Bài Thuốc Quý Từ Ba Kích Tím: Theo Đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Tác dụng của cây ba kích bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, khử phong thấp… Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Ngoài ra còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp. Có rất nhiều cách sử dụng loại ba kích, thông thường người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Tuy nhiên phương thức được sử dụng nhiều nhất là ngâm rượu.
Trong Đông y, ba kích còn là cây thuốc nam trị yếu sinh lý hiệu quả, tính ấm, vị hơi cay. Nó có tác dụng ôn thận, mạnh gân cốt, trợ dương, trừ phong thấp. Các lương y xưa thường dùng rượu ba kích thay cho thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới, chữa di tinh, lưng gối mỏi đau, gân cốt yếu mềm.
Rễ cây ba kích có kích thước lớn, được gọi là củ và đây là bộ phận thường được dùng để làm thuốc. Phần củ ba kích được dùng làm thuốc thường được phơi hoặc sấy khô, cắt thành đoạn ngắn. Đặc điểm dược liệu cụ thể đó là:
- Củ ba kích có hình trụ tròn, độ dài không nhất định, đường kính khoảng 1 – 2cm.
- Chất cứng, cùi dày, dễ bóc vỏ.
- Mặt ngoài màu vàng xám, hơi nhám, có vân dọc.
- Phần lõi bên trong màu tím hoặc hồng nhạt, ở giữa có màu nâu vàng.
- Không có mùi, vị ngọt, hơi chát.
1. Những Bài Thuốc Quý Từ Ba Kích Tím:
Ôn thận tráng dương: Dùng trong trường hợp thận hư, liệt dương, nam giới xuất tinh sớm, phụ nữ dương hư không có thai.
Bài 1: Hoàn Ba kích thiên: Ba kích 16g, ngũ vị tử 6g, đảng sâm12g,t địa 12g, nhục thung dung 12g, long cốt 12g, cốt toái bổ 12g. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Trị thận hư, đau lưng, hoạt tinh.
Bài 2: ba kích 12g, đảng sâm 12g, phúc bồn tử 12g, thỏ ty tử 12g, sơn dược 24g, thần khúc 12g. Tất cả tán bột, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Trị nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, nữ giới dương hư không có thai.
Bài 3: Ba kích 15g, thục địa 15g, sơn thù 12g, kim anh 12g. Sắc uống. Trị thận hư, di tinh, nam giới liệt dương.
Tráng cốt khởi uỷ (khoẻ xương hết mềm nhũn): Dùng cho người gân cốt mềm yếu, lưng và đầu gối đau buốt.
Bài 1: Hoàn kim cương: ba kích 50g, tỳ giải 50g, nhục thung dung 50g, đỗ trọng 50g, thỏ ty tử 50g, lộc thai 1 bộ. Tất cả tán bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước đun sôi.
Bài 2: Rượu ba kích ngưu tất: ba kích 30g, ngưu tất sống 30g. Hai vị thuốc ngâm với 500ml rượu trắng trong 7 ngày là đươc, bỏ bã. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 60ml, uống với nước nóng. Không được uống say. Dùng tốt cho nam giới liệt dương; đau lưng mỏi gối, chân yếu run chân.
Bài 3: Rượu dương hoắc huyết đằng ba kích: dâm dương hoắc 40 – 60g, kê huyết đằng 40 – 60g, ba kích 40 – 60g, đường phèn 30g. Các vị thuốc ngâm với 750ml rượu trắng trong 7 ngày. Mỗi lần dùng 20 – 30ml, ngày 2 lần. Bài này rất tốt cho người bị thận hư, phong thấp (biểu hiện đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối).
Bài thuốc kiêng bỏ rượu: ba kích 15g, đại hoàng (chế với rượu) 30g. Ba kích thái lát, sao với gạo nếp cho đến khi gạo cháy đen, bỏ gạo cháy, lấy ba kích tán thành bột mịn, trộn với bột mịn đại hoàng (hoặc tán cả hai thứ cùng lúc). Mỗi lần lấy 3g bột uống với nước đường hoặc mật ong. Ngày dùng 1 lần. Dùng bài này rất tốt cho người muốn kiêng, bỏ rượu.
Ba kích tràng cốt tửu (rượu ba kích cứng xương):
Thành phần: Ba kích 80g, đương quy 120g, ngưu tất 40g, khương hoạt 80g, thạch khôi 80g, xuyên tiêu 20g, rượu trắng 1000ml.
Cách thực hiện: Nghiền thành bột thô, bọc trong túi vải, ngâm rượu 7-10 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 20ml.
Công dụng: Dùng cho người bị đau nhức xương.
