Bị Dị Ứng Thời Tiết Có Tự Khỏi Không ? Kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia dị ứng mề đay do thời tiết có mối liên hệ mật thiết với hệ thống miễn dịch. Những triệu chứng ngứa, phát ban, nổi mẩn thường có xu hướng bùng phát dữ dội gây khó chịu cho người bệnh. Sau một thời gian các triệu chứng có thể biến mất nhưng dễ tái phát với mức độ nghiêm trọng hơn. Thông tin kiến thức bệnh và liệu pháp điều trị dứt điểm dị ứng thời tiết sẽ có trong nội dung dưới đây.
Dị ứng thời tiết là bệnh lý có liên quan đến chức năng hoạt động của hệ thống miễn dịch. Hiện tại, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được kết luận. Tuy nhiên các triệu chứng dị ứng có thể bùng phát dữ dội và phát triển theo chiều hướng xấu khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, thời tiết đột ngột thay đổi, thời điểm giao mùa.
1. Bị Dị Ứng Thời Tiết Có Tự Khỏi Không ?
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng hệ miễn dịch suy yếu là yếu tố hàng đầu thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển bệnh dị ứng thời tiết. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ nhận thấy các biểu hiện khó chịu sau:
Tổn thương xảy ra trên bề mặt da khiến da khô, ngứa ngáy và bong tróc.
Các nốt ban đỏ hình thành và tập trung chủ yếu ở vùng mặt, bàn tay, bàn chân, sau đầu gối, khuỷu tay.
Da tấy đỏ hoặc bị sưng rộp, xung huyết và phù lên.
Nổi mề đay cấp tính khắp cơ thể. Ở trường hợp nặng, nổi mề đay có thể đi kèm với biểu hiện khó thở, tụt huyết áp đột ngột và nhanh, lơ mơ… Trường hợp này còn được gọi là sốc phản vệ.
Viêm long đường hô hấp trên như hắt xì, sổ mũi, đau đầu, ho khan, cơ thể mệt mỏi.
Dị ứng thời tiết có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Tuy nhiên trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai và người có hệ miễn dịch suy yếu thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Thực tế, có trên 90% bệnh nhân dị ứng thời tiết tái phát nhiều lần và diễn tiến phức tạp khó điều trị. Các biểu hiện bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào gặp điều kiện thời tiết bất lợi (quá nóng, quá lạnh) hoặc thay đổi đột ngột. Trường hợp tái phát thường lần sau nặng hơn lần trước. Vì vậy, đa số các trường hợp dị ứng thời tiết không thể tự khỏi nếu không điều trị. Người bệnh nên chủ động điều trị bằng phương pháp phù hợp để tránh tình trạng tái phát.
1.1. Dị Ứng Thời Tiết Bao Lâu Thì Khỏi ?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, mức độ tổn thương da, biện pháp chăm sóc và phương pháp điều trị mà thời gian khỏi bệnh ở từng trường hợp cụ thể sẽ khác nhau.
Đối với trường hợp dị ứng thời tiết nhẹ:
Đối với dị ứng thời tiết giai đoạn nhẹ, tổn thương ngoài da không quá nghiêm trọng, người bệnh sẽ dễ dàng kiểm soát triệu chứng và giúp bệnh mau chóng khỏi. Thông thường, để xử lý dị ứng thời tiết giai đoạn nhẹ, bạn cần hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh, nhiệt độ quá nóng và những tác nhân có khả năng gây dị ứng khác. Đồng thời áp dụng các biện pháp chăm sóc da và chữa trị phù hợp.
Ở những trường hợp nhẹ, dị ứng thời tiết và biểu hiện của bệnh có thể giảm đáng kể sau vài giờ bùng phát. Nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp, tổn thương ngoài da sẽ biến mất hoàn toàn sau 1 – 2 ngày.
Đối với trường hợp dị ứng thời tiết mãn tính:
Những người bị dị ứng thời tiết thể mãn tính thường có thời gian phát bệnh kéo dài, tổn thương xuất hiện và lan rộng sang nhiều vùng da trên cơ thể, có biểu hiện viêm nhiễm. Vì thế thời gian khỏi bệnh ở trường hợp này sẽ lâu hơn, triệu chứng không thể tự khỏi mà cần phải áp dụng các phương pháp điều trị.
