Xương Mọc Gai Là Bệnh Gì ? Xương mọc gai là tình trạng mẩu xương nhỏ hình thành trên thân đốt sống và đĩa sụn. Xương mọc gai thường xuất hiện ở cột sống nên được gọi là gai cột sống. Bệnh gai cột sống gây ra đau nhức, làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.
Bệnh xương mọc gai là tình trạng xuất hiện những mẩu xương nhỏ mọc ra ở trên thân đốt sống và các đĩa sụn. Người ta gọi những mẩu xương này là gai xương. Thông thường, các gai xương mọc ở những vị trí như cột sống, gót chân, khớp đầu gối, khớp ngón tay…
1. Xương Mọc Gai Là Bệnh Gì ?
Xương mọc gai là một dạng của bệnh thoái hóa khớp. Cơ chế hình thành xương gai là do phần khớp hoặc đĩa đệm ở giữa hai đốt sống bị thoái hóa, dẫn đến các bao xơ đĩa đệm bị mất nước, nứt vỡ và xẹp. Sau đó, các đốt sống liền kề cọ xát trực tiếp vào nhau, dẫn đến ma sát và bị mòn. Ở xương người có một chức năng đặc biệt đó là có thể tự tu bổ. Khi bị mòn, xương mới được tự động sản sinh ra để bổ sung. Từ đó, các gai xương dần dần được hình thành, gây đau đớn.
Khái niệm “xương mọc gai” thường được dùng để chỉ bệnh gai cột sống vì đây là bộ phận dễ xuất hiện gai xương nhất.
Bệnh gai cột sống gây ra khó khăn trong vận động, làm đảo lộn đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu để phát triển nặng, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khôn lường.
Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống. Một số nguyên nhân thường thấy đó là:
Tuổi tác: Tuổi càng cao, đĩa đệm càng giảm chất lượng, dễ bị thoái hóa.
Bệnh viêm xương khớp hoặc viêm gân: Khi bị viêm, các sụn đốt sống bị hao mòn dần làm cho bề mặt sụn thô ráp hơn. Đó là điều kiện để hai mặt xương cọ sát, tiếp xúc với nhau. Các tế bào xương bị kích thích và gai xương dần dần hình thành.
Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, dây gân: Canxi tụ trên dây chằng đã tạo ra các gai xương.
Do chấn thương: Sau chấn thương, phần xương sẽ bị kích thích, tự điều chỉnh. Do đó, các gai xương hình thành nên.
Triệu chứng:
Triệu chứng của bệnh xương mọc gai nói chung và gai cột sống nói riêng đó là:
Đau và đau buốt thắt lưng.
Đơ, cứng và mỏi cột sống lưng.
Cơ bắp tay yếu dần.
Mất cảm giác chi dưới: hai chân và bàn chân bị tê bì, dần dần mất cảm giác, khó khăn khi di chuyển.
Khó tự chủ trong việc tiểu tiện, đại tiện.
Đau vai.
Đau đốt sống lưng.
Mệt mỏi, uể oải.
Ớn lạnh.
Mất ngủ.
Buồn nôn và nôn mửa.
Sụt cân.
Nếu nhận thấy cơ thể có nhiều trong số các triệu chứng vừa kể trên, bạn nên nghi ngờ mình mắc bệnh gai cột sống. Bạn nên đến bệnh viện hoặc tìm đến bác sĩ cá nhân để được khám xét và có kế hoạch điều trị cụ thể.
1.1. Biến Chứng Của Bệnh Gai Cột Sống:
Khi phát hiện ra bệnh, dù chỉ ở giai đoạn khởi phát, người bệnh không nên chủ quan, mà nên tuân thủ liệu trình điều trị. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Những biến chứng của bệnh gai cột sống, xương mọc gai là:
Gù, vẹo cột sống.
Đau buốt vùng lưng, cột sống dẫn đến khó khăn trong di chuyển, sinh hoạt.
Bại liệt: Do rễ thần kinh và tủy sống bị tổn thương, dẫn đến mất hẳn chức năng.
Biến chứng về hô hấp, hạ huyết áp, tuyến mồ hôi…
Rối loạn phản xạ tự động.
1.2. Làm Gì Để Phòng Bệnh Gai Cột Sống ?
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là phương châm quen thuộc của y học. Bệnh gai cột sống gây ra đau buốt cột sống và vùng thắt lưng, nếu để bệnh nặng sẽ dẫn đến giai đoạn biến chứng nguy hiểm.
Như vậy, nếu muốn phòng tránh gai cột sống và xương mọc gai nói chung, chúng ta nên:
Duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh, trái cây. Hạn chế hút thuốc lá, ăn mặn.
Thường xuyên tập luyện thể dục, để có sức khỏe tốt, giúp máu huyết lưu thông, tuần hoàn tốt.
Từ bỏ các thói quen xấu như ngồi và nằm ngủ sai tư thế, khuân vác nặng không đúng cách, tập luyện thể thao quá sức…
Nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga…
Tránh để chấn thương cột sống.
Kiểm soát cân nặng, không nên để cơ thể lâm vào bệnh béo phì.
Cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu.
2. Cẩu Tích Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Đau Nhức Xương Khớp:
- Cây có vị đắng, tính ôn đi vào hai kinh can và thận (Bởi vậy cây thường được dùng trong các phương thuốc để bồi bổ can thận).
- Ngoài ra lông cẩu tích còn dùng để cầm máu rất hiệu quả: Khi bị chảy máu chỉ cần lấy 1 ít lông này đắp vào vết thường là cầm được máu ngay. Tác dụng này có được là do lông cu li hút huyết thanh của máu, hình thành máu cục bởi vậy làm cho máu chóng đông.
Tác Dụng Của Cẩu Tích:
- Bồi bổ can thận.
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp và phong tê thấp ở người già.
- Có tác dụng cầm máu.
- Giúp mạnh gân xương.
Những Ai Nên Dùng Cẩu Tích ?
- Người già suy giảm chức năng ngũ tạng.
- Người bị phong tê thấp.
- Dùng đắp vết thương chảy máu.
- Người bị bệnh về xương khớp.
Cách Dùng Cẩu Tích:
Hỗ trợ điều trị phong tê thấp bằng cẩu tích:
- Sử dụng các vị sau để sắc với 1 lít nước còn 500ml uống trong ngày: Cẩu tích 15 gr, Tục đoạn 10 gr, Cốt toái bổ 15 gr, Đương quy 10 gr, Xuyên khung 5 gr, Bạch chỉ 5 gr.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị thận hư, tiểu nhiều, di mộng tinh:
- Cẩu tích 15 gr, Thục địa 10 gr, Đỗ Trọng dây 10 gr, Dây tơ hồng 10 gr, Kim anh 10g, sắc với 700ml nước, sắc cạn còn khoảng 400ml nước uống trong ngày.
Phân Phối Cẩu Tích Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Cẩu Tích Giá: 120.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Cẩu Tích Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Cẩu Tích Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Xương Mọc Gai Là Bệnh Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bá Bệnh Trường Xuân, Amakong, Dây Đau Xương, Cây Mật Gấu, Cây Sói Rừng, Cây Sài Đất, Cây Tơm Trơng, Ngũ Gia Bì, Kê Huyết Đằng, Ngũ Gia Bì, Ngưu Tất, Rễ Mật Nhân, Quả Chuối Hột Rừng, Cốt Toái Bổ, Thổ Phục Linh.
Để lại một bình luận