Đinh Hương có vị cay, tê, mùi thơm mạnh, tính ấm, có tác dụng kích thích, làm thơm, ấm bụng, chống nôn, giảm đau, sát khuẩn, làm săn, tiêu sưng. Đinh hương giàu chất chống oxy hóa, protein, chất xơ, canxi, sắt, kẽm, kali, niacin, folate, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin K và vitamin D, nên có nhiều lợi ích sức khỏe.
Vị thuốc giống như chiếc đinh, lại có mùi thơm nên đặt tên đinh hương. Tên caryophyllata do chữ caryo có nghĩa là quả dẻ, phyllus là lá, sau khi lá đài rụng hết, vị đinh hương giống như một quả hạt dẻ nhỏ được bao bọc bởi một vòng lá.
Đinh hương còn gọi là Đinh Tử, Đinh Tử Hương là nụ hoa của Cây Đinh Hương, Chi Giải Hương, Hùng Đinh Hương, Công Đinh Hương…
Tên Khoa Học Của Đinh Hương:
Flos caryophylatac; Thuộc họ sim (Myrtaceae).
Mô Tả Cây Đinh Hương:
Đinh hương cao 12-15m. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, phiến lá dài. Hoa mọc thành xim nhỏ chi chít và phân nhánh ở đầu cành. Hoa gồm 4 lá đài dày, khi chín có màu đỏ tươi, 4 cánh tràng màu trắng hồng, khi nở thì rụng sớm, rất nhiều nhị. Quả mọng dài, quanh có các lá đài, thường chỉ chứa một hạt.
Nụ hoa giống như một cái đinh, màu nâu sẫm, bao gồm phần bầu dưới của hoa hình trụ, dài 10 – 12 mm, đường kính 2 – 3 mm và một khối hình cầu có đường kính 4 – 6 mm. Ở phía dưới bầu đôi khi còn sót lại một đoạn cuống hoa ngắn, phía trên có 4 lá đài dày, hình 3 cạnh, xếp chéo chữ thập.
Khối hình cầu gồm 4 cánh hoa chưa nở, xếp sít nhau. Bóc cánh hoa thấy bên trong có nhiều nhị, giữa có một vòi nhụy, thẳng, ngắn. Cắt dọc bầu dưới có hai ô chứa nhiều noãn. Tinh dầu tập trung ở phần bầu của hoa.
Khu Vực Phân Bố, Thu Hái Và Cách Chế Biến Đinh Hương:
Cây đinh tử vốn có nguồn gốc ở đảo Mô-lúc (Indonesia). Được đưa đi trồng tại nhiều nước nhiệt đới châu Phi và châu Á vào thế kỷ 18. Nhiều nhất ở các đảo Zanziba và Penba (Ấn Độ Dương), bờ biển phía đông châu Phi, Mangat, Braxin, Malaysia, Sumatra.
Cây ưa khí hậu nóng và ẩm, độ cao dưới 200-300m. Năm thứ 5 và 6 ra hoa, nhưng thu hoạch cao nhất vào năm thứ 20. Tùy theo vùng, mỗi năm thu hoạch 1-2 lần, khi nụ bắt đầu đỏ. Hái hoa bằng tay khi còn ở giai đoạn nụ, ngắt bỏ cuống (griffe), nhưng cuống cũng được sử dụng.
Phơi sấy cho đến khi ngả màu nâu. Mỗi cây cho khoảng 2-3kg nụ đinh tử. Đừng để đến khi thành quả (anthofles) mới hái vì khi ấy chất lượng kém. 1kg đinh hương gồm khoảng 10.000 nụ.
Nước ta trước đây hoàn toàn nhập đinh hương. Sau đó có thử di thực nhưng không phát triển. Hiện đã mất giống.
Loại thảo mộc này là một vị thuốc có hình dáng giống như chiếc đinh và có mùi thơm, vì thế nên nó được dân gian đặt tên là đinh hương. Trong y học Trung Quốc, đinh hương được sử dụng để chữa lành chứng khó tiêu, nôn mửa, sát khuẩn, chống nấm và một số các bệnh khác. Ngoài ra, đinh hương còn được sử dụng để chế biến mỹ phẩm, làm gia vị…
Bộ Phận Dùng Đinh Hương:
Nụ hoa khô – Flos Caryophylli, thường gọi là Đinh Hương.
