Bài Thuốc Hạ Mỡ Máu Từ Táo Mèo: Y học hiện đại đã chứng minh được táo mèo có công dụng giảm mỡ máu, hỗ trợ giảm cân và chống béo phì với kết quả rất khả quan. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các nghiên cứu khoa học xoay quanh vấn đề này.
Táo mèo có tên khoa học là Docynia indica, thuộc họ Hoa hồng – Rosaceae. Ở Việt Nam, vị dược liệu này hay được gọi với tên khác như Sơn tra, cây Chua chát, Sán sá.
Táo mèo là loài ưa sáng, thường mọc rải rác trong rừng hoặc thành quần thể thuần loài trong trảng cây bụi, ven đồi, suối, sườn núi ở độ cao 1500-3000m. Ở Việt Nam, Táo mèo được tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Sơn La (Bắc Yên: Tạ Xùa), Yên Bái. Trên thế giới Táo mèo phân bố ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan (Sách đỏ Việt Nam, 200).
Thành phần hóa học chủ yếu của Táo mèo có acid xitric, acid tatric, vitamin C, protid, hydrat carbon, chất béo và tannin. Mới đây người ta còn thấy các acid hữu cơ thuộc loại tritecpen như acid oleanic, ursonic và crataegic và acid chlorogenic. Trong số này, acid chlorogenic và acid ursolic là các thành phần hóa học chính.
Hiện nay đông y và tây y dùng táo mèo với hai mục đích sử dụng khác nhau: Tây thì dùng quả Táo mèo là một vị thuốc có tác dụng chủ yếu trên tuần hoàn (tim và mạch máu), giúp làm tăng sự tuần hoàn mạch máu ở tim, não và tăng độ nhạy của tim đối với các tác dụng của glucozit chữa tim. Táo mèo còn có tác dụng giảm đau, an thần.
Đông y lại coi vị thuốc này chủ yếu có tác dụng trên bộ máy tiêu hóa. Thuốc có vị chua, ngọt, tính ôn, quy vào 3 kinh tỳ vị và can, giúp tiêu hóa các thứ thịt tích tụ trong người. Tài liệu cổ còn ghi chú thêm là Sơn tra có tác dụng phá được khí, hành ứ, hoa đờm rãi, giải độc, chữa tả, lỵ.
1. Bài Thuốc Hạ Mỡ Máu Từ Táo Mèo:
Thành phần bài thuốc: Táo mèo 10g, Củ móp (Ráy gai) 20g, Lá sen (Hà diệp) 20g, Vỏ quýt (trần bì) 10g, Ngũ vị tử (sống) 20g, Cam thảo đất 20g.
Táo mèo (Sơn tra nam), Fructus Docyniae
Tác dụng dược lý: làm tăng sự co bóp cơ tim, tăng sự tuần hoàn ở mạch máu tim và mạch máu ở não, điều hòa sự tuần hoàn, giảm sự kích thích của thần kinh.
Công năng: phá khí, hóa ứ, giải độc.
Chủ trị: ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, ợ chua, kiết lỵ, cam tích ở trẻ em, trị tích huyết khối, giảm đau.
Củ móp (Ráy gai), Rhizoma Lasiae
Tác dụng dược lý: tiêu đờm, trừ xuyễn, thanh nhiệt tiêu độc…
Công dụng và chủ trị: phù thũng, tê thấp, suy gan, chữa ho, đau họng và di chứng sốt rét. Bộ đội miền đông Nam bộ đã dùng rộng rãi để chữa bênh viêm gan, vàng da, cơ thể suy nhược sau khi bị sốt rét có kết quả tốt.
Lá sen (Hà diệp), Folium Nelumbilis Nucifera
Tác dụng dược lý: an thần, chống co thắt cơ trơn, chống shock phản vệ, ức chế loạn nhịp tim, kháng khuẩn đối với một số vi khuẩn gram (+) và gram (-).
Công năng: thanh nhiệt, lợi thấp, tán ứ, an thần.
Chủ trị: cảm phong nhiệt, mất ngủ, sốt xuất huyết, rối loạn lipid máu, chảy máu
Vỏ quýt (Trần bì), Pericarpium Citri Reticulatae Perenne
Tác dụng dược lý: kích thích tiêu hóa.
Công năng: hành khí, kiện tỳ, táo thấp, hóa đàm.
Chủ trị: đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ho khạc nhiều đờm, đầy tức ngực.
Ngũ vị tử, Fructus Schizandrae
Tác dụng dược lý: làm điều hòa huyết áp và tăng biên độ co bóp cơ tim, tăng nhịp tim, kích thích hô hấp, kích thích hệ thần kinh trung ương, bảo vệ chống độc hại gan trên thực nghiệm.
Công năng: có tác dụng liễm phế, cố thận, cố tinh, chỉ mồ hôi, cường âm, bổ ngũ tạng, thêm tinh, trừ nhiệt, ích thận, sinh tân dịch.
Chủ trị: liệt dương, thận hư, tiểu tiện trắng đục, đau buốt hai bên sườn lưng, chữa viêm phổi và ho lâu có đờm.
