Địa Chỉ Bán Nấm Mèo Đen Nguyên Chất:
|
Bán Nấm Mèo Đen Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Nấm Mèo Đen Giá: 360.000 Đ / Kg
Nấm Mèo Đen có vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Có tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Hỗ trợ điều trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái dắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.
Thành Phần Dinh Dưỡng Có Trong Nấm Mèo Đen:
- Protid, Lipid, Glucid, chất xơ, b-caroten, vitamin B1, B2, và P, Ca, Fe… Trong đó, hàm lượng protid tương đương với thịt, Fe cao gấp 10 lần so với thịt, Ca cao gấp 20 lần so với thịt, vitamin B2 cao gấp 10 lần so với rau.
Mô Tả Nấm Mèo Đen:
- Mộc nhĩ đen còn gọi là nấm mèo đen hoặc là nấm tai mèo vì lúc còn tươi nấm có hình dạng trông giống tai mèo. Mặt ngoài tai nấm màu nâu nhạt, có lông mịn, mạch trong nhẵn màu nâu sẩm. Mộc nhĩ đen có tên khoa học là Auricularia polytricha sacc. thuộc họ Auriculariaceae. Mộc nhĩ nguyên là một loại nấm mọc hoang trên những thân gỗ mục. Gần đây, mộc nhĩ được bán trên thị trường chủ yếu được trồng và chế biến theo phương pháp công nghiệp.
Khu Vực Phân Bố Của Nấm Mèo Đen:
- Loại nấm này tồn tại và phát triển tại các nước trong khu vực Châu Á và tại một số hòn đảo của Thái Bình Dương, những nơi có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều.
- Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng cao củ người dân trên khắp thế giới, nhiều nhà sản xuất đã tiến hành nuôi cấy loại nấm này theo phương pháp nhân tạo, nuôi trên các bản gỗ.
Cách Nhận Biết Nấm Mèo Đen:
- Mộc nhĩ đen có dạng một vành tai, chân nấm thường rất ngắn, và ngắn nhất nếu so với các loại nấm ăn thông thường khác. Các tai nấm có nhiều nếp cong, và các gờ giống như việc tai mèo có nhiều tĩnh mạch. Đó cũng là lý do vì sao, nó được gọi là nấm mèo.
- Khi nấm còn tươi sẽ mềm, có một màng nhung trắng mỏng che phủ bề mặt trong của nấm. Sau khi được phơi hoặc sấy khô, nấm dai, và cứng.
- Nấm mèo có khả năng tự sinh sản. Khi các tai nấm già, một số sẽ chuyển sang giai đoạn sinh sản. Biểu hiện của việc bắt đầu quá trình sinh sản là mặt dưới của nấm có các lớp bào tử màu trắng kem hoặc vàng nhạt. Quá trình này, cho ra kết quả là các quả thể nấm với nhiều tai nấm. Có quả nấm có thể có tới 5 – 7 tai.
Công Dụng Của Nấm Mèo Đen:
Theo y học cổ truyền:
- Theo Đông y, Nấm Mèo có tính bình, vị ngọt, nhuận vị, nhuận tràng. Nấm mèo mọc trên thân cây khô, có hình như chiếc tai, màu nâu hoặc đen, còn có tên là mộc nhĩ. Nấm chủ yếu ký sinh trên cây dâu tằm, cây sồi, cây du, cây dương, châu chấu. Trước đây nấm mèo mọc hoang dã, hiện nay chủ yếu được nhân giống nhân tạo.
- Căn cứ vào các y thư cổ, Đông y đã có truyền thống dùng mộc nhỉ dưới hình thức sao khô hoặc sao đen tán bột để chữa nhiều chứng xuất huyết như băng huyết, rong kinh, trĩ lở ra máu, tiểu ra máu, lỵ ra máu, ho ra máu. Đối với tác dụng hoạt huyết mặc dù có được ghi nhận nhưng ít khi được xữ dụng. Chỉ trong hơn hai thập niên gần đây khi các bệnh lý về động mạch vành gia tăng quá nhanh, các nhà khoa học đã đặc biệt lưu ý đến giá trị rất quý của mộc nhỉ đen qua tác dụng cải thiện thành mạch, làm giảm độ mở trong máu, ngăn chận việc hình thành những mảng xơ vữa và quá trình ngưng kết tiểu cầu trong các bệnh về tim mạch.
- Giáo sư Hồng Chiêu Quang, một chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc về bệnh tim mạch và sức khoẻ người cao tuổi, là một trong nhứng người có công rất lớn trong việc quảng bá và khuyến khích sử dụng mộc nhỉ đen trong các chứng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não.
Theo y học hiện đại:
- Theo Health Sina, các nghiên cứu thực nghiệm hiện đại phát hiện nấm mèo sống ký sinh trên các loại gỗ khác nhau chứa các thành phần dược lý với công dụng khác nhau. Nhìn chung, nấm mèo chủ yếu chứa protein, chất béo, lecithin, sphingomyelin, vitamin, canxi, photpho, sắt và các thành phần vô cơ khác. Loài này có công dụng chống đông máu, chống huyết khối, tăng cường chức năng miễn dịch, điều tiết mỡ máu, chống xơ vữa động mạch, làm giảm lượng đường trong máu, chậm lão hóa, chống loét, chống nấm…
- Ảnh hưởng đối với hệ máu: phòng chống đông máu, phòng chống ngưng tụ tiểu cầu, phòng chống hình thành huyết khối, tác dụng tăng tế bào bạch cầu.
- Có chức năng điều chỉnh miễn dịch, thúc đẩy tạo thành acid nucleic và protid.
- Hỗ trợ giảm mỡ máu thấy rõ và chống xơ vữa động mạch.