Ba kích câu kỷ tửu (rượu ba kích câu kỷ tử):
Thành phần: Ba kích 60g, xuyên tiêu 30g, cúc hoa 60g, thục địa 45g, phụ tử chế 20g, câu kỷ tử 30g, rượu trắng 1500ml.
Cách thực hiện: Ngâm rượu 7-10 ngày. Ngày uống 2 lần, uống nóng trước khi ăn, mỗi lần 20-30ml.
Công dụng: Dùng cho người thận dương hư, liệt dương, xuất tinh sớm, gối mỏi lưng đau.
Ba kích chỉ cấm hoàn (viên ba kích trị tiểu rắt):
Thành phần: Ba kích (bỏ lõi), ích trí nhân, trứng bọ ngựa cây dâu, thỏ ty tử lượng bằng nhau.
Cách thực hiện: Các vị thuốc trên, tán bột mịn, hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10-20g. Uống trước bữa ăn với nước muối nhạt.
Công dụng: Dùng cho người bị bệnh đái dỉn, không hãm được.
1.1. Món Ăn Thuốc Dùng Ba Kích
Thịt nạc hầm ba kích: ba kích 8g, thiên đông 5g, sơn tra 8g, thịt lợn nạc 50g, gừng 3g, hành 10g, muối một ít. Thịt nạc, ba kích, thiên đông rửa sạch, cắt miếng; sơn tra rửa sạch, bỏ hột, cắt miếng; gừng cắt lát; hành cắt khúc. Bỏ tất cả vào nồi, đổ vào khoảng 1 lít nước. Dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn nhỏ lửa hầm thêm 50 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần. Tác dụng bổ thận dương.
Lòng gà hầm ba kích: lòng gà 1 bộ, ba kích nhục 30g, gừng, muối, tiêu, hành lá mỗi thứ một ít. Đem ba kích rửa sạch, cắt mỏng để ráo. Rửa hành lá cho sạch, cọng hành trắng giã nhuyễn, lá hành cắt khúc, để sẵn. Gừng cạo vỏ cho sạch, cắt thành từng đoạn vừa ăn, để ráo. Đem cả bộ lòng đã làm sạch, ướp với cọng hành trắng giã nhuyễn, ít muối và tiêu rồi trộn với nhau cho thấm. Đem bộ lòng gà đã ướp cho vào nồi cùng với ba kích và thêm nước lạnh đủ hầm.
Nấu nước thật sôi, sau đó cho lửa nhỏ lại, hầm riu riu khoảng 1 giờ. Khi bộ lòng đã chín, nêm chút muối cho vừa miệng rồi thả gừng cắt sợi và rắc ít tiêu cho thơm là ăn được. Ăn liên tục khoảng 7 – 10 ngày. Người bệnh di tinh, thận dương hư, đau lưng, đi tiểu nhiều nên dùng.
Ba kích nấu thịt trai: ba kích thiên 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn cùng với cơm. Món ăn có công dụng chữa trị liệt dương, giúp bổ thận tráng dương.
Ba kích thiên hầm ngưu tiên (dương vật bò): ngưu tiên 1 cái, ba kích thiên 10g, gia vị, nước đủ dùng. Ba kích cho vào túi vải, buộc kín cho vào nồi cùng với ngưu tiên, đổ nước hầm tới khi ngưu tiên chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn liên tục trong vòng 1 tháng. Món ăn có công dụng bổ thận tráng dương.
1.2. Những Ai Không Nên Sử Dụng Ba Kích ?
Mặc dù ba kích có tác dụng khắc phục được rất nhiều bệnh lý nhưng không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Có một số trường hợp sử dụng ba kích bị tác dụng phụ hoặc khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ba kích không được khuyến khích sử dụng cho các trường hợp sau:
- Người có biểu hiện sốt nhẹ về chiều.
- Người bị táo bón không được sử dụng ba kích.
- Người bị huyết áp thấp.
- Tuyệt đối không lạm dụng rượu ba kích.
Phân Phối Ba Kích Tím Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Ba Kích Tím Khô Giá: 300.000 Đ / Gói 500 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Ba Kích Tím Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Ba Kích Tím Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Bài Thuốc Quý Từ Ba Kích Tím”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Loại Thảo Dược Ngâm Rượu: Hạt Chuối Hột Rừng, Nấm Ngọc Cẩu, Nhục Thung Dung, Bạch Tật Lê, Cây Mật Gấu, Cây Tơm Trơng, Dâm Dương Hoắc, Đỗ Trọng, Đương Quy, Amakong, Ba Kích Tươi.
Để lại một bình luận