Trĩ Huyết Khối Là Gì ? Trĩ huyết khối là hiện tượng các cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ, gây sưng và ngăn chặn quá trình lưu thông máu. Tình trạng này xuất hiện lâu ngày có thể khiến búi trĩ sưng nặng, viêm nhiễm, đau đớn. Đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Bệnh trĩ hình thành và phát triển khi những mạch máu chạy dọc theo ống hậu môn bị căng giãn quá mức và bị viêm. Hiện tượng này có thể xuất hiện và kéo dài trong vài ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, bệnh có thể nhanh chóng phát triển theo chiều hướng xấu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sinh hoạt và cần phải phẫu thuật điều trị.
1. Bệnh Trĩ Huyết Khối Là Gì ?
Bệnh trĩ được phân thành nhiều dạng khác nhau. Trong đó trĩ ngoại và trĩ nội là hai dạng phổ biến nhất. Tuy nhiên đau đớn và khó chịu nhất là bệnh trĩ huyết khối.
Trĩ huyết khối là bệnh lý thể hiện cho tình trạng bên trong búi trĩ hình thành cục máu đông, có khả năng ngăn chặn toàn bộ hoặc một phần lưu lượng máu. Bệnh có thể xuất hiện và tác động đến mọi đối tượng. Tuy nhiên, những người có độ tuổi từ 45 đến 65 thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Bệnh trĩ huyết khối có thể hình thành và phát triển từ một búi trĩ ngoại đã vỡ và tạo ra một cục máu đông. Cục máu đông khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây tắc nghẽn, viêm, sưng to kèm theo cảm giác đau đớn nghiêm trọng. Bệnh có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tổng thể và các hoạt động sinh hoạt thường ngày như đi bộ, ngồi, đứng, đi vệ sinh…
Bệnh gây đau đớn trong 48 giờ, đỉnh điểm của cơn đau có thể rơi vào 48 giờ tiếp theo. Sau 1 – 4 tuần, búi trĩ có thể tự vỡ hoặc được tái hấp thu. Tuy nhiên tồn tại một số trường hợp, búi trĩ không thể tự vỡ mà phát triển theo chiều hướng xấu hoặc gây viêm nhiễm.
Những trường hợp có búi trĩ cần được tiến hành thăm khám trong thời gian sớm nhất. Sau đó thực hiện các thủ thuật cần thiết theo hướng dẫn để làm giảm nguy cơ mắc phải những rủi ro không mong muốn.
1.1. Phân Loại Trĩ Huyết Khối:
Bệnh trĩ huyết khối được phân thành hai loại, bao gồm:
Bệnh trĩ nội huyết khối:
Bệnh trĩ nội huyết khối là tình trạng bên trong ống hậu môn – trực tràng hình thành búi trĩ kèm theo cục máu đông. Bệnh có thể nhanh chóng phát triển dẫn đến sưng, viêm, chảy máu khi đi đại tiện và khiến cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra quá trình đi đại tiện và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng.
Bệnh trĩ ngoại huyết khối:
Theo kết quả thống kê, bệnh trĩ ngoại huyết khối là loại xảy ra phổ biến nhất. Bệnh hình thành khi một mạch máu nằm ngoài ống trực tràng – hậu môn bị ảnh hưởng. Trĩ ngoại huyết khối khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó chịu và đau đớn nghiêm trọng. Cơn đau có thể xuất hiện vào ban đêm khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng, sức khỏe suy giảm, cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra tần suất xuất hiện và mức độ đau sẽ tăng lên khi ngồi hoặc khi đi đại tiện.
1.2. Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Trĩ Huyết Khối:
Búi trĩ huyết khối thường hình thành và tiến triển bên ngoài hậu môn nên có thể sờ bằng tay và được nhìn thấy bằng mắt thường. Do chứa lượng máu đông bên trong mạch máu, búi trĩ có thể xuất hiện với màu hơi xanh. Điều này không giống với các búi trĩ thông thường, không có màu xanh đậm và trông giống như một cục cao su.
Phụ thuộc vào từng loại bệnh trĩ, dấu hiệu nhận biết trĩ huyết khối ở mỗi người không giống nhau.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội huyết khối:
Bệnh trĩ nội huyết khối ít khi gây đau. Tuy nhiên bệnh lý này khiến bệnh nhân thường xuyên đi ngoài ra máu. Lượng máu tiết ra có thể ít hoặc nhiều tùy theo mức độ nghiêm trọng, rau máu sau hoặc trong khi đi vệ sinh.