Cam thảo đất (Cam thảo nam), Herba et Radix Scopariae
Tác dụng dược lý: phòng chống các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu cao do ngăn cản sự tiêu hao mô và dẫn tới sợ tiêu thụ tốt hơn protein trong chế độ ăn, làm giảm mỡ trong mô mỡ.
Công năng: Chữa sốt, chữa ho, giải độc cơ thể, loét dạ dày, thanh nhiệt, giảm ngứa, cầm tiêu chảy.
Chủ trị: Nước sắc cam thảo nam dùng chữa ho, sốt, say sắn độc. Thụt nước ép cam thảo nam chữa ỉa chảy. Ở đảo Angti, người ta dùng rễ cam thảo nam làm thuốc thu sáp chữa kinh nguyệt nhiều. Trị cảm sốt, ho hen. Điều trị dị ứng, mày đay, rôm sảy, eczema, lở ngứa.
1.1.Tác Dụng Hạ Mỡ Máu Của Táo Mèo:
Y học hiện đại chứng minh chiết xuất Táo mèo có tác dụng giảm mỡ máu và hỗ trợ giảm cân, chống béo phì trên chuột. Như nghiên cứu của tác giả Nguyen T. Thanh Loan (2010) cho thấy sử dụng chiết xuất Táo mèo với liều 650mg/kg làm giảm trọng lượng chuột 9.5%, 3.8% và 8.9% với từng chiết xuất phân đoạn khác nhau của Táo mèo.
Sau 14 ngày sử dụng thì dịch chiết Táo mèo làm giảm các chỉ số mỡ máu trên nhóm chuột có chế độ ăn giàu chất béo như sau: cholesterol toàn phần giảm 10.3%; triglyceride giảm 31.6%; LDL giảm 28.6% và còn làm giảm nồng độ glucose trong máu một cách rõ rệt 14.3% ở nhóm béo phì so với nhóm chứng. Nghiên cứu của tác giả khẳng định tác dụng hạ mỡ máu và giúp giảm cân, điều hòa đường huyết ở nhóm chuột béo phì.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Việt Anh (2017) cho thấy quả táo mèo có chứa những thành phần polyphenol, vitamin C, B và kali cao hơn so với các dạng táo khác nên sản phẩm làm từ quả táo mèo được khuyến cáo có tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn máu, phòng chống bệnh tăng huyết áp, chống viêm họng, giảm béo, giảm hàm lượng cholesterol, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hỗ trợ an thần, tạo giấc ngủ tốt, ngăn chặn quá trình lão hóa, giảm quá trình hình thành tế bào ung thư.
2. Mướp Đắng Rừng Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Mỡ Máu:
- Theo sách cổ Đông y, mướp đắng có vị đắng (khổ), tính hàn, không độc, tốt cho kinh tâm, can, phế, vị. Đặc biệt công năng kiện tỳ, thúc đẩy chuyển hóa của chất charantin, polypeptid-P và vicine trong mướp đắng giúp ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người đái tháo đường.
- Khổ qua rừng có thể dùng cả lá, dây, rễ, quả rửa sạch, rồi phơi khô và sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Phần trái thường dùng để chế biến nhiều món ăn càng tốt, giúp ổn định đường huyết.
- Theo dân gian, lá non khổ qua rừng từ lâu đã được lấy làm rau ăn, toàn thân rễ lá sắc thuốc trấn ban cho phụ nữ giai đoạn sinh nở. Nước sắc từ dây mướp đắng rừng có tác dụng tiêu độc, phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau sinh hoặc sẩy thai.
- Tác dụng của khổ qua rừng (hay mướp đắng rừng) có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, loại cây này có tên khoa học là Momordica Charantia, mọc hoang phổ biến ở các vùng miền núi trung du, rừng thưa, đất nương rẫy mới đốt dọn. Và thường thấy nhiều ở miền Đông Nam Bộ, nhất là vùng đất đỏ Bình Long, Bình Phước và khu vực Xuân Lộc, Long Khánh, Đồng Nai. Lá thì giống lá khổ qua nhà, quả to nhất chỉ khoảng ngón chân cái.
- Chống các gốc tự do – nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, tiểu đường…
- Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
- Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.
- Ở dạng nước sắc, quả mướp đắng có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá và rôm sảy.
- Ngăn ngừa ung thư nhờ giảm mỡ máu và ổn định đường huyết.
- Kích thích chức năng tiêu hóa: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị. Chất Alkaloid trong mướp có công dụng lợi tiểu, giúp lưu thông máu tốt, chống viêm, hạ sốt và tăng cường sức khỏe thị lực.
Các công trình nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã khẳng định được vai trò của khổ qua có hiệu quả trong việc sửa chữa tế bào beta tuyến tụy (đây là tế bào đảm nhận chính công việc sản xuất insulin – một nội tiết tố có vai trò quan trọng giúp cân bằng lượng đường trong máu, một yếu tố mà bệnh nhân ĐTĐ thường khiếm khuyết), nó làm tăng nồng độ insulin trong máu và tăng cường độ nhạy của insulin, cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở việc tăng đường huyết bất thường do gan bài tiết.