Nụ hoa đinh tử (bộ phận dùng chủ yếu của cây) được thu hái vào lúc nụ bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu hồng đỏ, để cả cuống hoặc ngắt bỏ, phơi âm can hoặc sấy nhẹ đến khô.
Công Dụng Của Đinh Hương:
Sức khỏe tình dục:
Đinh tử được cho là cải thiện sức khỏe tình dục, nhất là ở nam giới, bằng cách tăng cường ham muốn và cũng có hiệu quả trong điều trị vô sinh. Hãy cho đinh hương vào trong món ăn hoặc uống nó như trà. Bạn có thể cho thêm mật ong để tăng mùi vị.
Hỗ trợ giảm tiểu đường:
Đinh tử tốt cho những người có hàm lượng đường huyết cao vì nó có chức năng giống như insulin trong cơ thể. Nó giúp chuyển lượng đường dư thừa từ máu vào trong các tế bào cơ thể, vì vậy bình thường hóa được lượng đường và cũng điều trị được bệnh.
Hỗ trợ tốt cho xương và khớp:
Đinh tử giàu các chất như eugenol và flavonoid làm tăng mật độ xương và khoáng chất trong xương, do đó giúp chúng ta khỏe mạnh hơn. Những người có xương yếu, đặc biệt là phụ nữ, người già, nên dùng đinh hương thường xuyên.
Hỗ trợ giúp tăng cường hệ miễn dịch:
Ăn đinh tử bảo vệ bạn chống được phần lớn các bệnh nhiễm trùng vì nó giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nó làm tăng số lượng tế bào bạch cầu, vì vậy giúp cơ thể chống nhiễm trùng.
Giúp giảm đau và viêm:
Đinh tử có thuộc tính giảm đau và chống viêm. Hợp chất eugenol có trong đinh tử có thể giảm đau và viêm. Vì vậy đinh hương có thể thay thế cho các thuốc giảm đau và chống viêm.
Hỗ trợ điều trị đau nhức răng:
Nếu bạn bị đau răng do sâu răng, hãy đặt một nhánh đinh hương lên chiếc răng bị đau một thời gian để giảm đau. Đinh tử có thể giảm đau và làm cho các dây thần kinh bị tê liệt do có thuộc tính gây tê cục bộ.
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư:
Đinh tử có thể tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể và một nghiên cứu chỉ ra rằng đinh hương có thể có lợi trong việc kiểm soát ung thư phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng và các loại ung thư khác ở giai đoạn đầu. Vì vậy hãy ăn nhiều đinh hương để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh ung thư.
Hỗ trợ điều trị đau đầu:
Đinh tử có thể được dùng để giảm đau đầu. Trộn bột đinh tử và muối mỏ trong 1 cốc sữa. Uống loại hỗn hợp này để giảm đau đầu.
Theo Y học cổ truyền:
Trong y học cổ truyền, đinh hương có vị cay, tê, mùi thơm mạnh, tính ấm, có tác dụng kích thích, làm thơm, ấm bụng, chống nôn, giảm đau, sát khuẩn, làm săn, tiêu sưng. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Trích đoạn y văn cổ:
Sách Dược tính bản thảo: “chủ lãnh khí phúc thống”.
Sách Cảnh nhạc toàn thư: “tịch ác khử tà, ôn trung khoái khí, trị nấc ở thượng tiêu, hoắc loạn nôn mửa, giải độc rượu, trị âm hàn tâm phúc đầy trướng, lãnh thống, làm ấm hạ tiêu lưng gối lạnh đau, tráng dương đạo, ức chế âm tà, trừ vị hàn tả lị”.
Sách Bản thảo thông huyền: ” Đinh tử ôn trung kiện vị. Trong thuốc hoàn nên dùng cùng với các loại thuốc nhuận. Dùng độc vị, dùng nhiều thuốc đễ xông lên làm tổn thương phế và mắt”.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Nước chiết xuất Đinh hương có tác dụng kích thích dạ dày tăng tiết acid dịch vị và pepsin, kích thích tiêu hóa.
