Bị Sỏi Thận Sẽ Đau Ở Đâu ? Sỏi thận hình thành do sự lắng cặn và kết tủa của các chất, tích tụ dần dần hình thành sỏi thận có kích thước lớn. Sỏi thận ban đầu có thể không gây triệu chứng gì, song nếu kích thước lớn hoặc số lượng nhiều, bệnh nhân sẽ xuất hiện cơn đau vùng thận đặc trưng cùng các triệu chứng khác.
Cơn đau sỏi thận hay “cơn đau quặn thận” là cơn đau được mô tả: đau dữ dội, đau lan từ trong ra ngoài. Người bệnh thường lăn lộn và vật vã để tìm ra một vị trí giảm đau nhưng không được. Cơn đau này thường đến đột ngột và không báo trước. Nó chỉ là một thông điệp của cơ thể, thông báo chính thức về tình trạng có sỏi trong hệ tiết niệu của bạn, bởi “cơn đau quặn thận” chính là biểu hiện rõ ràng nhất của sỏi thận.
1. Bị Sỏi Thận Sẽ Đau Ở Đâu ?
Ở giai đoạn mới hình thành, bệnh nhân bị sỏi thận sẽ không nhận ra những bất thường, chỉ khi sỏi phát triển lớn hơn thì mới có những cơn đau rõ ràng hơn cùng với các triệu chứng đi kèm bao gồm:
Xuất hiện những cơn đau dữ dội ở một bên thận và lưng. Vị trí đau di chuyển từ xương sườn, sau đó lan đến vùng bụng dưới với háng.
Cảm giác đau đối với người có sỏi nằm ở bể thận chỉ dừng lại ở mức âm ỉ.
Tiểu buốt, tiểu gắt và đi tiểu nhiều lần (đặc biệt là về đêm).
Nước tiểu có màu sắc bất thường như đỏ, hồng, nâu.
Trong trường hợp nhiễm trùng, sỏi thận sẽ gây ra những cơn sốt, ớn lạnh.
Các cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi bệnh nhân thực hiện các hoạt động mạnh.
Mỗi lần thay đổi tư thế sẽ thấy xuất hiện cơn đau ở vùng thắt lưng, đi kèm rối loạn tiểu tiện, khó chịu, trướng bụng, đầy bụng, buồn nôn hoặc nôn.
1.1. Một Số Điều Bạn Cần Biết Về Sỏi Thận:
Sỏi thận được hình thành từ quá trình kết tủa ở một số khoáng chất ở trong nước tiểu. Những viên sỏi này thường xuất hiện ở trong thận và sau đó lưu chuyển qua niệu quản, cuối cùng là xuống bàng quang.
Tuy nhiên, chu trình đó chỉ có thể diễn ra khi kích thước của sỏi còn nhỏ, càng nhỏ thì càng có khả năng thoát ra ngoài theo đường nước tiểu. Trường hợp sỏi ở mức trung bình đến lớn thì sẽ ở lại trong các cơ quan của hệ bài tiết, nếu không có biện pháp điều trị thì sẽ ngày càng to hơn.
Quá trình hình thành sỏi thường sẽ không biểu hiện bằng những triệu chứng rõ ràng, vì vậy việc xác định một người có bị sỏi thận hay không ngay ở giai đoạn này là rất khó.
Đến giai đoạn sau, khi sỏi đã bắt đầu có hình thù và to lên thì bệnh nhân mới bắt đầu có cảm giác đau đớn, đi tiểu ra lợn cợn. Theo đó, sỏi thận là một bệnh lý khá phổ biến và để lại những hậu quả khó lường nếu như không được điều trị kịp thời.
Vậy, những viên sỏi làm cách nào có thể hình thành được ở trong thận của chúng ta ?
Như đã nói ở trên, sỏi thận là kết quả của sự kết tủa của các chất khoáng chứa trong nước tiểu. Hợp chất đó có thể do sự nhiễm độc, do thực phẩm, các loại thuốc giàu canxi, vitamin C… Hơn nữa, sản phẩm trung gian của vitamin C là acid oxalic, khi dùng ở liều cao có thể khiến cho chúng ta bị sỏi thận.
Mặt khác, việc cung cấp nước không đầy đủ cho cơ thể (đặc biệt là đối với những người lao động chân tay) hoặc uống quá nhiều nước trong 1 lần. Uống nước quá ít hoặc nước giàu canxi sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi thận.
Một chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, phản khoa học như chỉ ăn những món mà mình thích, ăn nhiều thịt, ăn mặn, nghiện rượu… đều dẫn đến tình trạng tích tụ sỏi trong thận.
