Biến Chứng Của Bệnh Xương Khớp: Viêm đa khớp không phải là một loại của viêm khớp mà là một tình trạng bệnh tổng quát liên quan trực tiếp đến khớp. Viêm đa khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kỳ giới tính và độ tuổi nào nhưng tập trung nhiều nhất ở người trung niên cao tuổi, nữ giới mắc nhiều hơn nam giới.
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp chủ yếu xảy ra ở những khớp nhỏ như khớp bàn tay, cổ tay, bàn ngón tay, khớp khuỷu, khớp vai, khớp đầu gối… Sự tác động đến đầu xương dưới sụn, màng hoạt dịch và sụn khớp gây nhức mỏi, đau buốt dai dẳng. Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh quan trọng thứ 2 trong nhóm bệnh tự miễn (sau lupus đỏ hệ thống).
Thoái hóa khớp là tổn thương thường gặp nhất trong hơn 100 loại viêm khớp khác nhau. Đây là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, thường gặp chủ yếu ở tuổi trung niên, người lớn tuổi.
Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu: đau nhức, sưng khớp, vận động bị hạn chế, các khớp xương biến dạng, có tiếng lạo xạo khi cử động khớp… Sở dĩ người bệnh có các biểu hiện này là do sụn khớp bị mỏng đi theo thời gian, không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Lúc này, phần xương dưới sụn bị cọ xát trực tiếp vào nhau, bào mòn lẫn nhau, gây ra các cảm giác đau đớn khi vận động.
Biến Chứng Của Bệnh Xương Khớp
Nguyên Nhân Gây Ra Viêm Khớp:
Tuổi tác: là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm khớp, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Bởi quá trình lão hóa khiến khớp bị khô do thiếu dịch khớp nên sụn giòn và dễ gãy hơn.
Yếu tố di truyền: Một số bệnh xương khớp có yếu tố di truyền như: viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp… Do đó, nếu người thân có tiền sử viêm khớp thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh hơn so với người bình thường.
Béo phì: Cân nặng càng nhiều thì sức ép của trọng lượng cơ thể dồn lên hệ xương khớp càng lớn. Lúc này, khớp háng, cột sống và khớp đầu gối sẽ chịu áp lực nhiều nhất. Do đó, người béo phì có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn bình thường.
Giới tính: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra, cơ bắp của nam giới phản ứng với xung thần kinh ở tốc độ nhanh hơn phụ nữ. Sự khác biệt này khiến tỷ lệ mắc viêm khớp ở phụ nữ cao hơn nam giới.
Nghề nghiệp: Một số công việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ở vị trí cổ tay, ngón tay, vai như: công nhân làm theo dây chuyền, nhân viên văn phòng, thợ may… do thường phải lặp đi lặp lại các động tác trong thời gian dài. Ngoài ra, những người làm công việc nặng, uốn cong đầu gối hoặc ngồi xổm… cũng có khả năng bị viêm khớp ở mắt cá chân, đầu gối, hông, xương sống và vùng cổ.
Hút thuốc lá: là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thuốc lá có thể kích hoạt hệ miễn dịch bất thường ở những người mang gen liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Không những vậy, thuốc lá còn làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh và giảm hiệu quả của một số thuốc trị viêm khớp.
Đi giày cao gót: Giày cao gót là một trong những “thủ phạm” làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hệ xương khớp. Khi đi giày cao gót, trọng lượng cơ thể sẽ dồn hết xuống chân, đặc biệt là khớp gối và gót chân. Theo thời gian, chúng sẽ bào mòn và làm tổn thương sụn khớp, gây viêm khớp.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể làm các khớp xương dễ bị viêm như: dinh dưỡng không hợp lý, chấn thương, tai nạn…
Biến Chứng Của Bệnh Xương Khớp:
Gây biến dạng, giảm khả năng vận động, có thể dẫn tới tàn phế:
Bệnh viêm khớp dạng thấp gây hủy hoại nhiều khớp với tính chất đối xứng khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn khi vận động. Do hậu quả của viêm màng dịch nên các sụn khớp và đầu xương có thể bị bào mòn. Nếu không được điều trị tốt thì các tổn thương ở sụn khớp sẽ ngày càng nặng, làm cho các khe khớp dần dần hẹp lại, các đầu xương dính lại với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp, làm mất chức năng khớp.