Do các triệu chứng của bệnh không đặc hiệu bệnh lý này quá trình chẩn đoán lâm sàng thường gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên khi mắc bệnh, người bệnh có thể nhận thấy vùng hậu môn – trực tràng và cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau:
Chảy máu từ trực tràng: Chảy máu từ trực tràng là tình trạng xảy ra phổ biến do trĩ nội huyết khối thường dễ vỡ. Đối với trường hợp nhẹ, lượng máu tiết ra thường ít, lẫn vào phân và dính vào giấy vệ sinh khi đi đại tiện. Đối với trường hợp nặng, lượng máu tiết ra nhiều, bắn thành tia khi đi đại tiện, khiến người bệnh bị thiếu máu mãn tính dẫn đến suy nhược cơ thể.
Đau đớn khi đi đại tiện: Cảm giác đau đớn khi đi đại tiện thường xuất hiện trong thời gian đầu mắc bệnh. Trong trường hợp không sớm thăm khám và điều trị, tình trạng đau nhức vùng hậu môn tăng cao, kèm theo cảm giác sưng viêm nghiêm trọng khiến bệnh nhân không thể kiểm soát.
Có cảm giác vướng víu, tồn tại vật thể lạ bên trong trực tràng: Người bệnh sẽ có cảm giác vướng víu, tồn tại vật thể lạ bên trong trực tràng khi búi trĩ nội đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng và có kích thước lớn.
Rò rỉ phân: Các cơ trở nên yếu hơn do sự ảnh hưởng của trĩ nội huyết khối. Điều này khiến bệnh nhân thường xuyên bị rò rỉ phân.
Ngứa ngáy và nóng rát ở trực tràng: Tình trạng sưng, viêm, niêm mạc ruột tiết ra chất lỏng khiến trực tràng bị kích ứng kèm theo cảm giác nóng rát và ngáy.
Sa búi trĩ: Người bệnh có thể nhận biết bệnh trĩ nội huyết khối giai đoạn nặng thông qua tình trạng sa búi trĩ. Trong trường hợp này, búi trĩ sa ra khỏi ống hậu môn, người bệnh có thể sờ bằng tay hoặc nhìn bằng mắt thường. Để tránh mắc phải những rủi ro không mong muốn, búi trĩ cần được phẫu thuật cắt bỏ sau khi sa ra ngoài.
Các hoạt động sinh hoạt bị ảnh hưởng: Các hoạt động sinh hoạt thường ngày như đi, đứng, ngồi, đi đại tiện, đi tiểu có thể gặp khó khăn do tình trạng đau nhức búi trĩ.
Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại huyết khối:
Bệnh trĩ ngoại huyết khối có thể được nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:
Đau đớn dữ dội: Đau đớn dữ dội là dấu hiệu đặc trưng và phổ biến nhất của bệnh trĩ ngoại huyết khối.
Hình ảnh cục máu đông: Có thế sờ và nhìn thấy cục máu đông có màu xanh bằng mắt thường.
Ngứa xung quanh hậu môn: Cơn ngứa thường xuất hiện trong những giờ đầu tiên tắc nghẽn máu.
Chảy máu: Hậu môn chảy máu do da và các mạch máu đã bị tổn thương. Triệu chứng này có thể hỗ trợ làm giảm cơn do vùng hậu môn đã giải phóng được lượng máu ứ đọng và dư thừa.
Đại tiện khó khăn và đau đớn: Trong trường hợp búi trĩ phát triển và có kích thước lớn, nó có thể gây tắc nghẽn, ngăn chặn ống trực tràng và gây nhiều khó khăn cho quá trình đi đại tiện. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh có nguy cơ cao không thể đi đại tiện được.
Ngoài những triệu chứng nêu trên, người bị trĩ huyết khối có thể bị sốt. Điều này xuất hiện là do búi trĩ đã bị nhiễm trùng hoặc bệnh nhân bị áp xe quanh hậu môn. Ngoài ra xung quanh vùng hậu môn có thể xuất hiện một khối nhọt màu đỏ kèm theo cảm giác nóng rát.
Nếu nghi ngờ bị áp xe quanh hậu môn, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện, tiến hành điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm xuất hiện.
