Những Điều Cần Biết Về Xuyên Khung: Theo Đông y, Xuyên Khung có vị cay, tính ôn; vào kinh can, đởm và tâm bào. Có tác dụng hành khí hoạt huyết, khu phong táo thấp. Dùng cho các trường hợp đau đầu và vùng hạ sườn, đau quặn bụng, bế kinh, thống kinh. Hằng ngày dùng 4 – 12g bằng cách nấu sắc, ngâm ướp, pha hãm.
Những nghiên cứu trong y học hiện đại cho thấy xuyên khung có tác dụng chống kết tụ tiểu cầu, chống thiếu máu cơ tim, cải thiện tình trạng thiếu máu não và giảm đau. Lựa củ to, vỏ ngoài đen vàng, thái lát ra thấy vàng trắng, mùi thơm đặc biệt, không thối nát, chắc, nặng là tốt. Củ như nắm tay, có mấu không đều, nhăn, đường kính 3 – 6cm hoặc hơi to. Mặt ngoài màu nâu vàng, có nhiều mấu vòng tròn hơi lồi, có nhiều vết hình tròn lõm và bướu nhỏ vết của rễ.
Những Điều Cần Biết Về Xuyên Khung:
Xuyên khung là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời trong Đông y có tác dụng lưu thông khí huyết, trừ phong, giảm đau, giảm co thắt, an thần, giảm huyết áp; dùng chữa các chứng bệnh như: nhức đầu, đau mắt, bụng trướng, chân tay tê lạnh, ung nhọt, phụ nữ kinh nguyệt không đều, phụ nữ sau sinh nở bị rong huyết kéo dài, thông niệu, tắc kinh và các bệnh về tuần hoàn máu…
Tên khác: Dược cần, khung cùng, mã hàm cung, phủ khung, tây khung, hương thảo, xà ty thảo, giải mạc gia.
Tên khoa học: Ligusticum striatum.
Họ: Hoa tán (Apiaceae).
Đặc Điểm Sinh Thái Của Xuyên Khung:
Xuyên khung là cây thân thảo có chiều cao chỉ khoảng 30 – 120cm, sống lâu năm.
Thân đơn, ít khi đâm cành, toàn thân không có lông, phần gốc có lớp màng dạng sợi bao bọc, bảo vệ bên ngoài. Thân cây mọc thẳng, bên trong ruột là một lỗ rỗng. Bên ngoài thân có nhiều đường gân chạy theo chiều dọc.
Lá màu xanh, mọc so le, dạng kép lông chim được tạo thành bởi 3 – 5 cặp lá chét. Cuống lá dài từ 9 – 17 cm, đầu dưới ôm vào thân. Dùng tay vò nhẹ thấy lá có mùi thơm.
Hoa thường ra vào tháng 7 – 9 trong năm, chúng mọc thành tán ở ngay đầu cành, có kích thước dao động từ 6 – 7 cm. Cánh hoa hình trứng ngược, màu trắng. Cuống tán dài cỡ 1 cm.
Quả song bế, thuôn dài, hình trứng.
Phân bố:
Cây xuyên khung thường mọc trên các khu vực sườn đồi râm mát trong các khu rừng có độ cao khoảng 1.500-3.700 m so với mực nước biển. Đây là cây bản địa của Trung Quốc, chủ yếu được trồng ở Tây Bắc Vân Nam. Các giống xuyên khung được trồng tại Việt Nam, Ấn Độ hay Nepal là loài di thực.
Ở nước ta, thảo dược này được tìm thấy ở các tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Hưng Yên hay Tam Đảo dạng mọc hoang hoặc được trồng đều có.
Thu hái và sơ chế:
Củ xuyên khung thường được thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa đông, từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Củ mang về cắt bỏ phần cổ sát thân cùng các rễ con. Rửa qua nhiều lần nước cho sạch đất cát. Sau đó phơi/sấy khô thu được dược liệu có tên là xuyên khung.
Có nhiều cách bào chế xuyên khung như sau:
Lấy củ xuyên khung ngâm trong nước 60 phút. Sau đó tiếp tục ủ kín thêm 12 giờ cho mềm ra. Thái thành những lát mỏng khoảng 1mm, đem phơi vài nắng cho khô.
Thái củ xuyên khung thành những lát mỏng, đem ngâm với rượu theo tỷ lệ 640g : 8 lít rượu. Sao trên lửa nhỏ cho đến khi nguyên liệu hơi chuyển qua màu đen. Để nguội dùng dần.
