Địa Chỉ Bán Địa Du Nguyên Chất:
|
Bán Địa Du Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Địa Du Giá: 400.000 Đ / Kg
Địa Du có vị đắng chua, tính hơi hàn, không độc, đi vào can, vị, đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, giải độc liễm sang, thường dùng trong những trường hợp phụ nữ tắc sữa, khí hư, thấy kinh đau bụng, chảy máu cam, kinh nguyệt ra nhiều, mọi chứng huyết của phụ nữ sau khi sinh nở…
Thành Phần Hóa Học Có Trong Địa Du:
- Glucoside Địa du I, II, Sanguisorbin A, B, E, Ursolic acid, arabinose, tannin.
Mô Tả Cây Địa Du:
- Là loại cây thảo, lá có cuống dài, búp lông chim, mép lá có răng cưa thưa. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn. Hoa màu hồng tím. Quả có lông hình cầu. Cây thường mọc hoang ở rừng núi, mọc trong bụi cây nơi sườn núi chỗ ẩm thấp. Hoa màu đỏ sẫm, nhỏ, tụ thành cụm hình trứng, ra hoa suốt mùa hè từ tháng 7-9. Quả nhẵn, màu nâu, hơi bốn cạnh, chứa một hạt.
- Rễ hình thoi hoặc hình trụ không đều, hơi cong queo hoặc vặn, dài 5 – 25 cm, đường kính 0,5 – 2 cm, mặt ngoài màu nâu tro, màu nâu hoặc tía thẫm, thô, có nếp nhăn dọc, có vân nứt ngang và vết rễ con. Chất cứng. Mặt bẻ tương đối phẳng, vỏ có nhiều sợi dạng bông, từ màu trắng vàng đến màu nâu vàng, gỗ màu vàng hoặc nâu vàng, tia gỗ xếp thành hàng xuyên tâm. Cắt thành lát hình tròn hay hình bầu dục không đều, dầy 0,2 – 0,5 cm, mặt cắt màu đỏ tía hoặc nâu. Không mùi, vị hơi đắng, săn.
Phân Bố, Thu Hái Và Chế Biến Cây Địa Du:
- Sinh ở trong bụi cây nơi sườn núi chỗ ẩm thấp. Việt Nam mới di thực cây này về trồng chưa phổ biến lắm.
- Mùa xuân khi cây sắp nảy chồi, hoặc mùa thu sau khi cây khô, đào lấy rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, hoặc thái phiến rồi phơi khô.
- Địa du phiến: Rửa sạch rễ Địa du, loại bỏ tạp chất, thân cây còn sót lại, ủ mềm, thái lát dày, phơi hoặc sấy khô để dùng.
- Địa du thán: Lấy địa du phiến, sao lửa to đến khi mặt ngoài có màu đen sém và bên trong có màu vàng thẫm hay màu nâu. Lấy ra để nguội.
Bộ Phận Dùng Của Địa Du:
- Làm thuốc là rễ. Thu hái rễ về, rửa sạch, cắt rễ con, ủ mềm 2 – 3 giờ, thái phiến, phơi khô sau đó khi nào dùng tùy theo từng bài thuốc chữa từng bệnh để chế biến. Thường có 3 cách chế biến: Địa du tẩm giấm, Địa du tẩm muối, Địa du sao cháy. Trong trường hợp làm tăng khả năng cầm máu ùng Địa du sao cháy (tồn tính).
Tính Vị Và Qui Kinh Của Địa Du:
- Vị đắng chua, tính hơi hàn. Qui kinh: Can, Vị, Đại tràng.
Theo các sách cổ:
- Sách Danh y biệt lục: ngọt chua không độc.
- Sách Bản kinh: Vị đắng hơi hàn.
- Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc quyết âm, thiếu âm, thủ túc dương minh kinh.
- Sách Bản thảo phẩm hội tinh yếu: vị đắng, ngọt chua, tính hơi hàn.
- Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh đại tràng, can.
- Sách Bản thảo cầu chân: chuyên nhập Can, Trường vị.
Công Dụng Của Địa Du:
Theo y học cổ truyền:
- Địa Du có vị đắng chua, tính hơi hàn, không độc, đi vào can, vị, đại tràng, có tác dụng lương huyết, cầm máu, giải độc liễm sang, thường dùng trong những trường hợp phụ nữ tắc sữa, khí hư, thấy kinh đau bụng, chảy máu cam, kinh nguyệt ra nhiều, mọi chứng huyết của phụ nữ sau khi sinh nở…
Trích đoạn y văn cổ:
- Sách Bản kinh: “Trị đàn bà vú sưng đau, thất thương, bệnh đái hạ, chỉ thống, trừ ác nhục, chỉ hãn, trị kim sang.”