1.3. Nguyên Nhân Gây Trĩ Huyết Khối:
Trĩ là căn bệnh xảy ra phổ biến. Đây không phải là triệu chứng của một bệnh lý hay vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn. Tuy nhiên nó có thể liên quan đến chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống của người bệnh.
Đối với trĩ huyết khối, bệnh có thể xuất hiện bởi những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân sau:
Lười vận động: Những người lười vận động thường có nguy cơ bị trĩ cao. Bởi tình trạng này có thể khiến các cơ ở hậu môn bị ảnh hưởng, chịu nhiều ảnh hưởng. Từ đó hình thành búi trĩ và gây xuất huyết.
Ngồi quá nhiều: Những công việc buộc phải ngồi nhiều thường tạo áp lực lên ổ bụng và vùng hậu môn trực tràng. Từ đó khiến các mạch máu bị tổn thương, quá trình lưu thông máu bị cản trở, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn máu ở hậu môn dẫn đến bệnh trĩ ngoại và trĩ huyết khối.
Căng thẳng khi đi đại tiện: Căng thẳng khi đi đại tiện do tiêu chảy hay táo bón có thể khiến các mạch máu trong ống trực tràng bị ảnh hưởng dẫn đến căng thẳng.
Thừa cân béo phì: Trọng lượng từ những người bị thừa cân béo phì có thể khiến vùng hậu ộnn trực tràng, ổ bụng, hệ thống tim mạch và mạch máu chịu nhiều áp lực. Khi bị chèn, mạch máu thường tắc nghẽn và gây trĩ huyết khối.
Chế độ ăn uống ít chất xơ: Chế độ ăn uống thiếu chất xơ khiến bệnh nhân thường xuyên bị táo bón, phân cứng, khó đào thải – nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ.
Mang thai và sinh con: Thai nhi phát triển, nước ói tăng cao khiến các mạch máu bị tổn thương do chịu nhiều áp lực. Điều này khiến các mạch máu dễ bị tắc nghẽn và hình thành búi trĩ. Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh trĩ huyết khối cũng tăng cao khi phụ nữ gặp khó khăn trong quá trình sinh nở.
Tuổi tác: Tất cả cơ và mô trở nên yếu đi khi cơ thể bị lão hóa theo thời gian. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Vấn đề về sức khỏe: Một số bệnh lý, vấn đề về sức khỏe như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Tồn tại một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa không thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh trĩ huyết khối.
1.4. Mức Độ Nguy Hiểm Của Bệnh Trĩ Huyết Khối:
Bệnh trĩ huyết khối thường gây đau đớn nghiêm trọng. Tuy nhiên bệnh nhân có thể kiểm soát cơn đau bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đối với chảy máu hậu môn, tình trạng này thường không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên ở một số trường hợp nghiêm trọng và không được kiểm soát, bệnh trĩ huyết khối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm khuẩn huyết: Ngộ độc máu hay nhiễm khuẩn huyết thường xuất hiện khi bệnh nhân bị nhiễm độ quá mức hoặc bị vi khuẩn tấn công. Trong thời gian chảy máu hậu môn do trĩ, vi khuẩn có thế xâm nhập, phát triển mạnh trong máu và gây nhiễm khuẩn huyết. Biến chứng này xuất hiện với một số triệu chứng điển hình như buồn nôn, sốt cao, đau dạ dày, khó thở, lo lắng, nhịp tim nhanh.
Hoại tử: Tình trạng này sẽ xảy ra khi khối trĩ phát triển mạnh, có kích thước lớn khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở. Từ đó gây thiếu chất dinh dưỡng, thiếu oxy và hoại tử.
Hình thành cục máu đông: Máu đông hình thành do bệnh trĩ huyết khối có khả năng di chuyển ngược lại dòng máu. Từ đó khiến các bộ phận khác bị ảnh hưởng và gặp vấn đề.
1.5. Phương Pháp Chẩn Đoán Bệnh Trĩ Huyết Khối:
Dựa vào kết quả kiểm tra thể chất, khu vực xung quanh khối trĩ và hậu môn, bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán được bệnh trĩ huyết khối. Ngoài ra để xác định mức độ tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số thủ thuật sau:
Nội soi: Bệnh nhân thường không thấy đau khi bị trĩ nội huyết khối. Vì thế bác sĩ có thể tiến hành nội soi để xác định sự hiện diện của búi trĩ.
Khám trực tràng: Việc tiến hành khám trực tràng có thể xác định hoạt động mở rộng bất thường của trực tràng hoặc khối u trực tràng.