Dịch chiết xuất nước, cồn, ête của Đinh hương và tinh dầu Đinh hương đều có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nấm gây bệnh.
Đinh tử có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lao, liên cầu dung huyết, trực khuẩn bạch hầu, lị, trực khuẩn phó thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn Bruce, trực khuẩn viêm phổi và virut cúm. In vitro thuốc có tác dụng làm tê liệt và giết chết lãi đũa ở heo.
Đinh tử có loại thành phần hòa tan trong nước chưa được rõ có tác dụng kích thích cơ trơn của tử cung.
Tinh dầu Đinh tử nhỏ vào hốc răng có tác dụng khử khuẩn và làm giảm đau răng.
Ứng dụng lâm sàng:
Hỗ trợ điều trị chàm lở: Dùng Đinh tử gia vào 100ml cồn 75% ngâm 48 giờ, bỏ xác, mỗi ngày bôi vào vùng chàm lở 3 lần. Tác giả đã trị 31 ca mắc bệnh chàm ở người và bàn chân trên 2 năm. Phần lớn bôi sau 1 ngày giảm, sau 2 ngày tróc vẩy, và 3 – 5 ngày khỏi. Có 20% vẫn tái phát (Báo cáo của Trần Bỉnh Đồng, Tạp chí bệnh ngoài da Trung hoa 1963,1:17).
Hỗ trợ điều trị lở đầu vú: Lý hoài Tân dùng Công Đinh tử 10 – 20 cái (nụ) tán bột mịn. Nếu lở khô trộn dầu (mè hoặc dầu mù u) bôi vào, nếu lở ướt rắc bột vào 2 – 3 lần mỗi ngày. Theo dõi 10 ca kết quả tốt (Tạp chí Trung y 1966,6:29).
Hỗ trợ điều trị nôn, nấc cụt, trẻ em ợ sữa: Đinh tử thị đế thang: Đinh hương 3g, Tai hồng 10g, Đảng sâm 10g, Sinh khương 10g, sắc nước uống.
Đinh hương tán: Đinh tử 3g, Sa nhân 5g, Bạch truật 10g, tán bột mịn mỗi lần uống 2 – 4g, ngày 2 3 lần với 2 – 3 lần với nước ấm. Trị chứng nôn, tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.
Hỗ trợ điều trị đau do loét dạ dày tá tràng thể hư hàn: Đinh hương chỉ thống tán: Diên hồ sách 10g, Ngũ linh chi 6g, Đương quy 10g, Quất hồng 6g, Đinh hương 4g, tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 3 – 6g, ngày 2 – 3lần với nước sôi ấm. Trường hợp chảy máu không dùng.
Đinh tử 30g, bột Long cốt 300g, Mẫu lệ 300g, bột mì 120g, tất cả tán bột mịn trộn đều gói thành bao 6g mỗi bao. Mỗi lần uống 1 bao, ngày uống 2 – 3 lần với nước sôi ấm. Trường hợp loét bao tử ợ chua nhiều uống tốt.
Những Ai Nên Dùng Đinh Hương ?
Người bị đau răng, sâu răng, hôi miệng.
Người làm việc trong môi trường áp lực, căng thẳng.
Người bị bong gân, đau nhức xương khớp, chân tay lạnh.
Cách Dùng Đinh Hương:
Ngày dùng 3 – 5 Gr, tán bột hoặc hãm nước uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Nụ đinh hương khô còn dùng làm gia vị (chủ yếu là eugenol) có thể gây phấn khích, kiện vị, sát trùng, sát vi khuẩn, chống nấm, trị mửa. Trong nụ có chứa eugenin chống nhiều siêu khuẩn như: trái rạ, R.D.
Hoa đinh tử chống thụ tinh ở phụ nữ, kích thích và làm co rút tử cung, làm tiết mật, làm lành lở bao tử, chống ung thư. Ngoài ra còn chống sự ngưng đập của phiến bào vì eugenol ngăn sự tạo lập tromboxan A.
