Áp Cước Bản Thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị Trị phổi có đờm, phổi sưng có mủ ( áp xe phổi ), tiểu buốt, tiểu gắt ( lâm chứng ), sán khí, răng đau do phong hỏa, mụn nhọt sưng đau, thủy đậu, trái rạ, ngứa ngoài da ( Trung Dược Đại Từ Điển ).
Cây Áp Cước Bản Thảo – Cây Thuốc Quý
Thành phần:
- Trong áp cước bản thảo có Mesityl Oxide, Isomesityl Oxide, Methyl Isobutyl Ketone, Terpinolene, Trans Ocimene ( Trung Dược Học ).
Tên khác:
- Dã cần thái, Lạt tử thảo ( Phân Loại Thảo Dược Tính ).
Tên khoa học:
- Ranunculus sieboldii Miq.
Mô tả:
- Cây cỏ, sống lâu năm, cao 30-80cm. Thân phân nhánh ở gốc cây. Mỗi nhánh ra 3 lá. Phiến lá nhỏ, rọng, hình trứng, dài 4-10cm, 2 bên có khía răng nhọn, vùng gốc 2 bên phiến lá không đối xứng, gốc cuống lá rộng. Cụm hoa hình tán kép, tán cứng, dài không bằng nhau. Hoa mầu trắng, cánh hình trứng ngược. Quả bế, hình tròn dài. Ra hoa vào tháng 4-5.
Công dụng của Áp Cước Bản Thảo:
- Hỗ trợ điều trị phổi có đờm, phổi sưng có mủ ( áp xe phổi ), tiểu buốt, tiểu gắt ( lâm chứng ), sán khí, răng đau do phong hỏa, mụn nhọt sưng đau, thủy đậu, trái rạ, ngứa ngoài da (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Chủ hàn nhiệt, trùng thú cắn, ong chích ( Biệt Lục ).
Tính vị, chủ trị:
- Vị đắng, tính nóng, có độc. Trị các loại nhọt độc, trùng thú cắn ( Phân Loại Thảo Dược Tính ).
- Vị cay, có độc. Trị tuyến giáp sưng ( Hồ Nam Dược Vật Chí ).
- Trị sốt rét, tuyến giáp sưng, nhọt độc, chấn thương ( Trung Dược Đại Từ Điển ).
- Trị chấn thương ( Tứ Xuyên Trung Dược Chí ).
- Tiệt ngược ( Trung Khánh Thảo Dược ).
Liều dùng: Dùng đắp bên ngoài.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
- Trị nhọt độc hoặc chấn thương: Áp cước bản thảo, giã nát, đắp trên miệng vết thương ( Trung Dược Đại Từ Điển ).
- Trị té ngã rách da: Áp cước bản thảo, 1 ít, hòa rượu, đắp ( Trọng Khánh Thảo Dược ).
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “cây áp cước bản thảo”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Để lại một bình luận