15 Bài Thuốc Hay Sử Dụng Quả Kha Tử: Khi nghiên cứu các loại thảo dược được sử dụng trong hệ thống Y học cổ đại Ấn Độ Ayurveda với hơn 5000 năm lịch sử, các nhà khoa học đã phát hiện ra một trong những loại thảo dược được sùng kính nhất là cây Kha tử (tên khoa học là Terminalia chebula).
Quả của cây Kha tử có rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau, được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình Ấn Độ từ xa xưa. Y học Trung Quốc cũng xem Kha tử như phương thuốc chữa bệnh có sức mạnh chữa bệnh phi thường từ thuở bình minh. Tại miền Nam nước ta, nguồn dược liệu phong phú này đã nhanh chóng trở thành vị thuốc độc đáo được dân gian truyền miệng.
Không được lòng người vì vẻ xấu xí, vị đắng chát và khó nuốt nhưng giá trị Y học Kha tử mang lại thì không ai có thể phủ nhận. Ở Ấn Độ, Trung Quốc, quả Kha tử được dùng với tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hóa, bổ và làm hồi phục sức khỏe. Thịt quả dùng làm thuốc đánh răng, chữa chảy máu và loét lợi. Quả Kha tử cũng được phối hợp với các dược liệu khác, sắc uống để điều trị rối loạn tiết niệu, táo bón, bệnh tim.
Tuy nhiên, công dụng nổi bật, vượt trội hơn cả mà Kha tử mang lại là khả năng trị viêm họng mãn tính, khản tiếng. Tác dụng này thậm chí còn nhanh hơn đáng kể so với bất kỳ loại thảo dược nào khác.
Tác Dụng Của Quả Kha Tử:
Y học cổ truyền các nước bằng thực tế sử dụng đã đánh giá: Kha tử vị chua, chát, đắng, quy vào các kinh phế, đại tràng có tác dụng liễm phế, chỉ khái (sạch phổi, trừ ho), trị phế hư, ho hen, viêm hầu họng, khản tiếng. Người Ấn Độ tán quả thành bột và hút trong một tẩu thuốc lá làm giảm hen. Nhân dân vùng NePal nướng Kha tử trên than hồng rồi nhai chậm để chữa viêm họng và có tác dụng long đờm. Cách sử dụng tán thành bột, giã nát hoặc sắc uống Kha tử cũng được áp dụng tương tự như ở Việt Nam.
Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh tác dụng của Kha tử trong điều trị bệnh viêm họng hạt, khản tiếng bằng các nghiên cứu lâm sàng. Trước hết là tác dụng giảm ho, thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy hoạt chất Polysaccharid trong Kha tử có khả năng giảm ho rõ rệt. Tác dụng dược lý này của Polysaccharid thậm chí cao hơn so với những chất chống ho mạnh nhất trong thí nghiệm lâm sàng như codein. Cụ thể, sau khi uống chiết xuất Kha tử từ 30, 60, 120, 300 phút, người bệnh đã giảm rõ rệt phản xạ ho ngay từ phút 30.
Không chỉ vậy, nhờ chất Alloyl nên Kha tử sở hữu hoạt tính kháng virus. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng đối với sự ức chế các virus loại 1 và một số virus làm giảm hệ miễn dịch của con người. Ngoài ra, chất retrovirus trong Kha tử đồng thời bảo vệ tế bào mô, chống virus cúm A và phục hồi nhiễm trùng hô hấp cấp tính.
Các chuyên gia y dược học cũng nhận định và chứng minh hoạt tính kháng khuẩn trong Kha tử với hàm lượng tamin giàu có (chiếm 51,3%) tổng hợp trong đó là các axit galic, egalic, luteolic, chebulinic. Sự tồn tại của hoạt chất đặc biệt này đã khiến Kha tử trở thành chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ. Dựa trên hoạt tính dược lý lợi thế đó, con người hiện đại đã không ngừng nghiên cứu, cho ra các chế phẩm Kha tử với tác dụng ức chế in vitro một số vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn tán huyết.
Trước thực trạng bệnh viêm họng, khản tiếng có nguyên nhân chiếm tới 80% là do virus, điển hình như virusRhinovirus, coronavirus, parainfluenza virus, virut cúm A, cúm B, Viruts adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV); và khoảng 20% còn lại do các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu,… thì với hoạt tính giảm ho, kháng virus, kháng khuẩn như trên, Kha tử chính là giải pháp giúp điều trị nguyên nhân gốc rễ gây ra viêm họng, khản tiếng.