Bên cạnh đó quá trình chữa bệnh dị ứng thời tiết thể mãn tính thường gặp nhiều khó khăn, khó có thể điều trị dứt điểm. Hơn thế bệnh sẽ bùng phát dưới nhiều hình thức khác nhau khi gặp điều kiện thuận lợi.
Bệnh dị ứng thời tiết về lâu dài có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhất là tình trạng sốc phản vệ, bội nhiễm, phù mạch hoàn toàn có thể xảy ra.
Chính vì thế, ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một hoặc nhiều biểu hiện chứng tỏ bạn bị dị ứng thời tiết, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Đồng thời lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, loại bỏ bệnh triệt để tận gốc, ngăn tái phát.
1.2. Những Điều Cần Lưu Ý Khi Bị Dị Ứng Thời Tiết:
Để rút ngắn thời gian khỏi bệnh, người bị dị ứng thời tiết cần lưu ý những điều sau đây:
Hạn chế gãi, cào hoặc chà xát: Gãi, cào hoặc ma sát mạnh lên vùng da dị ứng dễ gây tổn thương và cảm giác ngứa lan rộng sang nhiều vị trí khác. Đồng thời làm tăng nguy cơ trầy xước da và nhiễm trùng. Để kiểm soát cơn ngứa, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm nóng hoặc dùng thuốc giảm ngứa dạng kem bôi theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tránh tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây kích ứng: Các triệu chứng do bệnh dị ứng thời tiết gây ra có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây kích ứng. Cụ thể như: Chất tẩy rửa, khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, thực phẩm dễ gây kích ứng, các loại mỹ phẩm, nguồn nước ô nhiễm… Ngoài ra bạn nên giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh và mặc quần áo thoáng mát khi thời tiết nóng.
Dưỡng ẩm cho da: Tổn thương hình thành do bệnh dị ứng thời tiết có thể khiến cho làn da khô ráp, bong tróc, nứt nẻ, đỏ và dễ kích ứng hơn. Để làm giảm tổn thương và phòng ngừa tái phát, bạn nên lựa chọn và sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, có thành phần tự nhiên. Bạn nên thoa kem 2 lần mỗi ngày (sáng và tối sau khi tắm).
Không sử dụng nước nóng: Vệ sinh và tắm bằng nước nóng là nguyên nhân hàng đầu khiến da khô ráp, bong tróc và dễ bị kích ứng. Tốt nhất bạn nên dùng nước mát khi thời tiết nóng và nước ấm khi thời tiết lạnh.
Giữ ấm cho cơ thể: Khi thời tiết thay đổi thất thường, không khí lạnh kéo dài, bạn nên giữ ấm cơ thể để phòng ngừa bệnh tái phát.
Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp: Nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch là cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh dị ứng thời tiết hiệu quả. Vì thế trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày, người bệnh nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin (vitamin A, vitamin C, vitamin D…), thực phẩm giàu axit béo omega-3, thực phẩm giàu chất xơ và nhiều loại thực phẩm tốt cho người bị dị ứng thời tiết khác.
2. Điều Trị Dị Ứng Với Lá Đơn Đỏ:
- Theo y học cổ truyền, Lá Đơn Đỏ có vị đắng ngọt, tính mát; có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, khu phong, trừ thấp, lợi niệu, giảm đau. Có thể dùng độc vị đơn lá đỏ để hỗ trợ điều trị các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, tiểu tiện ra máu, tiêu chảy lâu ngày.
- Ở Ấn Độ, rễ được dùng hỗ trợ điều trị sốt, lậu, ăn kém ngon, tiêu chảy và kiết lỵ; còn được dùng hỗ trợ điều trị chỗ đau và loét mạn tính.
- Lá và hoa cũng được dùng hỗ trợ điều trị lỵ, khí hư, thống kinh, ho ra máu và viêm phế quản xuất huyết. Người ta còn dùng nước sắc hoa hay vỏ cây để rửa mắt đau, vết thương và loét.
