm phế quản, viêm loét dạ dày, viêm đường ruột, đòn ngã tổn thương, gãy xương…
Cách Dùng Cây Sói Rừng:
- Liều dùng mỗi ngày là 15 – 30 gr / ngày. Có thể sắc uống, tán thành bột uống chung với rượu, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Phân Phối Cây Sói Rừng Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Cây Sói Rừng Giá: 130.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Cây Sói Rừng Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Cây Sói Rừng Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Bệnh Gout Có Ăn Được Lạc Không ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bột Cam Thảo, Bột Gừng, Bột Quế, Cao Atiso, Cao Atiso Trường Xuân, Cao Chè Vằng, Lá Sen, Hồng Hoa, Lá Hồng Rừng, Lá Tắm Người Dao, Lá Huyết Dụ, Tam Thất Nam, Trà Hoa Hồng, Cây Ích Mẫu.
Để lại một bình luận