- Sách Danh y biệt lục: “chỉ nùng huyết, các chứng nuy, ác sang, tiêu rượu, trừ tiêu khát…”
- Sách Nhật hoa tử bản thảo: “bài nùng, chỉ thổ huyết, máu cam, kinh nguyệt kéo dài, huyết băng, các chứng huyết sản hậu, xích bạch lị, tiêu chảy, sắc đặc trị trường phong.”
- Sách Bản thảo cương mục: “trừ hạ tiêu nhiệt, trị chứng đại tiểu tiện ra máu. Dùng để cầm máu cần thái lát sao, ngọn cành có tác dụng hành huyết… ung nhọt gia Địa du, ngứa gia Hoàng cầm; sao rượu trị phong tý, bổ não.”
- Sách Cảnh nhạc toàn thư: “Vị đắng hơi sáp, tính hàn mà giáng, thanh mà sáp; do đó trị được thổ huyết, nục huyết, thanh hỏa , minh mục, trị trường phong huyết lị và phụ nhân băng lậu, kinh nguyệt kéo dài, đới trọc trĩ lậu, sản hậu âm khí tán thất, thuốc liễm đạo hãn, liệu nhiệt bỉ, trừ ác nhục, chỉ sang độc đau đớn. Phàm chứng huyết nhiệt nên dùng, chứng hư hàn thì không nên dùng. Thuốc làm cao dán nhọt, giã nước bôi vết thương độc do chó, mèo, cọp, rắn cắn, uống cũng được.”
- Sách Bản thảo chính nghĩa: “Địa du là thuốc chuyên dùng lương huyết, Phụ nhân nhũ thống đới hạ, phần nhiều do can hỏa uất, dùng thuốc hàn để thanh tả, can khí thông đạt thì đới hạ hết. Huyết nhi hỏa thịnh gây đau và nhiều ác nhục. Địa du có tác dụng lương huyết nên trị được ung nhọt và trừ ác nhục.”
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Tác dụng cầm máu: dùng bột Địa du hoặc bột Địa du sao cháy bơm vào bao tử chuột nhắt, thời gian chảy máu của chuột ở 2 lô thí nghiệm đều được rút ngắn là 21,9% và 45,5%, không có khác biệt rõ rệt. Bơm thuốc sinh Địa du và than Địa du vào bao tử thỏ, thời gian đông máu đều rút ngắn 25%.
- Tác dụng đối với bỏng thực nghiệm: Bột Địa du bôi vết bỏng của thỏ và chó thực nghiệm có kết quả nhất định. Hiệu quả điều trị của chất Tannin không bằng Địa du cho nên có thể nói là tác dụng trị bỏng của Địa du không phải chỉ do Tannin mà còn do các thành phần khác.
- Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tán huyết B, Phế cầu, não cầu, các loại trực khuẩn lao, coli, mủ xanh, thương hàn, phó thương hàn, kiết lị, bạch hầu và một số nấm gây bệnh, virút cúm loại Á châu á, có thể do thuốc có chất acid tannic vì nếu dùng cao áp tiệt trùng thuốc thì tác dụng kháng khuẩn giảm. Chất Tannin cũng có tác dụng chống nấm.
- Tác dụng kháng viêm: Nước hoặc cồn chiết xuất Địa du đều có tác dụng kháng viêm tiêu sưng.
- Những tác dụng khác: Thuốc có tác dụng hạ áp nhẹ và tạm thời đối với thỏ gây mê. Thuốc có tác dụng tăng cường tiêu hóa chất anbumin rõ rệt. Dịch chích chế từ Địa du tươi nâng cao tác dụng của bạch cầu. Thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư cổ tử cung loại JTC-26.
Những Ai Nên Dùng Địa Du ?
- Chị em bị kinh nguyệt ra nhiều, đau bụng kinh, khí hư.
- Chị em mới sinh bị tắc tia sữa, không có sữa.
Cách Dùng Địa Du:
- Dùng 8 – 12 gr rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.
- Lưu ý: Người huyết hư hàn, có ứ huyết không nên dùng.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bột Cam Thảo, Bột Gừng, Bột Quế, Cao Atiso, Cao Atiso Trường Xuân, Cao Chè Vằng, Lá Sen, Hồng Hoa, Lá Hồng Rừng, Lá Tắm Người Dao, Lá Huyết Dụ, Tam Thất Nam, Trà Hoa Hồng, Cây Ích Mẫu.
Để lại một bình luận