Bạch Hạc

Bạch Hạc còn gọi là Kiến Cò, Nam Uy Linh Tiên, có vị ngọt dịu và dịu, tính bình. Có tác dụng hỗ trợ phòng chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Rễ có mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa như mùi sắn rừng.

bạch hạc

Cây Bạch Hạc – Cây Thuốc Quý

Thành phần hóa học:

  • Trong rễ có hoạt chất rhinacanthin, gần giống acid chrysophanic và acid frangulic.

Tên khác:

  • Còn gọi là Cây Lác, Thuốc Lá Nhỏ, Cây Kiến Cò, Nam Uy Linh Tiên.

Tên khoa học:

  • Rhinacanthus nasutus (L.) Kurz, thuộc họ Ô rô – Acanthaceae.

Mô tả:

  • Cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa tháng 8.
  • Hoa nhỏ, màu trắng hơi điểm hồng mọc thành xim nhiều hoa có cuống, ở đầu cành hay đầu thân. Quả nang phía dưới dẹt không chứa hạt, phía trên chứa 4 hạt, có khi chỉ có hai hạt. Hạt hình trứng 2 mặt lồi.

Phân bố, thu hái và chế biến:

  • Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền bắc nước ta. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Malaixia, đông Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.
  • Người ta thường dùng rễ cây, dùng tươi hay khô làm thuốc. Rễ tươi mới đào bẻ đôi đẻ một lúc lâu sẽ có màu đỏ. Lớp vỏ ngoài dễ bong ra. Mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa mùi sắn rừng.
  • Mùa hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa đông. Đôi khi người ta chỉ dùng vỏ rễ, có khi dùng cả lá.

Bộ phận dùng:

  • Lá, thân và rễ – Folium, Caulis et Radix Rhinacanthi.

Công dụng của Cây Bạch Hạc:

  • Theo đông y cây Bạch Hạc còn gọi là Kiến Cò, Nam Uy Linh Tiên, có vị ngọt dịu và dịu, tính bình. Có tác dụng hỗ trợ phòng chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Rễ có mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa như mùi sắn rừng.
  • Nhiều nơi trong nhân dân ta dùng rễ cây bạch bạc chữa bệnh hắc lào và một số bệnh ngoài da như bệnh chốc lở (impetigo), bệnh mụn rộp loang vòng (herpes, circiné), eczema mãn tính.
  • Dùng rễ tươi hay khô giã nhỏ, ngâm rượu hoặc ngâm dấm trong 7 đến 10 ngày. Rửa sạch các vết hắc lào rồi bôi thuốc này lên. Có thể nấu thành cao để dùng.
  • Thường dùng để hỗ trợ điều trị: Lao phổi khởi phát, viêm phế quản cấp và mạn, phong thấp, tê bại, nhức gân, đau xương, viêm khớp, huyết áp cao.

Cách dùng Cây Bạch Hạc:

  • Dùng 9 – 15 gr sắc nước uống hàng ngày.
  • Hỗ trợ điều trị viêm khớp, đau nhức khớp do phong hàn thấp: Rễ bạch hạc 12g, củ khúc khắc (thổ phục linh) 16g, ké đầu ngựa 16g, kim ngân hoa 16g, bạch chỉ 8g, hy thiêm 16g, quế chi 8g, ý dĩ 12g, củ kim cang (tỳ giải) 12g, cam thảo nam 12g. Sắc thành nước thuốc, mỗi ngày uống 1 thang, uống trong vòng 10 đến 20 thang là khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
  • Hỗ trợ điều trị lao phổi: Thân và lá Bạch hạc 20g, sắc nước, cho thêm đường uống.
  • Hỗ trợ điều trị Eczema, hắc lào: Giã một lượng vừa đủ cây lá tươi thêm cồn 70o ngâm và dùng ngoài. Có thể dùng rễ tươi giã nhỏ, ngâm rượu hoặc giấm trong một tuần lễ lấy nước bôi.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “cây bạch hạc”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Có Thể Bạn Quan Tâm

Để lại một bình luận

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666