1.6. Bệnh Trĩ Huyết Khối Được Điều Trị Như Thế Nào ?
Sử dụng thuốc, sử dụng biện pháp chăm sóc tại nhà và phẫu thuật là những phương pháp được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ huyết khối. Phụ thuộc vào kích thước búi trĩ, mức độ tổn thương và khả năng đáp ứng đối với các phương pháp, hướng điều trị bệnh trĩ ở mỗi người không giống nhau.
Cách giảm đau tại nhà:
Một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà có thể giúp cơn đau nhanh chóng thuyên giảm. Đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ. Cụ thể:
Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh trĩ. Để kiểm soát bệnh trĩ, cải thiện cơn đau, giúp đại tiện dễ dàng và phòng ngừa bệnh trĩ, người bệnh nên thêm vào thực đơn ăn uống thực phẩm mềm và lỏng như canh, súp, cháo. Tránh ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, rượu bia, cà phê, thuốc lá…
Sử dụng chất làm mềm phân: Việc sử dụng làm mềm phân có trong các loại rau củ quả, trái cây tươi sẽ giúp quá trình đi đại tiện diễn ra dễ dàng, làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
Tiêu thụ nhiều chất xơ: Người bệnh nên tăng cường bổ sung chất xơ để kích thích nhu động ruột, phòng ngừa bệnh táo bón, làm phân mềm, dễ đi ngoài. Đồng thời làm giảm kích ứng, giảm chảy máu và đau rát khi đi đại tiện.
Tập thể dục: Tăng cường vận động, sinh hoạt, duy trì thói quen luyện tập thể thao có thể nâng cao sức khỏe, giúp phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
Xây dựng thói quen đi đại tiện mỗi ngày: Người bệnh cần xây dựng và duy trì thói quen đi đại tiện mỗi ngày. Tốt nhất người bị trĩ nên đại tiện vào một khung giờ cố định, không nhin khi có nhu cầu.
1.7. Biện Pháp Phòng Ngừa Bệnh Trĩ Huyết Khối:
Mặc dù không thể ngăn chặn được tất cả nguyên nhân và yếu tố gây bệnh trĩ huyết khối nhưng nguy cơ mắc bệnh có thể giảm khi bạn áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp giữ độ ẩm và lượng nước trong cơ thể, làm mềm phân, phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ.
Ngăn ngừa táo bón: Sử dụng chất làm mềm phân, thực phẩm giàu chất xơ và thuốc nhuận tràng để ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực khi đi đại tiện.
Thường xuyên vận động: Không ngồi lâu hoặc đứng lâu. Tăng cường vận động hoặc đi bộ sau mỗi 1 giờ làm việc.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể phòng ngừa táo bón, ngăn trĩ, kích thích nhu động ruột và làm tăng hoạt động của hệ tiêu hóa. Thực phẩm giàu chất xơ gồm lúa mì nguyên chất, bông cải xanh, rau xanh, bột yến mạch, trái cây.
Bệnh trĩ huyết khối thường gây đau, ngứa, khó chịu và làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chữa trị ngay khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Điều này giúp tăng chất lượng cuộc sống và phòng ngừa rủi ro không mong muốn.
2. Phan Tả Diệp Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Trĩ Hiệu Quả:
Theo Y học cổ truyền, phan tả diệp có vị ngọt, đắng, tính hàn. Quy vào kinh đại tràng, có tác dụng tả nhiệt, tiêu tích trệ, thông đại tiện. Hỗ trợ điều trị đại tràng táo kết, phân rắn hoặc kèm theo có dịch nhầy; hoặc kém tiêu do thức ăn tích trệ gây đầy bụng. Khi bào chế phan tả diệp, chỉ cần hãm vào nước đun sôi độ 5 phút, gạn lấy nước hãm. Làm như vậy 3 lần, gộp dịch hãm, uống ấm. Tránh đun sôi thời gian lâu sẽ làm thủy phân các sennosid khiến chúng sẽ bị hấp thu ngay ở ruột non làm mất khả năng tăng nhu động ở đại tràng.
Phan tả diệp được dùng cả trong đông y và tây y nhờ có tác dụng tiêu tích trệ, thông đại tiện. Dùng hỗ trợ điều trị ăn uống không tiêu, bụng ngực đầy trướng, táo bón. Thể hư và phụ nữ có thai không dùng được. Hiện được dùng giúp sự tiêu hoá: Ngày dùng 1 – 2g, nhuận tràng với liều 3 – 4g, tẩy mạnh với liều 5 – 7g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha.
