Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout như: tổn thương xương khớp, nhiểm khuẩn, tổn thương thận và ảnh hưởng chức năng thận… Người bệnh gout phải đối mặt với nguy cơ bị hủy hoại khớp, đầu xương làm cho bệnh nhân bị tàn phế.
Bệnh gout thường có 2 thể: cấp tính và mạn tính.
Thể cấp tính: Đau khớp dữ dội, rát bỏng là một triệu chứng đặc trưng. Triệu chứng này thường xuất hiện vào lúc nửa đêm về sáng, nhất là sau các bữa ăn có nhiều đạm, uống bia rượu. Tại các khớp đau có hiện tượng viêm rõ: sưng, nóng, đỏ. Một đặc điểm trong viêm khớp của bệnh gout là các khớp đau không đối xứng. Các khớp đau thường hay gặp trong bệnh gút là khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp gối và đặc biệt là khớp ngón chân cái. Khớp đau kèm theo nóng rát rất khó chịu. Trong bệnh gút, nhất là bệnh gút cấp tính, acid uric máu thường tăng cao (bình thường acid uric máu, ở nam giới từ 180-420m mol/l và nữ giới là từ 150-360m mol).
Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm: |
Thể mạn tính: Thường đau một số khớp xương nhưng không phải đau thường xuyên mà đau tái đi tái lại nhiều lần. Mỗi lần lên cơn đau có khi không điều trị gì cũng tự khỏi. Các khớp bị đau thường có xuất hiện các hạt cứng ở xung quanh khớp gọi là hạt tophy. Chính các hạt này càng nhiều thì khớp càng bị biến dạng và khi người khác hoặc tự bản thân mình nhìn cũng thấy khớp to ra. Chụp Xquang thấy hiện tượng cản quang rất điển hình. Bản chất của các hạt tophy là tinh thể urat. Khi xuất hiện các hạt tophy là có khả năng làm biến dạng các khớp do đó dần dần sẽ làm hạn chế vận động của khớp.
Những biến chứng của bệnh gout:
Tổn thương khớp:
- Tinh thể urat lắng đọng tại các khớp và bao hoạt dịch gây ra một loạt những biến đổi tại khớp và các thành phần xung quanh.
- Đặc biệt tinh thể urat khi soi dưới kính hiển vi là tinh thể hình thoi, hai đầu rất nhọn và sắc do đó làm tổn thương khớp và bao hoạt dịch. Các tinh thể này có thể làm rách bao hoạt dịch gây ra các phản ứng viêm.
- Ngoài ra tình trạng lắng đọng lâu ngày của tinh thể urat có thể làm biến dạng khớp, khiến cho các khớp cử động khó khăn. Trường hợp nặng còn phá hủy sụn khớp, hủy đầu xương, có thể phải tháo khớp gây tàn phế.
Nhiễm khuẩn:
- Khi hạt tophi vỡ gây ra lở loét, viêm nhiễm, nếu không điều trị có thể gây biến chứng nặng như nhiễm trùng nhiễm độc, nhiễm khuẩn huyết.
Tổn thương thận và ảnh hưởng chức năng thận:
- Do thận có chức năng lọc và đào thải acid uric ra ngoài cơ thể nên khi hàm lượng acid uric trong máu cao cũng làm ảnh hưởng đến thận và chức năng bài tiết.
- Viêm thận kẽ, viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng đường tiểu là những biến chứng hay gặp của bệnh gout.
- Sỏi thận , bể thận, sỏi niệu quản, bàng quang và niệu đạo do lắng đọng muối urat kết tinh thành sỏi.
- Ứ nước ứ mủ bể thận, lâu dần có thể dẫn đến suy thận và thận mất chức năng.
