Một số bệnh tiêu hóa thường gặp như: trào ngược axit, không dung nạp lactose, loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS)…Các bệnh về tiêu hóa ngày càng đe dọa con người nhiều hơn trong cuộc sống. Theo các thống kê, có đến 70% người Việt có nguy cơ mắc những căn bệnh nội khoa về đường tiêu hóa này. Tuy nhiên việc phát hiện và điều trị dứt điểm không phải là điều đơn giản.
Dưới đây là một số bệnh tiêu hóa thường gặp:
Trào ngược axit:
- Trào ngược axit hay còn gọi là trào ngược dạ dày hay trào ngược thực quản. Khi đó, chất lỏng trong dạ dày sẽ di chuyển vào thực quản do sự kích thích của co vòng thực quản dưới không kín. Triệu chứng chủ yếu của trào ngược là ợ nóng, khó nuốt, trào ngược,… nhiều trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến viêm loét, gây tổn thương đến thực quản và răng.
- Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày đặc biệt tỷ lệ mắc cao hơn ở phụ nữ có thai, người thừa cân và trung niên, trên 40 tuổi.
- Bệnh chủ yếu do nguyên nhân ăn uống gây nên chính bởi vậy, lời khuyên của bác sĩ là bạn nên thay đổi lối sống, thói quen ăn uống khoa học và hợp lý. Trong thành phần bữa ăn, cần giảm bớt lượng axit để tránh các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, trào ngược dạ dày,… Nếu tình trạng bệnh nặng, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị sớm nhất.
Không dung nạp lactose:
- Lactose là một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Khi mắc bệnh này, dạ dày sẽ không có khả năng tiêu hóa và hấp thụ lactose. Biểu hiện chủ yếu như đầy hơi, cảm giác đau bụng, tiêu chảy sau 30 phút đến 2 tiếng sau khi ăn các sản phẩm từ sữa. Mặc dù bạn có cảm giác rất khó chịu nhưng cảm giác này không ảnh hưởng lâu dài.
- Con số mắc các bệnh về tiêu hóa trong việc không tiêu hóa lactose là rất cao. Theo thống kê con số này lên tới 70% dân số thế giới gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Hội chứng này xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và người già nhiều hơn. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ xảy ra ở một giai đoạn nhất định và không kéo dài.
- Để hạn chế tình trạng này, bạn cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, nên lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng lactose thấp như sữa đậu nành, các loại sữa chua. Hình thành thói quen dùng dần để cơ thể có thể thích nghi và tạo ra men tiêu hóa lactose. Bên cạnh đó, để điều trị cac benh tieu hoa này các bác sĩ có thể kê đơn thuốc với một số loại men nhằm hạn chế triệu chứng. Tuy nhiên, cần theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc.
Loét dạ dày tá tràng:
- Loét dạ dày tá tràng thuộc các bệnh về tiêu hóa khi có những tổn thương trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Thức ăn có chứa nhiều axit sẽ khiến lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do vi khuẩn H.pylori – vi khuẩn làm viêm nhiễm dạ dày gây ra.
- Bên cạnh đó, một số yếu tố gây ra bệnh như di truyền, uống rượu, hút thuốc lá nhiều, căng thẳng cũng góp phần lớn gây ra bệnh. Các loại thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen hay Acid acetyl salicylic cũng có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Triệu chứng cơ bản của bệnh là đau bụng, buồn nôn, chán ăn, sút cân.
- Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn H.pylori nhưng chỉ có đến 10-15% trong số đó bị loét dạ dày, tá tràng. Theo các thống kê thì đàn ông có tỷ lệ mắc cao hơn phụ nữ.
Đây là một trong các bệnh tiêu hóa thường gặp, để điều trị hiệu quả cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân loét do các loại thuốc kháng viêm thì việc điều trị cần dùng đến các thuốc ức chế để hỗ trợ. Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn H.pylori thì nên sử dụng thuốc kháng sinh. Đồng thời, bạn cần tránh hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh.
Hội chứng ruột kích thích (IBS):
- Hội chứng ruột kích thích là một trong các bệnh về tiêu hóa phổ biến thuộc đường ruột với triệu chứng chủ yếu là đau bụng, táo bón, tiêu chảy,… Nguyên nhân gây ra bệnh khó xác định được cụ thể.
- Bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Tại Việt Nam, có đến 15-20% người mắc bệnh này, chủ yếu trong độ tuổi từ 40-60%. Trong đó phụ nữ có nguy cơ mắc cao hơn gấp hai lần so với nam giới.
- Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị khi có sự phát triển vượt mức của vi sinh vật đường ruột. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ cải thiện được khoảng 35%.
- Cách tốt nhất là bạn nên thay đổi lối sống, ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học để giảm bớt các triêu chứng. Có thể tăng cường sử dụng các loại chất xơ, tập thể dục thường xuyên, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
Bệnh tiêu hóa thường có những biểu hiện sau:
1. Đau bụng: đây là triệu chứng rất hay gặp và chỉ điểm cho một cơ quan nào đó bị tổn thương.Khi bị đau bụng ban nên để ý xem đau bên trái hay phải, đau bụng trên hay bụng dưới. Mỗi kiểu đau bụng là biểu hiện của 1 loại bệnh tiêu hóa khác nhau
2. Rối loạn về nuốt: Hệ tiêu hóa có vấn đề đôi khi biểu hiện bằng việc nuốt khó. không đưa thức ăn vào thực quản được, hoặc thức ăn bị tắc nghẹn và khó đi xuống dạ dày.
3. Nôn và buồn nôn là 1 biểu hiện đặc trưng của hệ tiêu hóa: Đó là tình trạng các chất trong dạ dày bị tống ra ngoài. Người bệnh có thể vừa ăn vào lại nôn ra, hoặc luôn có cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.
4. Ợ hơi: là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày, thực quản, kể cả chất hơi bị trào ngược lên miệng; là do rối loạn chức năng vận động của ống tiêu hóa. Ợ hơi có nhiều trạng thái phân biệt khác nhau: ợ hơi, ợ nước chua, ợ nước, ợ nước đắng và ợ cả thức ăn.
5. Rối loạn về phân, thể hiện những rối loạn tiêu hoá hay hấp thụ. các biểu hiện thường là:
- Khối lượng phân quá nhiều hoặc quá ít; số lượng lần đi ngoài trong ngày cũng quá ít hay quá nhiều.
- Táo bón: phân khô, rắn và thường kèm theo bị đau bụng, chướng hơi. Táo bón là một trong những bệnh lý phổ. Táo bón tưởng như không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng táo bón trong thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng như chảy máu trực tràng, trầy sướt hậu môn, trĩ, viêm đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng.
- Tiêu chảy: Trong các bệnh về đường tiêu hóa, thì tiêu chảy là một trong những biểu hiện thường gặp và phổ biến nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do sự nhiễm khuẩn gây hại như E.coli, Vibrio, Shigella,…Những vi khuẩn này xâm nhập vào hệ tiêu hóa từ thực phẩm không vệ sinh, và tạo điều kiện cho những vi sinh gây hại phát triển tạo độc tố gây tiêu chảy.
- Phân sống: phân còn chứa thức ăn chưa được tiêu hóa trọn vẹn, thường có mùi rất khó chịu.
- Phân có mủ, máu, bọt: những trường hợp này thường là do nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Rối loạn về đại tiện, gây khó đại tiện, đau hậu môn khi đại tiện .
6. Một biểu hiện khác của bệnh về hệ tiêu hóa là rối loạn về sự thèm ăn: không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng do đầy bụng, khó tiêu.
7. Hiện tượng đầy hơi trong ống tiêu hóa: biểu hiện thường thấy là trung tiện (đánh rắm) nhiều hay không trung tiện được hoặc là sôi bụng.
8. Hệ tiêu hóa đã bị tổn thương nghiêm trọng nếu có hiện tượng chảy máu tiêu hóa: người bệnh nôn ra máu đỏ xẩm hoặc đỏ tươi hoặc đi ngoài ra máu tươi hay đen, nhầy máu đôi khi có bọt
9. Hội chứng kém hấp thụ: biểu hiện trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ, rau hoặc và thịt.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “một số bệnh tiêu hóa thường gặp”. |