Lá phan tả diệp chứa các hợp chất anthraglycosid như sennosid A, B, C, D, G, aloe-emodin dianthron glycoside, trong đó chủ yếu là sennosid A, B, C, D; các anthranoid ở dạng tự do, trong đó chủ yếu là rhein, aloe-emodin, chrysophanol.
Ngoài ra, còn có các dẫn chất của flavonoid như kaempferol, isorhamnetin, chất nhựa… Phan tả diệp có tác dụng gây tẩy xổ trên chuột thí nghiệm; ức chế nhiều loại vi khuẩn như Bacillus dysenteriae, Streptococcus typ A, Enterococcus; ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da; cầm máu, tăng số lượng tiểu cầu, rút ngắn thời gian đông máu.
- Theo kinh nghiệm dân gian: Phan tả diệp vị ngọt đắng, tính hàn, vào kinh đại tràng có tác dụng kích thích tiêu hóa, tiêu tích trệ, chướng bụng do đại tiện không tiêu.
- Cây có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ điều trị táo bón rất tốt.
Ngoài anthranoid, trong phan tả diệp còn có các dẫn chất flavonoid – là hợp chất thiên nhiên có tác dụng sinh học không kém phần quan trọng. Phải chăng đây là thành phần không những đóng vai trò hiệp đồng tác dụng của phan tả diệp mà còn bổ sung thêm một số tác dụng rất đặc hiệu của flavonoid, ví dụ như:
- Tác dụng của vitamin P: Làm tăng sức bền và tính đàn hồi của thành mạch máu, làm giản tính dòn, dễ vỡ của thành mạch. Vitamin P là yếu tố rất cần thiết và không thể thiếu được trong dự phòng và điều trị những bệnh gây tổn thương sức bền của mao mạch, như bệnh tăng huyết áp, xơ cứng mạch, các trường hợp xung huyết, xuất huyết…
- Tác dụng chống ôxy hóa: Khi vào cơ thể flavonoid sẽ tạo phức với các ion kim loại (Fe+2. Cu+2…) là những chất xúc tác của nhiều phản ứng ôxy hóa sinh ra gốc tự do hoạt động. Ðồng thời flavonoid còn có khả năng triệt tiêu những gốc tự do hoạt động để tạo thành những sản phẩm không gốc, cắt đứt dây chuyền phản ứng ôxy hóa lipid, góp phần làm ổn định màng tế bào, làm tăng sức bền của màng, loại trừ các tác nhân gây độc hại, ngăn ngừa một số nguy cơ biến dị, hủy hoại tế bào, tai biến mạch… do gốc tự do gây nên.
- Do đó nếu dùng phan tả diệp với công thức và liều lượng hợp lý sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, đồng thời cơ thể sẽ còn được cung cấp thêm vitamin P và các chất chống ôxy hóa rất cần thiết cho việc phòng và chữa một số bệnh hiểm nghèo.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Thành phần thuốc xổ là thuốc antraglucoside ( Anthraquinone glycoside) mà chủ yếu là sennoside. Ngoài ra, nước ngâm kiệt của thuốc có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da. Dùng liều cao tẩy mạn phân lỏng đau bụng, nếu liều cao nữa, có thể gây đau bụng dữ dội, nôn mửa trong 3 – 4 giờ. Tác dụng kéo dài 1 – 2 ngày, sau đó không bị táo lại.
Ứng dụng lâm sàng:
- Hỗ trợ điều trị tắt ruột: Khoa ngoại Bệnh viện trực thuộc Y học viện Quý dương dùng Phan tả diệp trị 106 ca tắt ruột ( 83 ca đơn thuần, 23 ca nghẽn nhẹ). Cách trị: trước hết truyền dịch rồi dùng ống xông bao tử hạ áp hút dịch vị cùng thức ăn trong bao tử, bơm vào nước thuốc Phan tả diệp. Liều người lớn 15 – 30g, sau khi uống thuốc 2 – 4 giờ thụt ruột. Kết quả thành công không cần phẫu thuật, số tắt ruột nghẽn sớm dùng phẫu thuật là chỉ định ( Thông báo Trung tây y kết hợp trị đau bụng cấp 1976,2:38).