Cơ quan khác:
- Tinh thể muối urat có thể lắng đọng ở bất kỳ đâu trên cơ thể, khi lắng đọng tại đó sẽ kích hoạt phản ứng viêm gây tổn thương cơ quan đó. Thường gặp hạt tophi dưới da, mô mềm, sụn vành tai, cơ tim và van tim cũng có thể lắng đọng muối urat gây biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng do điều trị:
- Một số thuốc khi điều trị bệnh gout cũng gây ra một số tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm như trong giai đoạn cấp dùng Colchicine và các thuốc giảm đau chống viêm có thể gây ra các biến chứng trên dạ dày, gan mật, đông máu. Ngoài ra các thuốc hạ acid uric như Allopuribol đều chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận nên có thể ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
- Bệnh gout có thể phòng tránh bằng nhiều phương pháp trong đó thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục là những biện pháp hữu hiệu. Đặc biệt người bệnh ngoài dùng thuốc ra cần áp dụng các phương pháp trên để điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều protein như thịt bò, thịt chó, thịt dê, tôm,cua, hải sản, phụ tạng động vật,… , hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích. Duy trì cân nặng ở mức bình thường để tránh tổn thương các khớp.
- 10 năm trở lại đây, khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phát triển, bệnh gout (gút) đã trở nên rất phổ biến, ở cả thành thị và nông thôn, vươn lên đứng hàng thứ 4 trong số 15 bệnh khớp nội trú thường gặp nhất. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
- Các biến chứng do bệnh gút gây ra: liên quan đến tổn thương xương khớp (hủy hoại khớp, đầu xương, làm bệnh nhân tàn phế. Các hạt tophi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết), liên quan tổn thương thận (sỏi thận, thận ứ nước, ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…), liên quan đến chẩn đoán nhầm (bệnh thường chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn, và được điều trị bằng rất nhiều các loại kháng sinh khác nhau, và có nguy cơ dị ứng thuốc kháng sinh, thậm chí có thể gây tử vong.
Các nguyên tắc điều trị bệnh gout
- Bệnh nhân gout phải xác định tư tưởng điều trị lâu dài, tránh bỏ thuốc khi bệnh thuyên giảm. Khi đó mới có thể giữ bệnh khỏi tái phát trong thời gian dài. Bệnh nhân gút cần tích cực hợp tác với bác sĩ trong việc điều trị, ngăn ngừa biến chứng bệnh bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và thuốc men. Các thuốc thường dùng điều trị bệnh gút là colchicin, allopurinol (zyloric), benémid, các thuốc chống viêm không stéroid…
- Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, chức năng thận. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được chẩn đoán và điều trị các bệnh kèm theo như rối loạn chuyển hóa lipid, đái tháo đường, tăng huyết áp…
Cách điều trị bệnh gout
Sau khi chuẩn đoán bị bệnh gout, người bệnh cần xác định đang ở giai đoạn nào của bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời.
- Giai đoạn đầu: Với những người được xác định ở giai đoạn đầu của bệnh gút, thì chỉ cần sử dụng những loại thuốc giảm đau cơ bản như thuốc giảm đau chống viêm không steroid, colchicin, thuốc giảm nồng độ axit uric máu như allopurinol, probenecid… Cùng với đó là chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện cơ thể sẽ giúp người bệnh gút nhanh hết bệnh hơn.
- Giai đoạn gout cấp: Giai đoạn này người bệnh sẽ bị đau nhiều hơn, các cơn đau kéo dài liên tục. Thuốc giảm đau không đủ tác dụng giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau. Đến giai đoạn này người bệnh cần các liệu pháp mạnh hơn như: các loại biệt dược chữa gút, các bài thuốc nam gia truyền…
Cùng với đó là những bài tập rèn luyện cơ thể, và chế độ ăn kiêng tuyệt đối. Từ bỏ hoàn toàn các loại thức ăn giàu đạm như: thịt bò, hải sản, trứng…Những loại đồ uống có cồn… Khi gout đã biến chứng thành những căn bệnh khác như suy thận… thì việc điều trị sẽ kết hợp nhiều liệu pháp hỗn hợp, phức tạp.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “biến chứng của bệnh gout”. |
Để lại một bình luận