Người bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục (do không vệ sinh sạch sẽ hoặc do các vấn đề về bệnh lý khác) có nguy cơ bị sỏi thận hơn những người khác. Nhiễm trùng bộ phận sinh dục sẽ khiến cho các loại vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, tạo mủ và lắng đọng lại các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
Một số nguyên nhân về bệnh lý như dị dạng đường tiểu cũng sẽ làm cản trở lưu thông nước tiểu, gây ứ đọng và tạo nên sỏi. Bên cạnh đó, sỏi thận có thể là do nhiễm khuẩn đường tiểu, sỏi bàng quang và sỏi niệu quản là do nhiễm khuẩn ngược dòng.
1.2. Làm Thế Nào Để Giảm Cơn Đau Do Sỏi Thận ?
Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Thông thường thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh dùng thuốc chống viêm, giảm đau và chống co thắt, chống nhiễm trùng v.v…bằng các loại thuốc kháng sinh.
Nếu sau khi dùng thuốc mà cơn đau do sỏi thận gây ra vẫn không được các thiện thì kỹ thuật chụp X-quang sẽ được tiến hành, mục đích là để bác sĩ xác định được vị trí và kích thước của sỏi. Từ đó lựa chọn các biện pháp loại bỏ sỏi.
Theo đó, các cơn đau do sỏi thận mang lại thường sẽ kéo dài và khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ dùng thuốc visceralgin tiêm tĩnh mạch hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (cụ thể gồm voltaren 75mg/ống, tilcotil 20 mg/ống hay profenid 100 mg/ống). Liều lượng thuốc tiêm phụ thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi.
Ngoài ra, một cách giúp giảm đau do bị sỏi thận nhanh chóng là sử dụng nhiệt. Bệnh nhân chuẩn bị một ít nước nóng và thấm vào khăn bông, sau đó đắp vào vùng thắt lưng. Biện pháp này sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm đi cảm giác đau đớn.
Khi bị sỏi thận, bạn cũng lưu ý uống đủ nước nhưng không uống quá nhiều. Điều này sẽ khiến cho lượng nước dư thừa tích tụ lên vùng trên của sỏi, tăng thêm áp lực cho thận và tạo điều kiện cho cơn đau rõ ràng hơn.
Trên đây là những thông tin (mang tính tham khảo) về vị trí chịu những cơn đau khi bạn bị sỏi thận và biện pháp khắc phục. Mọi thắc mắc xoay quanh việc điều trị, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.
2. Râu Ngô Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Sỏi Thận Hiệu Quả:
- Theo Y học cổ truyền, râu ngô (bắp) và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất.
Tác Dụng Dược Lý Của Râu Ngô:
- Hỗ trợ làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
- Hỗ trợ giúp hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
- Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật.
- Có tác dụng giúp hỗ trợ lợi tiểu trong các bệnh về thận.
- Có tác dụng hỗ trợ điều trị trong các trường hợp bị phù có liên quan đến bệnh tim.
- Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
- Nuớc hãm râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là tạng người dễ chảy máu.
Những Ai Nên Dùng Râu Ngô ?
- Người viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận phù thũng, viêm túi mật.
- Người bị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật, sỏi niệu quản…
- Người bị xơ gan cổ trướng, viêm gan…
Cách Dùng Râu Ngô:
- Râu ngô được dùng ở dạng pha, sắc uống hoặc chế thành cao lỏng. Trung bình uống mỗi ngày 10-20g râu ngô. Khi pha dùng 10g râu ngô rửa sạch, cho vào 200-300ml nước đun sôi rồi để nguội uống dần. Ngày pha hai lần, không để cách đêm vì dễ bị thiu. Nếu chế thành cao lỏng, đóng thành lọ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê trước bữa ăn.
Lưu ý khi sử dụng Râu Ngô:
- Khi dùng râu ngô để điều trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.
- Theo Lương y Quốc Trung, dùng râu ngô làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là thói quen tốt vì loại đồ uống này tương đối lành tính, rẻ tiền mà rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý để tránh gây hại sức khỏe. Râu ngô dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu từ việc người dân phun nên khi sử dụng đun nước uống giải nhiệt cần rửa thật sạch.
- Với trẻ nhỏ khi sử dụng nước mát giải nhiệt ngày hè cần tránh dùng liên tục hàng ngày thay nước lọc, chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Dùng nhiều, lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali… Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Trẻ nhỏ uống chỉ nên là 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày. Lượng nước bổ sung đủ là khi nước tiểu của trẻ trong, chỉ có màu vàng nhạt.
- Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.
Phân Phối Râu Ngô Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Râu Ngô Khô Giá: 120.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Râu Ngô Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Râu Ngô Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Bị Sỏi Thận Sẽ Đau Ở Đâu ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bông Mã Đề, Cây Nhọ Nồi, Cây Râu Mèo, Cỏ Xước, Hạt Ý Dĩ, Kim Tiền Thảo, Quả Chuối Hột, Rễ Cỏ Tranh, Tầm Gửi Cây Gạo Tía, Tang Bạch Bì.
Để lại một bình luận