Ngâm củ xuyên khung trong nước rồi vớt ra, ủ mềm, thái phiến mỏng phơi khô. Để sống hoặc ngâm rượu
Rửa củ xuyên khung cho sạch, sau đó ủ 2 -3 ngày cho mềm, thái lát mỏng 1 – 2 mm, làm khô bằng cách phơi nắng hoặc sấy lửa nhỏ ở nhiệt độ 40 – 50 độ. Khi dùng sao qua cho thơm hoặc tẩm rượu để một đêm rồi sao sơ.
Thành phần hóa học:
Một Ancaloid dễ bay hơi, công thức C27 H37 N3, Một Acid C10 H10 O4 với tỉ lệ chừng 0.02%, gần giống Acid Ferulic trong A ngùy. Một chất có tính chất Phenola với công thức C24 H46 O4 hoặc C23 H44 O4, độ chảy 108 độ. Một chất trung tính có công thức C26 H28 O4 độ chảy 98 độ, Saponin, dầu bay hơi, 3 chất kết tinh trong đó có Perlolyrine (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Chuanxiongzine, Tetramethylpyrazine, Perlolyrine, 1-5-Hydroxymethyl-2-Furyl-9H-pyrido [3,4-b] Indole (Bắc Kinh Chế Dược Công Á Nghiên Cứu Sở, Trung Dược Thông Báo 1980, 15 (10): 471).
Ligustilide, Wallichilide, 3-Butylidenephthalide, 3-Butylidene-7-Hydroxyphthalide Wang Pnshan và cộng sự, Phytochemistry 1984, 23 (9): 2033).
Butylphthalide (Vương Tăng Hỷ, Trung Thảo Dược 1985, 16 (3): 137).
4-Hydroxy-3-Methoxy styrene, 1-Hydroxy-1-3-Methoxy-4-hydroxyphenyl ethane, Hydroxybenzoic acid, Vanilic acid, Coffeic acid, Protocatechuic acid(Vương Tăng Hỷ, Trung Thảo Dược 1985, 16 (5): 237).
Tính vị: Xuyên khung vị đắng, cay, hơi ngọt, tính ấm.
Quy kinh: Can, Đởm, Tỳ, Tam Tiêu.
Hình Ảnh Dược Liệu Xuyên Khung
Tác Dụng Của Xuyên Khung:
Nghiên cứu cho thấy xuyên khung có tác dụng ức chế đối với một số loại vi khuẩn gây bệnh như thương hàn, vi khuẩn tả hay Shigella sonnei. Điều này cho thấy dược liệu có tính kháng khuẩn, kháng sinh.
Đối với hệ thần kinh, xuyên khung có tác dụng an thần, gây ngủ khi thử nghiệm trên chuột. Ở hệ tim mạch, dược liệu này có tác dụng làm tăng co bóp hoặc giảm nhịp tim ở ếch, cóc, kích thích lưu thông tuần hoàn máu não và làm hạ huyết áp kéo dài do tác dụng của chất Ancaloid.
Ngoài ra xuyên khung còn thể hiện khả năng chống đông máu, làm ngưng tập tiểu cầu và ức chế co bóp tử cung.
Theo Đông y, xuyên khung có tác dụng bổ huyết, nhuận táo, khai uất, khu phong, chỉ thống, nhuận Can, khứ phong. Chủ trị đau đầu, đau khớp, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, căng tức ngực sườn, sản hậu, liệt nửa người do tai biến…
Xuyên Khung Trong Bài Tứ Vật Thang Và Bát Trân Thang:
Theo sách cổ Tứ vật là bài thuốc chuyên về điều huyết can kinh, trị chứng huyết hư huyết ứ sinh ra đau kinh, kinh nguyệt không đều. Bài thuốc: thục địa 12 – 24g, bạch thược 12 – 16g, đương quy 12 – 16g, xuyên khung 6 – 8g.
Đương quy: tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều huyết, thông kinh mạch, dùng làm thuốc bổ rất tốt.