Ở Ấn Độ, đinh tử dùng hỗ trợ điều trị đầy hơi và rối loạn tiêu hóa. Nụ hoa dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tủy răng, làm thuốc sát khuẩn và diệt sâu bọ mạnh. Người ta còn dùng đinh hương trong chế biến nước hoa, vanilin tổng hợp.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Đinh Hương:
Hỗ trợ điều trị hôi miệng và phòng bệnh trong các vụ dịch: lấy một nụ đinh tử, giã giập, bọc vào bông, rồi nút vào mũi hoặc nhai và ngậm.
Hỗ trợ điều trị sai khớp, bong gân: đinh tử phối hợp với quế, gừng sống, dây đau xương, vỏ núc nác, hồi hương, vỏ sòi, lá canh châu, mủ xương rồng bà, lá náng, lá thầu dầu tía, lá kim cang, lá mua, huyết giác, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế (lượng các vị bằng nhau), giã nhỏ, sao nóng và chườm.
Hỗ trợ điều trị bệnh nội thương lâu ngày, sinh nấc nghẹn, nôn mửa, tức ngực, mạch chậm: đinh tử 2-4g, tai hồng 10g, gừng 5 lát (đôi khi còn thêm trần bì, thanh bì và bán hạ, mỗi thứ 6g), sắc với 200ml nước còn 50ml uống trong ngày. Trong trường hợp nếu nóng nhiều thì giảm đinh hương, tăng tai hồng; ngược lại nếu lạnh nhiều thì tăng đinh hương, giảm tai hồng.
Hỗ trợ điều trị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thổ tả: đinh tử 2g, sa nhân 6g, bạch truật 12g. Tất cả tán bột, uống mỗi lần 2-4g, ngày 2-3 lần.
Hỗ trợ điều trị răng bị sưng, đau, sâu răng: đinh tử giã nhỏ, ngâm với cồn, càng lâu càng tốt, rồi tẩm vào bông, dịt vào chỗ răng đau. Có thể phối hợp với xuyên tiêu (lượng bằng nhau) tán thành bột mịn cùng với ít băng phiến, rồi trộn với mật ong, bôi hằng ngày.
Hỗ trợ điều trị đinh râu: đinh tử 1 phần, đọt cây dứa dại 2 phần, giã nát, đắp băng.
Hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp (mũi, xoang mặt), khai thông đường thở: tinh dầu đinh tử, tinh dầu bạch đàn, trần bì, hạt mùi, menthol, natri bicarbonate, acid citric, trộn đều, làm viên. Mỗi lần dùng 2-3g cho vào nước sôi rồi xông họng. Có thể ngậm rồi súc họng.
Hỗ trợ điều trị ngạt mũi, cảm cúm, nhức đầu: cao xoa (dạng cao mềm như cao sao vàng) gồm tinh dầu đinh tử, bạc hà, quế, long não, sa nhân, hồi. Khi dùng, lấy một ít cao, bôi xoa vào mũi, thái dương, gáy.
Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau xương, nhức mỏi, chân tay lạnh: đinh tử 20g, long não 12g, cồn 90 độ 250ml. Ngâm 7 ngày đêm. Lọc bỏ bã. Khi dùng, lấy bông thấm thuốc bôi, rồi nắn bóp nơi đau nhức. Ngày làm 1-2 lần.
Lưu ý:Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Giao hàng miễn phí trong nội thành Hà Nội với đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên.
Đối với những đơn hàng dưới 500.000 VNĐ phí giao hàng sẽ được thỏa thuận trực tiếp khi đặt hàng.
Thời gian nhận hàng từ 2 – 4 tiếng kể từ lúc đặt hàng (giao hàng trong giờ hành chính).
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Giao hàng miễn phí với đơn hàng từ 1.000.000 VNĐ trở lên.
Phí giao hàng tại ngoại thành Hà Nội là 25.000 VNĐ cho 1Kg đầu tiên + 5.000 VNĐ cho 1Kg tiếp theo.
Chúng tôi sử dụng dịch vụ ShipCod (Giao Hàng Toàn Quốc – Thanh Toán Tại Nhà) của Viettel để giao hàng.
Thời gian nhận hàng từ 1 – 2 ngày kể từ ngày đặt hàng.
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
Giao hàng miễn phí với đơn hàng từ 1.000.000 VNĐ trở lên.