Vị đắng của khổ qua cũng có vai trò kích thích đường ruột tiết ra một số chất ức chế sự hấp thu đường tại ruột, điều này có ý nghĩa đối với những trường hợp bị tăng đường huyết sau ăn.
Những Ai Nên Dùng Mướp Đắng Rừng ?
- Bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu.
- Người mệt mỏi, ăn uống kém.
- Phụ nữ muốn giảm cân, giảm mụn trứng cá.
Cách Dùng Mướp Đắng Rừng:
- Ngày dùng 15 – 20 gr, cho mướp đắng vào cốc thủy tinh hoặc ấm pha trà.
- Đổ nước đun sôi vào. Sau khoảng 10-15 phút là có thể dùng được.
- Có thể hãm trà nhiều lần trong ngày, hoặc buổi sáng hãm trà ra 1 ấm lớn đủ lượng dùng cho cả ngày.
Chú ý: Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.
Tham Khảo Một Số Cách Chế Biến Khổ Qua:
- Trà khổ qua: khổ qua thái lát mỏng, sau đó phơi hoặc sấy khô. Mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 15 – 20 phút thì dùng được.
- Khổ qua có thể dùng để nấu canh chung với thịt heo, củ cải với cách làm đơn giản. Ngoài ra, có thể thái lát mỏng xào với trứng hoặc thịt nạc hoặc với cà rốt cũng cho món ăn rất ngon.
- Nước sắc: khổ qua rửa sạch, tách bỏ ruột, thái lát, nấu chín với nước lọc, lấy nước đó uống hoặc tắm cho hiệu quả giải nhiệt tốt.
- Thuốc thanh nhiệt, kiện tỳ, mát gan: quả mướp đắng ăn sống hoặc nhồi thịt băm đem hấp chín, ăn nóng.
- Hỗ trợ điều trị ho, miệng khát, phiền nhiệt: mướp đắng 1-2 quả băm nhỏ, nấu với 400ml nước còn 100ml nước, uống làm hai lần trong ngày.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: quả mướp đắng còn xanh thái mỏng, phơi khô, tán bột. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6g. Uống sau bữa ăn.
- Hỗ trợ điều trị rôm sảy: mướp đắng 2-3 quả, thái nhỏ, nấu nước tắm, lấy bã xát nhẹ trên da.
- Hỗ trợ điều trị chốc đầu: nước ép quả mướp đắng bôi hàng ngày.
Nếu người dùng cảm thấy khó ăn vì khổ qua quá đắng thì có thể làm cách sau đây:
- Đầu tiên là việc chọn lựa khổ qua. Hiện nay có nhiều loại đã được lai giống để ít đắng hơn, những quả này thường to và có gai trên mình lớn. Sau khi rửa sạch và lấy hết ruột, bạn sắt nó ra và ngâm vào nước khoảng 15 phút cũng có hiệu quả bớt đắng. Chú ý là không xắt mỏng rồi ngâm nước vì khi đó khổ qua sẽ mất mùi thơm và làm giảm các dưỡng chất chứa trong nó.
Những Trường Hợp Không Nên Dùng Khổ Qua:
- Tuy khổ qua có nhiều tính năng hữu ích nhưng do nó có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn không nên dùng, thường sẽ có các biểu hiện như ăn uống khó tiêu, đầy bụng, tiêu phân lỏng.
- Vì khổ qua có đặc tính hạ đường huyết nên cần lưu ý không nên sử dụng trong các trường hợp người bệnh đang có biểu hiện đường huyết xuống thấp.
- Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể gây co thắt cơ tử cung và xuất huyết dẫn tới hư thai hoặc sinh non.
- Phụ nữ đang cho con bú cũng không được khuyến khích dùng vì một số thành phần trong khổ qua có thể truyền qua sữa mẹ đang cần làm rõ.
- Việc sử dụng khổ qua thường xuyên cũng có tác dụng ức chế sự thụ thai ở tử cung, cho nên tác động này có lợi hay có hại thì còn tùy vào việc sử dụng và mong muốn của người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.
- Một số thử nghiệm trên chuột cũng cho thấy tác dụng gây độc của khổ qua ở liều cao và kéo dài. Cho nên liều khuyên dùng trong ngày khoảng 200 – 300g khổ qua tươi hoặc 30 – 60g khổ qua khô.
- Hạt của khổ qua có chứa một số độc chất có thể gây nhức đầu, đau bụng và hôn mê.
Phân Phối Mướp Đắng Rừng Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Mướp Đắng Rừng Giá: 130.000 Đ / Gói 500 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Mướp Đắng Rừng Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Mướp Đắng Rừng Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Bài Thuốc Hạ Mỡ Máu Từ Táo Mèo”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Hạt Methi, Dây Thìa Canh, Cỏ Ngọt, Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam, Lá Vối, Nụ Vối, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Trái Nhàu Khô.
Để lại một bình luận