Theo các nghiên cứu, có khoảng 90% người bệnh viêm khớp dạng thấp bị cứng khớp, bàn tay khó nắm, vận động bị hạn chế. Các biến chứng nghiêm trọng hơn như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí tàn phế có nguy cơ xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh. Có tới 44% người bệnh mất chức năng vận động bình thường và 16% bị mất chức năng nghiêm trọng sau 5 năm. Sau 10 năm bị bệnh, có khoảng 10-15% số người bệnh bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt bình thường.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim:
Viêm khớp có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch gấp 4 lần. Các nghiên cứu cho thấy, có tới 30% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có biến chứng về tim mạch và 50% số ca bị biến chứng này có thể dẫn tới tử vong. Những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ đột tử do bệnh mạch vành cao hơn so với những người không bị bệnh.
Bệnh thận:
Bệnh xương khớp không có ảnh hưởng nhiều lên thận nhưng các thuốc điều trị bệnh xương khớp lại có thể gây ra các thương tổn cho thận, đặc biệt là khi bệnh nhân sử dụng thuốc không đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Gây khó thụ thai:
Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao gấp 2 – 3 lần nam giới trong đó 25% phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp gặp khó khăn trong việc thụ thai. Đây là kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí “Viêm khớp và Thấp khớp” của Đan Mạch. Những sản phụ bị viêm khớp cũng có nguy cơ sinh non tăng cao hơn bình thường.
Điều Trị Bệnh Đau Nhức Xương Khớp Với Dây Đau Xương:
Theo sách Dược điển Việt Nam IV, Dây đau xương (thân) có tên khoa học là Tinospora sinensis (Lour.) Merr, thuộc họ Tiết Dê Menispermaceae.
Theo y học hiện đại, trong Dây đau xương có chứa 3 hoạt chất chính là Alcaloid, Glycosid phenolic và Dinorditerpen Glucosid.
Trong đó, Alcaloid là một a xít amin do thực vật tạo ra, có tác dụng giảm đau, chống viêm, gây tê. Ngoài ra, Dinorditerpen Glucosid trong dây đau xương là Tinosinensid A, B là có tác dụng giảm viêm mạnh, tiêu sưng nhanh chóng. Bên cạnh đó, chất này còn ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của Histamin và Acetylcholin, ức chế hệ thần kinh trung ương để giảm đau, phối hợp với thuốc an thần, lợi tiểu.
Chữa sai khớp, bong gân (Hải Thượng Lãn Ông):
Dùng nắm lá Dây đau xương, quế, hồi hương, đinh hương, vỏ sòi, vỏ núc nác, gừng tươi, lá canh châu, mủ xương rồng bà, lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, huyết giác, nghệ tươi, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế. Rửa sạch các vị thuốc, giã nhỏ, sao nóng và chườm vào chỗ đau.
Chữa đau nhức xương khớp, viêm khớp vùng cổ và thắt lưng:
Cách 1: Dùng Dây đau xương giã nhỏ rồi trộn với một ít nước đắp lên vùng đau nhức.
Cách 2: Thái nhỏ thân Dây đau xương rồi đem sao vàng, ngâm rượu với tỷ lệ 1:5. Dùng rượu này uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Phụ nữ không uống được rượu thì có thể sắc với nước để uống. Dùng liên tục trong 15-20 ngày để giảm đau nhức.
Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu (theo Tài nguyên Cây thuốc Việt Nam):
Dây đau xương, rễ gối hạc, rễ cỏ xước, thỏ ty tử (mỗi vị 12g); cẩu tích, củ mài (mỗi vị 20g); bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng (mỗi vị 16g). Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu.
Phân Phối Dây Đau Xương Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Dây Đau Xương Giá: 60.000 Đ / Gói 500 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Dây Đau Xương Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Dây Đau Xương Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Biến Chứng Của Bệnh Xương Khớp”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bá Bệnh Trường Xuân, Amakong, Cẩu Tích, Cây Mật Gấu, Cây Sói Rừng, Cây Sài Đất, Cây Tơm Trơng, Ngũ Gia Bì, Kê Huyết Đằng, Ngũ Gia Bì, Ngưu Tất, Rễ Mật Nhân, Quả Chuối Hột Rừng, Cốt Toái Bổ, Thổ Phục Linh.
Để lại một bình luận