- Hỗ trợ điều trị cảm sốt, nhức đầu, phong thấp đau nhức.
- Hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, đau bụng do tích huyết.
- Hỗ trợ điều trị kiết lỵ, huyết nhiệt mụn nhọt lở ngứa, tiểu đục ra máu.
Những Ai Nên Dùng Lá Đơn Đỏ ?
- Người bị nóng trong, mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.
- Người bị huyết nhiệt mụn nhọt lở ngứa, tiểu đục ra máu.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Lá Đơn Đỏ:
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng:
- Lá Đơn 8-12g (lá khô), dưới dạng nước sắc, ngày dùng một thang, uống 2 – 3 lần, sau bữa ăn; có thể uống nhiều ngày, cho tới khi hết các triệu chứng.
Hỗ trợ điều trị nhọt vú,vú sưng tấy, đỏ đau:
- Đơn lá đỏ 15-20g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Ngoài ra có thể dùng lá khô, đem vò vụn, sao nóng, bọc vải mỏng chườm nhẹ vào nơi sưng đau.
Hỗ trợ điều trị zona và mẩn ngứa:
- Đơn lá đỏ (sao vàng) 40g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Có thể uống nhắc lại vài đợt.
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy lâu ngày:
- Đơn lá đỏ (sao vàng) 15g, gừng nướng 4g, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, sau bữa ăn 1 giờ rưỡi.
Hỗ trợ điều trị đại tiện ra máu, kiết lỵ ở trẻ em: lá đơn đỏ 12g, sắc uống, ngày một thang.
Hỗ trợ điều trị dị ứng:
- Dùng cây lá đơn (sao vàng) 40g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Có thể uống nhắc lại vài đợt để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Dùng trong trường hợp dị ứng, lở ngứa, nổi sần, do huyết trệ:
- Đơn lá đỏ 15g, sài đất 12g, kim ngân hoa 12g, cỏ nhọ nồi 12g, núc nác 8g, thổ phục linh 12g, đan bì 10g, xích thược 10g, đương quy vĩ 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hỗ trợ điều trị nhọt độc, đinh râu, lở ngứa:
- Phối hợp với các loại lá tươi như lá cỏ thài lài, lá bầu đất, lá đậu ván, đồng lượng. Tùy theo diện tích bề mặt của mụn, nhọt, to hay nhỏ mà lượng lá có thể dùng nhiều hay ít. Các loại lá rửa sạch, giã nát, rồi đắp và băng lại nơi bị bệnh, ngày 1 lần.
Hỗ trợ điều trị lỵ:
- Hoa đơn đỏ 10 – 15g/ ngày, sắc uống trước bữa ăn. Rễ tươi ngâm rượu (100g dược liệu ngâm trong 400ml rượu 30 độ), sau 2 tuần là được, mỗi lần uống 20 – 30ml, ngày 2 – 3 lần trước bữa ăn.
Hỗ trợ điều trị chấn thương bầm tím, đau nhức người do ngã:
- Dùng rễ cây đơn lá đỏ 20g, sắc 500ml nước và 200ml rượu, đun nhỏ lửa còn 200ml, lọc bỏ bã, thêm 30g đường trắng trộn đều uống. Dùng mỗi liệu trình 5 ngày. Ngoài ra, dùng rễ cây đơn lá đỏ 20g phần, giã nát, cho thêm ít rượu, trộn đều, sao nóng, đắp lên những chỗ sưng rồi dùng băng cố định lại, sau 3 giờ thay thuốc, ngày đắp 2 lần.
Phân Phối Lá Đơn Đỏ Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Lá Đơn Đỏ Giá: 70.000 Đ / Gói 500Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Lá Đơn Đỏ Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Lá Đơn Đỏ Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Bị Dị Ứng Thời Tiết Có Tự Khỏi Không ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Lá Hồng Rừng, Bột Cam Thảo, Bột Gừng, Bột Quế, Ích Mẫu, Lá Sen, Tam Thất Nam, Trà Hoa Kim Ngân, Lá Tắm Người Dao, Cao Lá Tắm Người Dao.
Để lại một bình luận