Phí giao hàng tại các tỉnh thành khác là 35.000 VNĐ cho 1Kg đầu tiên + 5.000 VNĐ cho 1Kg tiếp theo.
Chúng tôi sử dụng dịch vụ ShipCod (Giao Hàng Toàn Quốc – Thanh Toán Tại Nhà) của Viettel để giao hàng.
Thời gian nhận hàng từ 3 – 5 ngày kể từ ngày đặt hàng.
Lý Do Bạn Nên Mua Đinh Hương ( Nụ Đinh Hương ) Tại Vườn Thuốc Quý:
Bạn đang được phục vụ bởi đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: nông sản, thảo dược, thực phẩm dinh dưỡng… Chúng tôi là một trong những đơn vị tiên phong đưa các sản phẩm thảo dược quý, thảo dược hiếm, thảo dược sạch đến với người sử dụng rất thuận tiện thông qua hình thức đặt hàng online.
Cam kết những sản phẩm do chúng tôi cung cấp trên thị trường đúng chủng loại, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng chất quản, chất phụ gia, hóa chất thực phẩm…
Nhận chuyển hàng tận nhà, chuyển phát toàn quốc theo hình thức COD ( Khách hàng nhận hàng rồi mới phải thanh toán – khách hàng được quyền kiểm tra hàng trước khi nhận hàng) giúp khách hàng nhận hàng thuận tiện, nhanh chóng, thanh toán tuyệt đối an toàn.
Khách hàng được đổi – trả sản phẩm và hoàn tiền trong vòng 15 ngày.
Đúng chất lượng: quý khách hàng sẽ được đảm bảo về chất lượng sản phẩm bằng các cam kết của vuonthuocquy.vn.
Phục vụ trên cả mong đợi là phương châm của chúng tôi: Tư vấn tận tâm 24/7 và giao hàng tận nơi khi khách hàng yêu cầu.
Với mong muốn được phục vụ quý khách hàng ngày càng chu đáo hơn, chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và biết ơn mọi sự góp ý của các quý khách hàng vào bất cứ lúc nào, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải quyết và có thông tin phản hồi kịp thời cho mọi vướng mắc hay mọi sự chưa hài lòng nào đó của quý khách hàng.
Địa Chỉ Bán Đinh Hương ( Nụ Đinh Hương ) Uy Tín:
Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Đinh Hương ( Nụ Đinh Hương ) Nguyên Chất
Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
Văn Phòng Giao Dịch: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
Showroom Tại Hà Nội: Số 34 Ngõ 23 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội.
Showroom Tại Hải Phòng: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
Hotline: 082.3535.666 – 082.3435.888
“Lấy sự hài lòng của quý khách hàng làm niềm hạnh phúc của chúng ta” là những gì mà toàn thể nhân viên của vườn thuốc quý đang ngày đêm tâm niệm và phấn đấu!
Bạch Thược có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hòa can, chỉ thống. Chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, các chứng âm huyết hư, can dương thịnh, can phong động, các chứng đau do bệnh của can… Bạch Thược Giá: 320.000 Đ / […]
Táo Mèo hay còn gọi là Sơn Tra có tác dụng hỗ trợ: tiêu hóa thức ăn tích trệ, tán ứ huyết, tăng cường hệ miễn dịch, giúp hỗ trợ phòng chống oxy hóa, giúp hạ huyết áp và giảm cholesterol. Táo Mèo Giá: 130.000 Đ / Kg Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc […]
Chỉ Thực hay Chỉ Xác có vị đắng, chua, tính hơi hàn, đi vào các kinh tỳ và vị. Có tác dụng phá khí, tiêu tích, hóa đàm, trừ bỉ, lợi cách, khoan hung. Chỉ xác cùng chỉ thực tuy có tác dụng giống nhau, nhưng thuốc chỉ xác yếu hơn. Mặc dù trong các […]
Địa Liền có vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, ôn trung tán hành (làm ấm tỳ vị), trừ thấp, tê phù, tê thấp, ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau… “Địa liền hành khí giảm đau – Chữa phong, […]
Bột Đương Quy có vị ngọt cay, tính ôn, vào 3 kinh: tâm, can, tỳ, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy có thể điều khí, nuôi huyết, khiến khí huyết đều về chỗ của mình, cho nên có tên là đương quy. Đương là […]