Đặc Điểm Sinh Thái Của Kha Tử:
Cây Khả tử hay còn gọi là cây Chiêu liêu là cây dạng thân gỗ, to, cao chừng 15 – 20 mét, đường kính thân có thể lên đến 1 mét. Vỏ Chiêu diêu màu xám tro, có nhiều vết nứt theo dạng hình chữ nhật, không đều nhau. Lớp vỏ ngoài có thể dày đến 2 cm và có nhiều tầng màu đỏ, nâu nhạt xen kẽ với nhau.
Lá cây Chiêu liêu đơn, mọc cách, cuống lá ngắn, phiến lá nguyên thuôn hình trứng hoặc trứng ngược, độ dài trung bình khoảng 7 – 10 cm, rộng khoảng 4.5 – 8 cm. Đầu lá có mũi nhọn (gấp), đuôi lá rộng, đỉnh cuống lá có 2 – 4 tuyến nhỏ, gân lông chim thường có khoảng 6 – 10 gân thứ cấp.
Hoa mọc thành chùm ở các nách lá hoặc ở đầu cành, độ dài hoa khoảng 5.5 – 10 cm. Hoa nhỏ, có màu trắng trên có phủ một lớp lông nhỏ màu vàng, mùi thơm, lưỡng tính, không có tràng, thường có 10 nhị, vòi nhụy nhô cao, bầu hạ có một ô chứa noãn. Quả thon, hình trứng, dài khoảng 3 – 4 cm, rộng 2 cm, chứa 5 múi tù. Khi chín quả có màu vàng, đến cam sau cùng là chuyển sang màu hơi nâu, thịt quả đen nhạt, khô, chắc và cứng, vị chát chua. Mùa quả vào tháng 8 – 9.
Bộ phận dùng: Quả cây Chiêu liêu được ứng dụng để làm dược liệu. Đông y gọi là Kha tử.
Phân bố: Chiêu liêu là cây ưa sáng khi trưởng thành nhưng chịu bóng mát khi còn non. Cây thường được tìm thấy ở các cánh rừng thưa, rừng thứ sinh có độ cao 1.500 mét so với mực nước biển. Chiêu liêu ưa sáng, thường mọc hoang ở các khu vực sông suối, rừng thưa lá rộng, đất ẩm. Ngoài ra, cây cũng có thể phát triển ở khu vực đất cát và đất pha sét. Chiêu liêu được tìm thấy nhiều ở Campuchia, Lào, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, miền Nam Việt Nam.
15 Bài Thuốc Hay Sử Dụng Quả Kha Tử:
1. Hỗ trợ điều trị phong hàn cảm mạo, khan tiếng do viêm họng:
- Sử dụng Kha tử 4 quả, Cát cánh 10g, Cam thảo 6g, sắc cùng 150ml nước lọc cũng 150ml Đồng tiện (nước tiểu đồng tử). Sắc nhỏ lửa đến khi còn 150 ml thì dùng uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc liên tục trong 10 ngày.
2. Hỗ trợ điều trị ho hen do hư phế hoặc ho kéo dài làm khàn giọng:
- Sử dụng 10g Kha tử, Cam thảo, Hạnh nhân, mỗi vị 5g, sắc cùng 600ml nước lọc. Đun nhỏ lửa trong 20 phút đến khi còn 300 ml thì chia 3 lần trong ngày, mỗi ngày 1 tháng, liên tục trong 7 – 10 ngày.
3. Hỗ trợ điều trị ho do phế hư:
- Sử dụng 8g Kha tử (giã dập, bỏ hạt), 10g Cát cánh, 6gCam thảo, sắc cùng 3 bát nước đến khi còn 200ml thì chia thành 4 lần uống trong ngày. Mỗi ngày một thang cho đến khi các triệu chứng khỏi hẳn.
4. Hỗ trợ điều trị viêm họng, đau rát họng:
- Sử dụng 1 – 2 quả Kha tử, rửa sạch, để ráo. Cắt lấy phần vỏ quả, nhai kỹ, nuốt nước. Áp dụng bài thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày, liên tục trong 10 ngày.
5. Hỗ trợ điều trị trẻ em ho có đờm:
- Nướng 1 – 2 quả cây Chiêu liêu đến khi có mùi thơm thì cho vào ly có 100ml nước ấm, phối với một lượng nhỏ muối, khuấy đều dùng ngậm và nuốt từ từ. Mỗi ngày sử dụng 1 lần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
6. Hỗ trợ điều trị tiêu chảy mãn tính, trĩ nội, lỵ do nhiệt:
- Dùng 10g quả cây Chiêu liêu, Mộc hương, Hoàng liên, mỗi vị 5g, rửa sạch với nước muối, phơi khô dưới bóng râm, sau lại tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 3 – 6 g, uống với nước sôi để nguội, mỗi ngày 3 lần.
