Người Bị Gai Cột Sống Nên Ăn Gì ? Nhiều người tin rằng tuân thủ theo một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh gai cột sống. Theo đó, sử dụng thực phẩm giàu vitamin và chất dinh dưỡng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chống lại bệnh gai cột sống.
Một số thức ăn có thể hạn chế, thậm chí là cắt giảm các cơn viêm. Tham khảo các loại thực phẩm chữa gai cột sống trong bài viết bên dưới.
1. Người Bị Gai Cột Sống Nên Ăn Gì ?
1.1. Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Gai Cột Sống:
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh gai cột sống. Bữa ăn thiếu canxi và các dưỡng chất có thể dẫn tới loãng xương, khiến xương khớp dễ thoái hóa và dẫn đến gai cột sống.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của xương khớp, người bệnh nên chú ý một số quy tắc dinh dưỡng sau:
Bổ sung thực phẩm giàu canxi:
Canxi là thành phần cấu tạo nên cấu trúc và sức mạnh của xương. Do đó, muốn xương khớp khỏe mạnh, khắc phục được các triệu chứng thoái hóa, gai cột sống người bệnh nên chú ý thêm thực phẩm chứa canxi vào bữa ăn hàng ngày.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D:
Vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi để phát triển và bảo vệ xương. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng thì con người có thể tổng hợp vitamin D bằng thực phẩm hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Cung cấp vitamin C:
Vitamin C giúp phục hồi các mô, góp phần tái tạo collagen để đẩy nhanh quá trình hình thành sụn khớp. Một người trưởng thành nên bổ sung 60 mg vitamin C mỗi ngày để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và ngăn ngừa gai cột sống.
Bổ sung vitamin K:
Vitamin K có thể gia tăng mật độ của xương, ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp.
Bổ sung thực phẩm chứa Kali:
Chế độ ăn uống quá mặn, thừa muối có thể làm suy giảm mật độ xương. Do đó, tăng hàm lượng kali là cách để giảm lượng muối thừa và bảo vệ xương.
1.2. Gai Cột Sống Nên Ăn Gì ?
Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể nào có thể điều trị bệnh gai cột sống. Tuy nhiên các thực phẩm khác nhau có thể giúp người bệnh duy trì cân nặng khỏe mạnh và hạn chế vấn đề viêm.
Những người bệnh gai cột sống có thể tham khảo một số loại thực phẩm và chất dinh dưỡng sau đây để hạn chế các triệu chứng.
Axit béo Omega – 3:
Một nghiên cứu gần đây cho thấy bổ sung omega 3 có thể làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân gai cột sống. Một số loại thực phẩm chứa nhiều omega 3 bao gồm:
Hạt chia.
Hạt lanh và dầu hạt lanh.
Quả óc chó.
Cá béo như cá hồi, cá mồi, cá ngừ.
Đậu nành, dầu cải.
Một số loại thực phẩm cũng chứa omega 3, tuy nhiên hàm lượng nhỏ hơn bao gồm cải xoăn, rau bina và salad.
Hoa quả và rau củ:
Ăn nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày để đảm bảo cơ thể hấp thụ đầy đủ lượng vitamin cần thiết. Bên cạnh đó, trái cây cũng chứa một lượng khoáng chất, calo và chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Hoa qua và rau củ được Hiệp hội Quốc gia (NASS) ở Vương quốc Anh khuyên dùng cho người bệnh gai cột sống như:
Đu đủ.
Ổi.
Dứa.
Cam.
Chanh.
Bưởi.
Cà chua.
Cà rốt.
Các loại ngũ cốc:
Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ có thể giúp giảm viêm. Tuy nhiên, một số loại ngũ cốc đã qua chế biến có thể chứa gluten chẳng hạn như lúa mạch đen, lúa mì có thể làm cho triệu chứng gai cột sống thêm tồi tệ.
Điều quan trọng là phải chọn loại ngũ cốc nguyên chất chẳng hạn như:
Gạo nâu.
Ngô (bắp).
Kiều mạch.
Yến mạch.
Thực phẩm giàu canxi:
Gai cột sống sẽ khiến cho xương yếu. Đó là lý do người bệnh nên chú ý bổ sung thêm canxi vào bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm giàu canxi bao gồm:
Rau lá xanh đậm như cải xoong và cải xoăn.
Bông cải xanh.
Sữa tăng cường, sữa canxi ít béo.
Quả hạnh nhân.
Cá mòi đóng hộp.
Ngũ cốc nguyên hạt.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D:
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, bảo vệ và giúp xương luôn chắc khỏe. Người bệnh có thể bổ sung vitamin D qua anh nắng mặt trời hoặc một số thực phẩm sau:
Cá và hải sản.
Lòng đỏ trứng.
Dầu gan cá.
Thực phẩm bổ sung như nước trái cây, ngũ cốc, sữa, đậu phụ.
Thảo mộc và gia vị:
Một số loại thảo mộc và gia vị có thể chống viêm và hỗ trợ điều trị gai cột sống bao gồm:
Tỏi: chứa chất chống viêm và kháng khuẩn.
Gừng: là chất chống viêm tự nhiên.