- Hỗ trợ điều trị viêm tụy cấp, viêm túi mật, sỏi túi mật và xuất huyết tiêu hóa: Mỗi lần uống 4 viên nang nhựa ( mỗi viên có 0,25g thuốc sống) ngày uống 3 lần, trong 24 giờ nếu chưa đại tiện cho uống thêm 1 lần. Trị viêm tụy cấp 100 ca trong đó 49 ca có phối hợp viêm túi mật, sỏi mật, giun chui ống mật, kết quả toàn bộ đều khỏi, các tiêu chuẩn kiểm tra được cải thiện rõ tốt hơn nhóm trị bằng thuốc tây. Trị viêm túi mật, sỏi mật tái phát 20 ca, ngoài truyền dịch ra chỉ uống Phan tả diệp đều không khống chế được triệu chứng lâm sàng. Đau bụng giảm đau 4 ± 1,6 ngày. Trị xuất huyết dạ dày tá tràng 346 ca, đều có nôn máu hoặc phân đen. Chỉ dùng Phan tả diệp uống ( tùy tình hình cụ thể truyền dịch hoặc máu), có kết quả 94,2%, số ngày cầm máu trung bình: 2,680 ± 0,12 ngày. ( Kim nghiệp Thành và cộng sự, Tạp chí Trung y 1986, 11:56).
- Hỗ trợ điều trị táo bón: Mỗi ngày dùng Phan tả diệp khô 3 – 6g, nặng có thể dùng 10g, dùng nước sôi hãm uống. Theo dõi 137 ca kết quả 95,1% đối với các loại táo bón đều có kết quả ( bao gồm người cao tuổi, cao huyết áp, sau sanh, sau phẫu thuật.) ( Nhâm Nghĩa, Tờ Trung dược thông báo 1987,7:51).
- Có thể dùng: Phan tả diệp 6g, Chỉ thực 6g, Hậu phác 9g, sắc uống; hỗ trợ điều trị táo bón do nhiệt tích.
- Có thể dùng: Phan tả diệp 4 – 6g, Đại hoàng 9g, Trần bì 4g, Hoàng liên 3g, Đinh hương, Sinh khương đều 3g, sắc uống; Hỗ trợ điều trị táo do thực tích.
- Giúp chức năng ruột hồi phục nhanh sau phẫu thuật: dùng Phan tả diệp 4g, hãm nước sôi uống. Theo dõi 276 ca kết quả tốt. Thường uống 1 liều trong vòng 24 giờ trung tiện và tiểu được, đạt 95,6% ( Vương thời Vận, Báo Thầy thuốc nông thôn Trung quốc 1988,1:36).
- Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy: Phan tả diệp 2g, Binh lang, Đại hoàng đều 3g, Sơn tra 10g, sắc uống.
- Dùng thay thụt ruột trước khi mổ vùng hậu môn: chiều hôm trước phẫu thuật nhịn ăn, 3 giờ chiều hãm nước sôi Phan tả diệp 10g uống, kết quả đạt 98% ( Thôi ngọc Trân, Học báo Trung y học viện Liêu ninh 1984, tr 71).
Những Ai Nên Dùng Phan Tả Diệp ?
- Người bị táo bón.
- Người ăn uống không tiêu, đầy hơi.
Cách Dùng Phan Tả Diệp:
- Dùng 3 – 5gr lá khô, hãm nước uống sau khi ăn.
- Dùng Nhuận tràng: 1,5 – 3g, tẩy xổ 5 -10g hãm nước sôi uống.
- Sử dụng nhuận tràng, thông tiện, làm mềm phần, phòng chống táo bón: Mỗi lần hãm 3 – 4 g, ngày uống một lần vào buổi sáng, trước bữa ăn.
- Sử dụng gây xổ mạnh, điều trị đại tràng thực nhiệt, táo bón mãn tính, phân táo kết nhiều: Dùng 5 – 7 g, hãm nước uống, mỗi ngày một lần, trước bữa ăn sáng.
- Dùng tăng nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, phòng chống đầy hơi chướng bụng, khó tiêu: Dùng 1 – 2 g, hãm nước uống một lần trong ngày.
Phân Phối Phan Tả Diệp Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Phan Tả Diệp Giá: 180.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Phan Tả Diệp Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Phan Tả Diệp Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Trĩ Huyết Khối Là Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Chè Dung Vàng, Lá Khổ Sâm, Chỉ Thực, Hạt Muồng, Lá Dâu, Rau Má Khô, Mạch Môn.
Để lại một bình luận