Thục địa: bổ huyết sinh huyết, bổ thận, làm đen tóc, chữa huyết hư, kinh nguyệt không đều, khát nước, tân dịch khô kiệt, ho suyễn…
Bạch thược: có vị đắng, chua, vào 3 kinh can, tỳ và phế, có tác dụng dưỡng huyết, nhuận gan, lợi niệu, chỉ thống, chữa đau bụng, kinh nguyệt không đều, bế kinh, phụ nữ bị xích bạch đới lâu năm không khỏi. Giúp tăng cường sức đề kháng, chữa cơ thể suy nhược, ra mồ hôi trộm, tiểu tiện khó.
Bốn vị thuốc trong bài Tứ vật thang tổ hợp thành chỉnh thể bổ huyết, sinh huyết mà không trệ huyết, hành huyết mà không phá huyết, trong bổ có tán, trong tán có thu, làm thành bài thuốc chính để sinh huyết, bổ huyết cho chị em phụ nữ.
Bài thuốc Tứ vật được coi là “thánh dược” của phụ nữ, nó có tác dụng làm thông đường dẫn huyết, nhưng phần nhiều là người ta sử dụng dưới tác dụng gia giảm. Mục tiêu của bài thuốc là trị cho những người có chứng thiếu máu khiến cho da khô, mạch trầm và nhược, bụng nhão, quanh rốn máy động, và thuốc được dùng cho những người kinh nguyệt không đều, hệ thần kinh thực vật bị rối loạn.
Thuốc được ứng dụng để chữa các chứng kinh nguyệt bất thường, chứng vô sinh, các bệnh của huyết đạo, các chứng bệnh trước và sau khi đẻ (chân yếu sau khi đẻ, lưỡi phỏng sau khi đẻ, cước khí máu sau khi đẻ), các bệnh da (mang tính chất thô), chân tê không vận động được, viêm xương.
Đặc biệt, bài Tứ vật kết hợp với Tứ quân tử thang được gọi là Bát trân thang được dùng cho những người cả khí lẫn huyết đều hư, vị tràng hư nhược, sức khỏe kém, thiếu máu cho nên da khô táo. Bài thuốc Tứ quân (bổ khí) gồm các vị: nhân sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo (chích).
Bài Tứ quân chủ yếu để bổ khí hoặc kiện tỳ, ích khí. Trong đó, nhân sâm bổ khí, bổ chân khí (nguyên khí), bổ 5 tạng có tính cam ôn nên còn kiện tỳ dưỡng vị là Quân; bạch truật khổ ôn để kiện tỳ vận thấp (hóa thấp) phối hợp với nhau để bổ khí kiện tỳ là Thần; phục linh cam đạm để thẩm thấp kiện Tỳ giúp bạch truật tăng tác dụng hóa thấp là Tá.
Cam thảo chích tính cam ôn cũng là bổ khí hòa trung đưa thuốc vào Tỳ làm chức năng điều hòa các vị thuốc giúp nhân sâm ích khí và hòa trung là Sứ.
Cho nên bài thuốc này bổ khí kiện tỳ mà không gây thấp trệ tăng lên, cơ thể khỏe hơn.Bốn vị này có tính hòa hoãn, dễ uống, đều làm ăn ngon, bổ khí.
Bát trân là bài thuốc bổ khí huyết kinh điển, được hợp lại từ hai bài thuốc là bài Tứ quân (tác dụng bổ khí) và Tứ vật (bổ huyết), 2 bài kết hợp lại đều bổ khí lẫn huyết ở hậu thiên đều hư.
Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: khí là vệ thuộc dương, huyết là dinh thuộc âm; đó là lưỡng nghi ở người, nếu dùng Tứ vật, cố âm cho nên kết hợp cả Tứ quân để bổ cả khí lẫn huyết không lo âm dương thiên thắng cho nên gọi là Bát trân. Khí huyết sung mãn sẽ sống lâu.Như vậy bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết kiêm cả hành khí, cho nên không những điều trị huyết hư mà dùng cho cả huyết ứ trệ.
Bài Bát trân dùng để điều trị phụ nữ hiếm muộn, vô sinh do khí huyết suy, người xanh xao, thường mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt… Dùng bài thuốc, người phụ nữ vừa có thể có thai, vừa nâng cao sức khỏe toàn diện, ăn ngon, ngủ yên.
Bài Bát trân, gồm: đương quy 12g, xuyên khung 12g, thục địa 20g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 10g.
Qua kinh nghiệm lâm sàng, chúng tôi gia: hương phụ 12g, ích mẫu 12g, ngải cứu 6g, huỳnh cầm 12g, sâm Cát Lâm 4g, sa sâm 10g, ngưu tất 4g, đại táo 3 trái.