Hoài Sơn còn gọi là củ mài, khoai mài không đơn giản chỉ là món ăn dân dã quen thuộc với đồng bào miền núi, còn là vị thuốc quý của y học dân gian được sử dụng rất lâu đời có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ […]
Cam Thảo Bắc còn có tên Quốc lão, sớm được ghi trong sách Bản thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây thực vật Cam thảo ( Glycyrrhiza uralensis Fisch.). Trướng quả Cam thảo ( Glycyrrhiza inflata Bat.) hoặc Quang quả Cam thảo ( Glycyrhiza glabra L.) tại Trung quốc mọc […]
Mật Ong Hoa Cà Phê là mật ong nguyên chất được lấy khi bắt đầu vào mùa hoa cà phê nở rộ, tuyệt đối không nuôi bằng đường ngọt hay pha tạp chất vào. Thời gian khai thác liên tục từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Sau đó mật được trữ […]
Bột Nghệ Đen hay Nghệ Đen có tên là Nga Truật, có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực… Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh… Bột Nghệ Đen Giá: 200.000 Đ / Kg Giao Hàng Toàn Quốc – […]
Lá Vông Nem có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp… Có tác dụng chữa mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc nhức đầu rất tốt. Được dùng dưới […]
Thiên Ma có vị ngọt, tính bình, vào kinh can. Công năng: bình can tức phong hoạt lạc thông tý. Dùng cho các trường hợp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt (can phong huyễn vững, đầu phong, đầu thống), tay chân tê bì, liệt nửa người, chứng phong thấp dính cứng khớp… Ngoài làm thuốc […]
Long Cốt có vị ngọt chát, tính bình; vào kinh Can, Tâm, Thận. Có tác dụng cố biểu, trấn kinh an thần, liễm hãn, cố tinh, sáp trường. Trị mất ngủ, hồi hộp, thần trí không yên, ra mồ hôi trộm, xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày. Dùng ngoài làm vết thương chóng lên […]
Địa Long có vị mặn, tính hàn; vào can tỳ phế vị thận. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh giật, thông mạch khu phong, trừ thấp lợi thủy. Dùng cho các trường hợp sốt cao kinh giật, động kinh, bồn chồn kích động, ho suyễn khó thở, bại liệt phong thấp, viêm […]
Đại Hoàng có vị đắng, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị, đại tràng, tâm bào và can. Qua chế biến, tính vị của đại hoàng có thay đổi. Khi chích giấm, vị của nó hơi chua, vào kinh can để tăng tác dụng lợi mật; chế với mật ong thì có vị hơi […]
Tam Lăng có vị đắng tính bình, vào quy kinh can tỳ. Có tác dụng phá huyết khu ứ, hành khí chỉ thống. Chủ trị các chứng ứ huyết do sang chấn, kinh bế, đau bụng, thống kinh… Tam lăng là thân rễ của cây Tam lăng Sparganium Stoloniferum Buch-Ham, dùng làm thuốc được ghi […]
Vỏ Bưởi có vị đắng, cay, thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng. Người ta thường dùng cùi trắng bên trong của vỏ bưởi để chế biến món ăn như, nấu chè, bóp gỏi, làm nem chay… Phần vỏ bên ngoài do có chứa nhiều tinh […]
Lá Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm… Cây sả còn gọi là cỏ sả, lá sả, hương mao; là loại cỏ […]
Giới Thiệu Vị Thuốc Xạ Đen Hòa Bình Xạ Đen (tên khoa học Ehretia asperula Zoll. & Mor), thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae). Cây Xạ Đen là loại cây bụi trườn có chiều cao tầm 3 đến 5 m, cành non thường có lông mịn, màu nâu xám. Lá thường mọc so le thành từng […]
Giới Thiệu Vị Thuốc Kha Tử Kha Tử (tên khoa học Terminalia chebula, thuộc họ Bàng – Combretaceae) còn được biết đến với tên gọi khác như kha lê, cây chiêu liêu, kha lê lặc, hạt chiêu liêu. Dược liệu kha tử có hình quả trứng, nhọn ở hai đầu, đường kính từ 2.5 – […]