Củ nghệ: có thành phần chính là curcumin được chứng minh là có khả năng làm giảm viêm.
1.3. Người Bị Gai Cột Sống Kiêng Ăn Gì ?
Một số thực phẩm có thể gây viêm và khiến cho tình trạng thêm tồi tệ. Do đó, người bệnh gai cột sống nên tránh:
Thực phẩm ngọt:
Đường và thực phẩm chứa đường tinh chế có thể dẫn đến viêm, sưng. Vì vậy người bệnh gai cột sống nên giảm thực phẩm chứa đường chẳng hạn như:
Món ăn tráng miệng.
Kẹo.
Bánh ngọt.
Nước soda.
Nước trái cây.
Thực phẩm chứa muối và natri cao:
Thực phẩm chế biến chứa nhiều natri và muối có thể tác động các tế bào và gây viêm. Do đó, người bệnh gai cột sống nên hạn chế đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn và đọc kỹ thành phần sản phẩm trước khi sử dụng.
Thịt đỏ:
Thịt đỏ chứa một số hóa chất và chất béo bão hòa sẽ khiến tình trạng gai cột sống nặng hơn. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế ăn thịt đỏ để giảm bớt các triệu chứng gai cột sống.
Thực phẩm giàu chất béo:
Chất béo có thể gây viêm nhiễm bao gồm chất béo bão hòa và omega 6 bao gồm:
Pizza.
Phô mai và các sản phẩm từ sữa béo.
Thực phẩm chế biến.
Mayonaise.
Bánh ngọt.
Tinh bột:
Chế độ ăn uống nhiều tinh bột và hàm lượng ngũ cốc, rau quả thấp có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Một số thức ăn nhiều tinh bột mà người gai cột sống nên kiêng bao gồm:
Bánh mì và bánh ngọt.
Cơm.
Khoai tây.
Mỳ ống.
Rượu:
Mối liên hệ giữa rượu và các bệnh như thấp khớp, viêm khớp, gai cột sống không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên những người gai cột sống nên kiêng hoặc hạn chế tiêu thụ rượu để đảm bảo an toàn.
Sử dụng rượu nặng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và làm tăng nguy cơ loãng xương. Hơn nữa rượu cũng sẽ ức chế sự hấp thụ của các chất dinh dưỡng.
Thực phẩm kích thích:
Một số loại thực phẩm có thể gây đau cho những người bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, ở những cá thể khác nhau thì thực phẩm kích thích gây viêm đau cũng khác nhau. Do đó, giữ một danh sách các loại thực phẩm gây đau hoặc phản ứng tiêu cực là cách để xác định và tránh xa các triệu chứng gai cột sống.
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể hạn chế dấu hiệu của bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện chế độ ăn kiêng.
2. Cẩu Tích Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Đau Nhức Xương Khớp:
- Cây có vị đắng, tính ôn đi vào hai kinh can và thận (Bởi vậy cây thường được dùng trong các phương thuốc để bồi bổ can thận).
- Ngoài ra lông cẩu tích còn dùng để cầm máu rất hiệu quả: Khi bị chảy máu chỉ cần lấy 1 ít lông này đắp vào vết thường là cầm được máu ngay. Tác dụng này có được là do lông cu li hút huyết thanh của máu, hình thành máu cục bởi vậy làm cho máu chóng đông.
Tác Dụng Của Cẩu Tích:
- Bồi bổ can thận.
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp và phong tê thấp ở người già.
- Có tác dụng cầm máu.
- Giúp mạnh gân xương.
Những Ai Nên Dùng Cẩu Tích ?
- Người già suy giảm chức năng ngũ tạng.
- Người bị phong tê thấp.
- Dùng đắp vết thương chảy máu.
- Người bị bệnh về xương khớp.
Cách Dùng Cẩu Tích:
Hỗ trợ điều trị phong tê thấp bằng cẩu tích:
- Sử dụng các vị sau để sắc với 1 lít nước còn 500ml uống trong ngày: Cẩu tích 15 gr, Tục đoạn 10 gr, Cốt toái bổ 15 gr, Đương quy 10 gr, Xuyên khung 5 gr, Bạch chỉ 5 gr.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị thận hư, tiểu nhiều, di mộng tinh:
- Cẩu tích 15 gr, Thục địa 10 gr, Đỗ Trọng dây 10 gr, Dây tơ hồng 10 gr, Kim anh 10g, sắc với 700ml nước, sắc cạn còn khoảng 400ml nước uống trong ngày.
Phân Phối Cẩu Tích Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Cẩu Tích Giá: 120.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Cẩu Tích Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Cẩu Tích Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Người Bị Gai Cột Sống Nên Ăn Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bá Bệnh Trường Xuân, Amakong, Dây Đau Xương, Cây Mật Gấu, Cây Sói Rừng, Cây Sài Đất, Cây Tơm Trơng, Ngũ Gia Bì, Kê Huyết Đằng, Ngũ Gia Bì, Ngưu Tất, Rễ Mật Nhân, Quả Chuối Hột Rừng, Cốt Toái Bổ, Thổ Phục Linh.
Để lại một bình luận