Thương Truật Có Tác Dụng Gì ? Thương truật chứa glucosid (atractylol, atractylon, hinesol, eudesmol), tinh dầu (p.xymen, õ-eudesmol, elemol, õ-selimen, arcucumen) và polysaccharid. Theo Đông y, thương truật có vị cay đắng, tính ấm; vào kinh tỳ và vị. Có tác dụng kiện tỳ, trừ thấp, phát hãn, minh mục. Chữa chứng thấp trở trung tiêu, trừ phong thấp, tả tiết, ẩm tích, mắt khô, quáng gà. Liều dùng: 4 – 12g.
Thương truật là cây sống lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 60cm. Cây mọc thẳng đứng có rễ phát triển thành củ to. Lá cây mọc so le nhau, cuống ngắn hoặc hầu như không có cuống, phiến lá dai, mép có răng cưa nhọn, nhỏ. Lá phía gốc chia thành 3 thùy nhưng vết cắt nông, thùy giữa lớn, hai thùy bên nhỏ. Lá trên thân có hình mác và không chia thùy. Hoa có màu trắng hoặc tím nhạt, kích thước nhỏ. Quả khô.
Thương truật có nguồn gốc và phân bố chủ yếu tại Trung Quốc (Hồ Bắc, Giang Tô, Hà Nam). Hiện nay thảo dược này đã được di thực vào Việt Nam nhưng chưa phát triển. Thu hái vào mùa xuân hoặc thu, lựa những củ to cứng, không râu, mùi thơm nồng và chắc tay.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Thương Truật:
Tính vị:
Vị cay nhiều (theo Bản Thảo Diễn Nghĩa).
Vị ngọt, tính ôn (theo Y Học Khải Nguyên).
Vị ngọt, cay nhiều, âm trong dương, tính ôn mà táo (theo Bản Thảo Cương Mục).
Vị đắng, cay, tính ôn (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Là vị thuốc dương mà có hơi âm, vị cay, ngọt (theo Trân Châu Nang).
Vị ngọt, đắng, vị đậm, khí nhạt, tính ôn, không độc, có âm trong dương (theo Phẩm Nghĩa Tinh Yếu).
Vị đắng, không độc, tính ôn (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Quy kinh:
Quy vào kinh túc Thái âm Tỳ và túc Dương minh Vị (theo Y Học Khải Nguyên, Bảo Thảo Tân Biên và Bảo Thảo Tái Tân).
Quy vào kinh Vị, Tỳ (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thái dương Tiểu trường, túc Thái âm Tỳ, thủ Dương minh Đại trường (theo Bản Thảo Cương Mục).
Theo y học cổ truyền:
Trừ ác khí (theo Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Noãn thủy tạng và minh mục (làm sáng mắt) (theo Tuyên Minh Luận).
Ích khí, tán phong và tổng giải chư uất (theo Đan Khê Tâm Pháp).
Kiện tỳ, giải uất, táo thấp và phát hãn (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
An Tỳ và kiện Vị (theo Trần Châu nang).
Táo thấp, tịch uế, kiện Tỳ và giải uất (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Tác dụng đối với đường huyết: Dùng dịch chiết thương truật chích dưới da cho thỏ nhà với liều 8g/ kg nhận thấy đường huyết tăng lên nhưng hạ xuống sau 1 giờ và tiếp tục tăng lên sau 6 giờ. Cho uống nước sắc liên tục trong 10 ngày thì nhận thấy đường huyết ổn định.
Tác dụng đối với hệ niệu sinh dục: Sử dụng nước sắc thương truật cho chuột nhắt không nhận thấy tác dụng lợi niệu nhưng có thấy lượng muối tăng lên (theo Trung Dược Học).
Nước sắc thương truật có tác dụng co rút đối với đại tràng thỏ.
Những Lưu Ý Khi Dùng Thương Truật:
Người đại tiện lỏng hoặc tỳ vị hư yếu không nên dùng thuốc.
Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển, bệnh nhân bị táo bón hoặc nhiều mồ hôi không nên dùng.
Khi sử dụng thuốc nên kiêng ăn thịt chim bù cắt, không ăn đào.
Theo Phẩm Nghĩa Tinh Yếu, trong quá trình dùng thương truật nên kỵ tỏi và hồ tuy.
Phân Phối Thương Truật Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Thương Truật Giá: 350.000 Đ / Gói 500 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Thương Truật Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Thương Truật Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Thương Truật Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bột Cam Thảo, Bột Nghệ Vàng, Chè Dung Vàng, Lá Khổ Sâm, Nụ Vối, Cây An Xoa, Phan Tả Diệp, Táo Mèo, Tinh Bột Nghệ Vàng, Thảo Quả.
Để lại một bình luận