Mua Cát Cánh Ở Đâu Tốt ?
|
Bán Cát Cánh Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Cát Cánh Khô Giá: 380.000 Đ / Kg
Giới Thiệu Tổng Quan Về Cát Cánh:
Cát Cánh có vị đắng cay, tính hơi ôn; vào kinh phế. Có tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí. Chữa chứng ho nhiều đờm, họng đau nói khàn, áp-xe phổi, viêm họng sưng đau, lỵ, tiểu tiện không lợi.
Tên khác của Cát Cánh:
- Cát cánh còn có tên khác là bạch dược, kết cánh, cánh thảo, là rễ phơi khô của cây cát cánh (Platycodon grandiforum A. DC.), thuộc họ hoa chuông (Campanunaceae).
Công Dụng Của Cát Cánh:
- Cát cánh vị đắng cay, tính hơi ôn; vào kinh phế. Có tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí. Chữa chứng ho nhiều đờm, họng đau nói khàn, áp-xe phổi, viêm họng sưng đau, lỵ, tiểu tiện không lợi.
Cách dùng cát cánh:
Hỗ trợ trừ đờm, chữa ho:
- Bài 1: cát cánh 8g, tỳ bà diệp (lá nhót tây) 12g, lá dâu 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang, uống liền 2 – 4 ngày. Chữa ho do nóng, đờm dính quánh.
- Bài 2: cát cánh 8g, hạnh nhân 12g, tía tô 12g, bạc hà 4g. Sắc uống. Uống liền trong 2 – 4 ngày. Chữa ho do lạnh, đờm loãng.
- Bài 3: cát cánh 6g, trần bì 6g, bán hạ chế 6g, mạch môn sao 6g, ngưu tất 6g, ngũ vị tử 6g, tiền hồ 6g, ma hoàng 6g. Sắc uống. Chữa ho suyễn nhiều đờm.
- Bài 4: Thang cát cánh: cát cánh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống hoặc tán thành bột uống. Chữa họng sưng đau. Ở liều cao hơn gấp 3 – 5 lần dùng chữa phế ung (áp-xe phổi).
- Bài 5: cát cánh 8g, kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, cam thảo sống 4g. Sắc uống. Chữa viêm amidan.
Hỗ trợ điều trị viêm phổi, đau tức ngực, ho thổ ra đờm:
- Bài 1: cát cánh 4g, cam thảo sống 4g, rau diếp cá 8g, bối mẫu 8g, nhân ý dĩ 20g, nhân hạt bí trắng 24g, rễ cỏ tranh 63g, dây kim ngân 12g. Sắc uống.
- Bài 2: cát cánh 10g, trần bì 10g, hương phụ 10g, đương quy 15g, mộc hương 5g. Sắc uống. Trị đau tức ngực do chấn thương lâu ngày.
Hỗ trợ điều trị cam răng, miệng hôi: cát cánh, hồi hương liều lượng bằng nhau, tán bột, chấm bột vào nơi răng bị cam đã rửa sạch.
Kiêng kỵ: Người âm hư, ho lâu ngày và có chiều hướng ho ra máu đều không nên uống.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Quả La Hán, Mạch Môn, Chỉ Thực, Kha Tử.
Để lại một bình luận