7. Hỗ trợ điều trị tiêu chảy lâu ngày, sa hậu môn, lỵ do suy yếu và hàn:
- Sử dụng 10 g quả cây Chiêu liêu, Can khương, anh túc xá, mỗi vị 5g, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 3 – 6g uống với nước ấm, mỗi ngày 3 lần.
8. Hỗ trợ điều trị thổ tả do lạnh, tâm tỳ loạn đau:
- Dùng Kha tử, Cam thảo, Hậu phác, Lương khương, Phục linh, Can khương, Trần bì, Thảo quả, Thần khúc, Mạch nha, mỗi vị đều 5g, tán thành bột mịn, trộn đều. Khi dùng lấy 6g uống với 200ml nước ấm, mỗi ngày 2 lần đến cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
9. Hỗ trợ điều trị ruột sôi, trĩ lậu, tiêu chảy do hàn hư, đi ngoài phân sống, bụng đau:
- Sử dụng quả cây Chiêu liêu 2,8g, Quất hồng, Cù túc xá, mỗi vị 2g, Can khương 4g, tán thành bột mịn, trộn đều. Khi dùng, lấy 3 – 6g pha cùng 200ml nước ấm. Mỗi ngày uống 2 lần.
10. Hỗ trợ điều trị ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn, lỵ mãn tính kèm sốt, tiêu chảy lâu ngày:
- Sử dụng 5g quả cây Chiêu liêu nướng chín, bỏ hạt, Mộc hương, Hoàng tiễn, mỗi vị 5g, tán thành bột mịn, chia thành 3 lần uống trong ngày. Khi uống hòa bột thuốc vào 200ml nước sôi để nguội, khuấy đều, mỗi ngày dùng 1 thang, liên tục trong 7 – 10 ngày.
11. Hỗ trợ điều trị viêm thương lõm vào, sâu quảng:
- Sử dụng 20 quả Kha tử, Thanh đại, Giáng hương, mỗi vị 4g, Ngũ bội tử 20g, tán thành bột mịn, trộn với dầu mè, bôi vào vết thương mỗi ngày 2 lần.
12. Hỗ trợ điều trị xích bạch lỵ:
- Sử dụng kha tử 12 quả, 6 quả để sống, 6 quả nướng, bỏ hạt, sao vàng và tán nhỏ. Nếu lỵ ra máu thì dùng nước sắc cam thảo chiêu thuốc, nếu lỵ ra mủ không, dùng nước sắc cam thảo trích.
13. Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày:
- Sử dụng kha tử 4g, đảng sâm 4g, sắc với 400ml nước cô đặc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
14. Hỗ trợ điều trị viêm họng, đau họng:
- Ngậm 1 quả kha tử, nuốt nước từ từ cho đến khi hết chát. Vài giờ sau chữa thấy hết khó chịu thì ngậm 1 quả nữa. Thông thường chỉ cần ngậm 1 quả là hết viêm họng. Nếu nặng hơn, mỗi ngày ngậm 3 quả, ngậm 2 – 3 ngày sẽ hết khan tiếng, tắt tiếng. Hoặc 8g kha tử, 6g cam thảo, 10g cát cánh đem sắc nước uống hàng ngày.
15. Chân nhân dưỡng tạng thang:
- Sử dụng kha tử 6g, đảng sâm 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g, gừng nướng 6g, nhục đậu khấu 6g, thạch lựu bì 6g, mộc hương 6g, cam thảo 6g, nhục quế 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chữa lỵ mạn tính.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Quả Kha Tử:
Người tích nhiệt thấp hoặc mắc hội chứng ngoại cảnh không được dùng.
Người cảm ngoại tà, táo bón không được dùng.
Kha tử là dược liệu thường được sử dụng để điều trị ho và các bệnh lý đường tiêu hóa. Mặc dù không độc nhưng trước khi sử dụng, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
Phân Phối Quả Kha Tử Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Quả Kha Tử Giá: 220.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Kha Tử Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Quả Kha Tử Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “15 Bài Thuốc Hay Sử Dụng Quả Kha Tử”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Cát Cánh, Mạch Môn, Chỉ Thực, Quả La Hán.
Để lại một bình luận