Anh Đào

Anh Đào ( Cây Thuốc Và Vị Thuốc Quý )

anh đào

Anh Đào quả tròn và đỏ như viên ngọc, trong suốt, long lanh, vị ngọt. Cây anh đào thuộc họ tường vi, hoa nở vào tháng 3, 4, sang tháng 5 quả chín. Quả anh đào vị ngọt, tính ấm, được các nhà y học từ xưa coi trọng. Cuốn Điền Nam bản thảo viết “Anh đào chữa mọi chứng bệnh hư, có tác dụng bổ nguyên khí, nhuận da tóc, ngâm rượu uống chữa bệnh liệt nửa người, đau lưng, đau chân, tứ chi khó cử động do phong thấp”…

Hạt anh đào tính ấm, có công hiệu giải độc, mọc sởi, ra mồ hôi, tiêu đờm, tan nhọt. Lá anh đào vị ngọt tính ấm, có tác dụng ôn vị, kiện tỳ, cầm máu, giải độc. Lá anh đào giã nát chữa được ghẻ lở.

Rễ cây anh đào tính bình, vị ngọt, có tác dụng điều hòa khí huyết, chữa được bệnh đau bụng kinh, tắc kinh do khí huyết không điều hòa ở phụ nữ. Nó còn có tác dụng tẩy giun đũa, sát trùng.

Cây Anh đào chính thức không có ở nước ta. Ta có nhập trồng một số loài Anh đào của Nhật Bản cũng thuộc chi Prunus.  

Thành phần hoá học:

  • Nhân hạt chứa amydalin, plunasetin (isoflavon), sakurametin, pudumetin (flavon). Vỏ cây chức flavonon glucosid là sakuranin và chacol glucosid một neosakuranin.

Tên thường gọi:

  • Anh đào – Prunnus cerasoides D. Don, thuộc họ Hoa hồng – Rosaceae.  

Mô tả:

  • Cây gỗ nhỏ cao 5-10m, có vỏ xám, lốm đốm các lỗ khí hay hình trái xoan. Lá sớm rụng, mỏng, nhẵn, hình tái xoan hoặc thuôn-ngọn giảo, tròn hoặc hơi thon hẹp lại ở gốc, có mũi nhọn sắc, mép có răng cưa, với răng đơnhay kép, tận cùng là một tuyến nâu, dải 5-12cm, rộng 2,5-5cm; cuống lá nhẵn, dài 8-15mm, có 2-4 tuyến dạng đĩa ở chóp có cuống hay không. Hoa màu hồng, xuất hiện trước khi có lá thành cụm hoa bên gần như dạng tán thường có 3 hoa. Quả hạch hình cầu hay dạng trứng, rộng 10-12mm, màu đỏ, có hạch cứng với vách dày. Cây ra hoa tháng 12 – tháng 1 và có quả từ tháng 2 đến tháng 4-5.
  • Loài của núi cao Hymalaya, Tây Tạng xuống đến nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Cũng gặp ở miền Bắc Việt Nam trong những vùng núi cao của Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, tới Ninh Bình, rất thông thường ở núi cao tỉnh Lào Cai. Cũng được trồng nhiều nhất là ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 
  • Ghi chú: ở Trung Quốc người ta gọi loài này là Vân Nam âu lý được xem như gần với mận. Còn Anh đào là Prunus pseadocerasus Lindl, có quả ăn được, nhân hạt được dùng làm thuốc trị nóng sinh ngứa ngáy, vỏ thân dùng làm săn da và trừ ho, rễ và lá sát trùng dùng trị vết rắn cắn.

Bộ phần dùng:

  • Dùng cành gọi là Anh Đào Chi.
  • Dùng hoa gọi là Anh Đào Hoa.
  • Dùng hạt gọi là Anh Đào Hạch.
  • Dùng chất nước trong cây gọi là Anh Đào Thủy.
  • Dùng lá gọi là Anh Đào Diệp.
  • Dùng rễ gọi là Anh Đào Căn.

Tính vị:

  • Vị ngọt (Biệt Lục).
  • Vị ngọt, tính bình, không độc ( Thực Tích Bản Thảo).
  • Vị ngọt, sáp, nhiệt, không độc (Bản Thảo Cương Mục). 
  • Vị ngọt, tính nóng, sáp, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).

Công dụng của Anh Đào:

  • Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt. ở ấn Độ các cành nhỏ được dùng để thay thế acid hydrocyanic; nhân hạt dùng làm thuốc trị sỏi và sỏi thận.

Tác dụng, chủ trị:

  • Điều trung, ích Tỳ khí,  dưỡng sắc đẹp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Ích khí, khứ phong thấp. Trị liệt nửa người, tay chân tê dại, lưng đau do phong thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Anh đào chi: trị tàn nhang ( dùng chung với Tử Bình, Nha Tạo, Ô Mai Nhục nấu lấy nước rửa mặt).
  • Anh đào hoa: trị những nốt sần sùi, đen trên da mặt ( nấu lấy nước rửa).
  • Anh đào căn ( chọn loại rễ ở hướng Đông): trị sán sơ mít ( sắc uống).
  • Anh đào diệp: giã lấy nước uống còn bã đắp , trị rắn cắn.
  • Anh đào thủy: trị sởi không mọc ra được.

Liều dùng: 8 – 12g. Dùng ngoài tùy ý.

Đơn thuốc tham khảo:

  • Bỏng: Quả anh đào tươi ép lấy nước, bôi vào vết bỏng.
  • Sa nang: Hạt anh đào 60 gam rang với giấm, tán bột, mỗi ngày uống 15 gam bằng nước đun sôi.
  • Rắn và côn trùng cắn: Lá anh đào giã lấy nước, mỗi ngày uống nửa chén với rượu, đắp bã vào vết thương.
  • Giun đũa: Rễ anh đào 10 – 20 gam, sắc uống.
  • Phòng sởi: Hạt anh đào 30 hạt, giã nát, hành cả rễ 10 củ, sắc uống. Khi uống có thể tra thêm ít đường vừa đủ.
  • Mụn nhọt: Hạt anh đào nghiền với giấm, bôi.
  • Đau lạnh bụng: Cành anh đào đốt thành than, tán bột, uống với rượu hâm nóng.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “cây anh đào”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Có Thể Bạn Quan Tâm

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666