Râu Ngô Có Tác Dụng Gì ? Theo Y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh như tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu, viêm tiết niệu, sán trong gan, mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật, vàng da… Ngoài ra, nó còn là thảo dược được sử dụng để điều trị các bệnh về gan rất hiệu quả.
Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, axit pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
Cây thân thảo cao khoảng 1,5 – 2,5 m. Thân dày, đặc, tương tự như thân tre, có đốt, các đốt cách nhau khoảng 20 – 30 cm. Lá to, dài, bản rộng, méo có nhiều lông thô ráp. Hoa đực có màu lục, tạo thành một bông dài tụ lại ngọn. Hoa cái tụ thành một bông to hình trụ ở nách lá và được bao bởi nhiều lá bắc dạng màng. Vòi nhụy có dạng sợi, màu vàng, túm lại thành chùm, có thể dài tới 20 cm. Đầu nhụy màu nâu hoặc tím sẫm.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Râu Ngô:
Tính vị: có vị ngọt, tính bình có tác dụng bình can, lợi đàm, tiêu thũng, lợi niệu.
Quy kinh: vào kinh phế, tâm, can, thận.
Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật và giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
Uống nước râu ngô còn có tác dụng hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
Sử dụng nước râu ngô hàng ngày thay cho nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả đối với người bị ứ mật và sỏi túi mật .
Uống nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận.
Nước râu ngô có hiệu quả tốt trong các trường hợp bị phù có liên quan đến các bệnh về tim mạch.
Thường xuyên sử dụng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và sỏi niệu quản. Nó sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
Nước luộc râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là những người dễ chảy máu.
Cách Chế Biến Râu Ngô:
Việc chế biến rất đơn giản. Bạn có thể lấy một nắm râu ngô tươi, rửa sạch rồi đun với khoảng 1 lít nước. Đun sôi tầm 10 phút rồi tắt bếp. Chờ nước nguội rồi uống thành 3 – 4 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn có thể phơi khô râu ngô để dự trữ uống dần. Mỗi lần nấu lấy ra một ít, có thể tráng qua nước nóng như pha chè rồi cho nước vào nấu sôi và để uống cả ngày thay cho nước chè.
Nước ngô có vị ngọt thanh dễ uống nhưng nếu bạn thích ngọt thì có thể cho thêm một ít đường để cảm thấy dễ uống hơn.
Những Lưu Ý Khi Dùng Râu Ngô:
Chọn nguồn cung cấp Râu ngô chất lượng và uy tín. Bởi vì Râu ngô nhiễm thuốc trừ sâu có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
Rửa sạch Râu ngô trước khi sử dụng để tránh bụi bẩn hoặc các loại hóa chất khác.
Chọn sản phẩm Râu ngô có sợi to, bóng, mượt, màu nâu óng như nhung.
Không uống quá nhiều lần trong ngày hoặc sử dụng liên tục hơn 10 ngày.
Phụ nữ có thai cần trao đổi với thầy thuốc để sử dụng Râu ngô một cách an toàn.
Cần cẩn thận khi sử dụng kèm các loại thuốc lợi tiểu hoặc các loại thực phẩm chức năng khác.
Không dùng thay nước lọc cho trẻ nhỏ.
Phân Phối Râu Ngô Khô Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Râu Ngô Khô Giá: 120.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Râu Ngô Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Râu Ngô Khô Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Râu Ngô Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bông Mã Đề, Cây Nhọ Nồi, Cây Râu Mèo, Cỏ Xước, Hạt Ý Dĩ, Kim Tiền Thảo, Quả Chuối Hột, Rễ Cỏ Tranh, Tầm Gửi Cây Gạo Tía, Tang Bạch Bì.
Để lại một bình luận