- Có tác dụng nhất định để chống bức xạ, kháng viêm và chống lở loét.
- Có chức năng phòng chống lão hóa, tăng tuổi thọ.
- Hỗ trợ hạ huyết áp.
- Hỗ trợ phòng chống ung thư, phòng chống đột biến.
- Vài năm gần đây, những tác động của nấm mèo đen trên hệ tim mạch được mỗi người quan tâm một cách phổ biến. Bởi vì nấm mèo đen chống ngưng tụ tiểu cầu, nâng cao hàm lượng HDL (High density lipoprotein cholesterol) trong cơ thể.
- Nấm mèo đen vừa bổ huyết, vừa lương huyết, lại vừa lương huyết, vừa chỉ huyết (cầm máu). Đông y nói rằng, huyết hư nên bổ, huyết nhiệt nên mát, xuất huyết thì nên cầm máu. Nấm mèo đen quy tụ bổ huyết, lương huyết, chỉ huyết vào một thể, quả là một thứ thức ăn điều lý phần huyết khó mà có được.
- Tác dụng chống oxy hóa: Chiết xuất từ loại nấm này cho thấy đặc tính chống oxy hóa mạnh với một mối tương quan tich cực giữa nồng độ phenol và khả năng chống oxy hóa.
- Ngăn ngừa hiện tượng đông máu: Chiết xuất Polysaccharide trong mộc nhĩ đen ức chế sự kết dính tiểu cầu và tăng thời gian đông máu trong ống nghiệm và trong cơ thể sống.
- Hoạt tính chống đông máu của nó là do xúc tác của chất ức chế đông máu bởi chống lại hiện tượng máu đông nhưng không phải bằng các chất đồng yếu tố II gây đông máu.
- Giảm cholesterol: Polysaccharides trong nấm này đã được chứng minh để giảm mức độ cholesterol trong máu (TC), mức độ triglyceride và LDL và tăng cường mức độ HDL trong máu, cũng như tỷ lệ HDL/TC và HDL/LDL.
- Ngoài ra, những nhà nghiên cứu Hoa kỳ và Nhật bản còn cho biết trong một số loại nấm, bao gồm nấm mèo đen có một số hoạt chất chống lão hoá , nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường khả năng giải độc phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Nói chung, mộc nhĩ đen là một nguyên liệu thông dụng trong truyền thông ẩm thực của người Á Đông. Một người nội trợ khéo sẽ có nhiều cách chế biến khác nhau để có những món ăn vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng lại có giá trị chữa bệnh.
Những Ai Nên Dùng Nấm Mèo Đen ?
- Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi.
- Người bị huyết áp cao, muốn tăng cường sức đề kháng.
- Người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu.
Cách Dùng Nấm Mèo Đen:
- Nấm mèo đen 50g, nấu nhừ, thêm đường phèn ăn thường xuyên, hoặc xào chín ăn. Giúp hỗ trợ điều trị hư lao khạc ra máu.
- Nấm mèo đen 50g, sao thán tồn tính, tán nhuyễn để uống. Hỗ trợ điều trị đại tiểu tiện ra máu.
- Nấm mèo đen 10g, ngân nhĩ (nấm tuyết) 10g, ninh nhừ nêm đường phèn vừa đủ, ăn trước khi ngủ. Dùng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, bệnh mạch vành.
- Nấm mèo đen 10g, quả hồng khô 30g, cùng nấu nhừ để ăn. Hỗ trợ điều trị trĩ ra máu.
- Nấm mèo đen còn dùng khi huyết nhiệt kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh không cầm, sắc màu tươi rói, tâm phiền miệng khát, tiểu tiện vàng ít, cũng như huyết nhiệt rong kinh, dầm dề, trường phong ra huyết. Với nấm mèo đen 30g, đường trắng 15g, nấm mèo đen xào thơm bằng lửa nhỏ, thêm nước khoảng 350ml, sau khi chín nêm đường trắng, dùng ăn tùy ý.
- Nấm mèo đen 30g, đại táo 20 quả, đường đen 50g, thêm nước nấu chín nêm đường đen, dùng ăn tùy ý. Có công hiệu dưỡng huyết chỉ huyết. Dùng bảo vệ sức khỏe kinh nguyệt của phụ nữ.
- Nếu huyết hư ruột táo, đại tiện không thông: nấm mèo đen 30g, hải sâm 30g, phèo 200g. Phèo rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng nấm mèo đen, hải sâm nấu chung, sau khi nêm nếm gia vị thì dùng.
- Với bệnh mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não, chứng cao mỡ máu và tình trạng máu đông nhiều: dùng nấm mèo đen 100g (ngâm nở), Nấm tuyết 100g (ngâm nở), dưa chuột 150g, dầu ăn 15g, rau thơm một ít, cùng vật liệu nêm nếm vừa đủ. Dưa chuột rửa sạch, thái lát tam giác. Rau thơm rửa sạch, thái đoạn dài 2cm. Nấm mèo đen, nấm tuyết rửa sạch, xé nhỏ. Riêng biệt trụng qua nước sôi, vớt ra, dội qua nước lạnh làm nguội, để ráo nước, đặt đĩa to, rắc lên hành, gừng sợi, rưới lên dầu ăn, cho vào lò hầm vài giây, nêm muối, bột nêm, thêm rau thơm thì hoàn tất.
Lưu ý:
- Tuy được chứng minh là loại dược liệu an toàn, hầu như không gây phản ứng phụ cho người sử dụng nhưng do có tác dụng chống khả năng sinh sản, loại nấm này được khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như những người có ý định sinh con.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Hotline Hỗ Trợ: 0904.609.939 – 0985.607.333
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm.
Để lại một bình luận