Ngoài ra, tùy bệnh có thể gia: hồng hoa, đào nhân, đỗ trọng, tục đoạn, kỷ tử, nhục thung dung…
Ngày sắc 1 thang, chia 3 lần uống.
Bài Tứ vật kết hợp với bà Tứ quân lập thành bài Bát trân. Đây là bài thuốc dùng để điều trị phụ nữ hiếm muộn, vô sinh do khí huyết suy, người xanh xao, thường mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt… Dùng bài thuốc, người phụ nữ vừa có thể có thai, vừa nâng cao sức khỏe toàn diện, ăn ngon, ngủ yên.
Cách Dùng Xuyên Khung:
Dùng độc vị hoặc kết hợp cùng các thảo dược khác sắc uống, làm hoàn. Liều dùng thông thường là 4 – 8gr / ngày.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Xuyên Khung:
Trừ phong, giảm đau: Dùng khi đau đầu đau người do ngoại cảm phong tà, đau khớp do phong thấp, gân co rút.
Bài 1: xuyên khung 6g, tế tân 3g, khương hoạt 8g, bạch chỉ 12g, phòng phong 12g, kinh giới 12g, bạc hà 6g, cam thảo 4g. Tất cả nghiền thành bột. Mỗi lần lấy 4g, trộn với nước chè để uống hoặc sắc nước uống. Trị đau đầu do phong hàn và trị đau đầu, váng đầu sau phẫu thuật.
Bài 2: xuyên khung 6g, cương tằm 6g, cúc hoa 12g, thạch cao sống 12g. Nghiền thành bột hoặc sắc uống. Trị đau đầu do phong nhiệt.
Một số món ăn thuốc có xuyên khung:
Xuyên khung tán: xuyên khung tán mịn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 6g, với nước sôi và chút rượu. Dùng cho các trường hợp đau đầu đặc biệt là chứng đau nửa đầu (hội chứng migraine).
Thịt lợn hầm xuyên khung, bán hạ: thịt lợn nạc 60g, xuyên khung 12g, bán hạn chế 12g, bạch biển đậu sao 20g. Dược liệu sắc lấy nước, bỏ bã. Đem nước thuốc nấu với thịt nạc, thêm muối gia vị vừa ăn. Ngày ăn 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân đau đầu do tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch và do các bệnh lý về mạch máu thần kinh.
Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng, kinh nguyệt quá nhiều, các chứng bệnh có khả năng gây xuất huyết dưới da và nội tạng cần thận trọng.
Những Lưu Ý Khi Dùng Xuyên Khung:
Có tiền sử bị dị ứng với xuyên khung hoặc một trong các thành phần của dược liệu.
Người có thể âm hư hỏa vượng.
Bị đàm do hen suyễn, khí thăng.
Khô miệng, khô họng, ra mồ hôi trộm vào ban đêm, phiền táo.
Đầy bụng, chán ăn, Tỳ hư, thể khí uất hóa hỏa.
Người bị ra nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt.
Đối tượng đang gặp các vấn đề về nội tạng, xuất huyết.
Phụ nữ mang thai cần thông qua ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Tương tác thuốc:
Xuyên khung hợp với bạch chỉ nên thường được dùng làm thuốc dẫn cho nhau.
Kiêng kị phối hợp chung với các vị thuốc như: Hoàng kỳ, hoạt thạch, sơn thù, hoàng liên, tiêu thạch, lang độc.
Tác dụng phụ:
Theo Phẩm Hối Tinh Nghĩa, việc sử dụng xuyên khung kéo dài có thể làm mất chân khí. Vì vậy khi có bệnh bạn nên đi khám và tuân thủ dùng thuốc theo đúng liều lượng, thời gian được bác sĩ khuyến cáo.
Phân Phối Xuyên Khung Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Xuyên Khung Giá: 300.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Xuyên Khung Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Xuyên Khung Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Những Điều Cần Biết Về Xuyên Khung”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Hạ Khô Thảo, Giảo Cổ Lam, Đương Quy, Hoa Hòe, Hoa Tam Thất, Huyền Sâm, Nụ Tam Thất, Nước Nhàu Noni, Quả Tam Thất, Trà Giảo Cổ Lam, Trái Nhàu, Viên Nhàu Noni, Trà Nhàu, Bột Nhàu, Cây Dừa Cạn, Đan Sâm.
Để lại một bình luận