Cây gạo còn có tên khác là Mộc miên, Hồng miên, Gòn, Cổ bối, Ban chi hoa, Anh hùng thụ, Roca (Campuchia), Ngiou (Lào), Kapokier du Tonkin, Kapokier du Malabar, tên khoa học là Gossapinus Malabarica (DC) Merr., (Bombax malabaricum DC, Bombax Heptaphyla cav.) thuộc họ Malyaceae s.l. Trong hệ thống phân loại cũ, người ta đưa nó vào họ Gạo (Bombacaceae).
Giới thiệu đôi nét về cây gạo:
Theo Đông y, Hoa gạo có vị ngọt, hơi đắng chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, chỉ huyết, thu liễm, sát khuẩn, tiêu viêm, làm se, nên được sử dụng làm thuốc tiêu viêm, trị mụn nhọt. Vỏ cây gạo có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu thũng, thường được dùng để chữa Viêm loét dạ dày, Tiêu chảy, Kiết lỵ, Đau sưng khớp cổ chân và khớp gối, Viêm loét ngoài da, viêm tinh hoàn, chấn thương đụng giập…
Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm: |
Rễ cây gạo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, làm se, thường được dùng để chữa Viêm loét dạ dày, Kiết lỵ ra máu, Lao hạch, Sưng vú sau khi sinh con, Chấn thương đụng giập…Hạt Gạo dùng ép lấy dầu. Khô dầu (sau khi ép lấy dầu) được dùng cho súc vật ăn để ra sữa. Chất gôm từ cây Gạo được dùng chữa Lậu, Thông tiểu, Giải nhiệt…
Gạo là loài cây ở vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng, lá rụng vào mùa đông, các hoa đỏ 5 cánh. Hoa ra vào mùa xuân. Quả nhỏ chứa các sợi tương tự như sợi bôbg. Thân cây có nhiều gai to nhỏ khác nhau. Gỗ Gạo quá mềm không thể đóng đồ gia dụng. Các sợi bông của nó cũng được dùng thay thế cho sợi bông của cây bông. Loài cây này có lẽ có nguồn gốc Ấn Độ nhưng sau đó được trồng rộng rãi ở Việt Nam, ngoài ra còn thấy mọc ở Malaysia, Indonesia, Hồng Kông, Đài Loan và miền nam Trung Quốc.
Theo ghi chép trong lịch sử Trung Quốc thì vua Nam là Triệu Đà đã tặng một cây Gạo cho vua của nhà Hán vào thế kỷ thứ hai TCN. Trong dân gian Việt Nam có câu thành ngữ: “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề” nói lên niềm tin vào tâm linh gắn bó với ba loại cây này trong tâm thức văn hóa của người Việt.
Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều bộ phận của cây Gạo được dùng làm thuốc, thông dụng nhất là Vỏ cây, Hoa và Rễ cây gạo. Người ta hái những bông hoa gạo lành lặn đem phơi trong dâm (âm can) hoặc sấy khô bằng lửa nhỏ cất vào lọ sành, đậy kín để dùng dần.
Vỏ Gạo thường dùng tươi, bỏ lớp vỏ thô và gai, lấy lớp vỏ thịt bên trong, rửa sạch, dùng tươi hoặc thái nhỏ, phơi hay sấy khô, dùng dần. Rễ Gạo đào lên, rửa sạch, bỏ lớp vỏ ngoài cùng, bỏ lõi gỗ bên trong, dùng tươi hay phơi sấy khô tùy theo mục đích sử dụng. Trong Tây y, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, nước sắc hoa gạo có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ khá mạnh. Chính vì vậy cây gạo là một vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong y học, nhưng không phải ai cũng biết đến thành phần hóa học, công dụng, cách dùng… của vị thuốc quý này.
Tên khác:
- Mộc miên.
Tên khoa học:
- Bombax malabaricum DC. = Gossampinus malabarica (DC.) Merr. = Bombax heptaphylla Cav., họ Gạo (Bombacaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
- Ra hoa tháng 3, có quả tháng 5.
Bộ phận dùng:
- Hoa, rễ, vỏ, nhựa.
Phân bố:
- Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
- Thu hái hoa vào mùa xuân, thu hái rễ vào mùa xuân hay mùa thu, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô thu hái vỏ vào mùa hè – thu.
Thành phần hoá học chính:
- Hoa gạo chứa nhiều acid amin, pectin tanin, đường, nhiều nguyên tố vi lượng. Nhựa chứa acid catechutannic. Hạt chứa 22,3% dầu béo khô với 0,5% stearin. Rễ của cây non có chứa protein 1,2%, chất béo 0,9%, phosphatid (cephaclin) 0,6% semul đỏ…Chất nhầy trong vỏ biểu hiện của một ester salicophosphoric của manogalactan.
Công dụng của cây gạo:
- Dùng bó chữa gãy xương, làm thuốc cầm máu, thông tiểu, chữa ỉa chảy, kiết lỵ.
- Nước hoa gạo được xem như một dung dịch bổ âm, dùng chữa thiếu máu suy nhược hoặc do các nguyên nhân khác (rong kinh, đa kinh, chảy máu dạ dày -tá tràng, mất máu sau mổ vết thương…).
- Rễ dùng chữa đau thượng vị, viêm hạch bạch huyết dạng lao và làm thuốc lợi tiểu.
Cách dùng, liều lượng:
- Vỏ tươi giã nát bó vào nơi gãy, vỏ khô sắc uống, ngày dùng 15-20g làm thuốc cầm máu, thông tiểu. Hoa sao vàng, sắc uống, ngày dùng 20-30g chữa ỉa chảy, kiết lỵ.
Một số cách dùng các bộ phận cây gạo để chữa bệnh:
- Viêm khí phế quản cấp tính: Rễ gạo 30g sắc uống.
- Ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt: Hoa gạo 15g, ngư tinh thảo (rau diếp cá) 15g, tang bạch bì 10g, sắc uống.
- Nôn ra máu: Hoa gạo 14 bông, thịt lợn nạc 100g. Hoa gạo rửa sạch, thái nhỏ; Thịt lợn thái miếng. Hai thứ nấu canh ăn.
- Ho ra máu: Hoa gạo 14 bông sắc kỹ, chế thêm một chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.
- Viêm loét dạ dày: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 15-30g, sắc uống.
- Lỵ trực khuẩn, viêm ruột và dạ dày cấp tính, đi lỏng, đại tiện ra máu: Hoa gạo 60g, sắc kỹ, chế thêm một chút mật ong hoặc đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.
- Sưng đau vú sau khi sinh con: Hạt cây gạo 10g, sao vàng sắc uống.
- Trẻ em sốt cao vào mùa hè: Hoa gạo 6g, sắc kỹ, chế thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.
- Viêm khớp mạn tính, đau lưng và đau gối mạn tính: Vỏ thân cây gạo 15g, sắc kỹ, bỏ bã, chế thêm một chút rượu vang, chia uống 2 lần trong ngày.
- Tiểu tiện không thông: Chất gôm cây gạo 10g, kim ngân dây 20g, hạ khô thảo 20g, sắc với 750ml nước, cô còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày.
- Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương.
- Ngứa vùng hậu môn sinh dục: Vỏ thân cây gạo sắc lấy nước ngâm rửa nơi bị bệnh.
- Trĩ xuất huyết: Hoa gạo 20g, quyển bá 10g, hòe hoa 15g, sắc uống.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “cây gạo vị thuốc quý”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Để lại một bình luận