Bạch Thược có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hòa can, chỉ thống. Chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, các chứng âm huyết hư, can dương thịnh, can phong động, các chứng đau do bệnh của can…
Bạch Thược Giá: 320.000 Đ / Kg
Giao Hàng Toàn Quốc - Thanh Toán Tại Nhà
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:
Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Giao hàng miễn phí trong nội thành Hà Nội với đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên.
Đối với những đơn hàng dưới 500.000 VNĐ phí giao hàng sẽ được thỏa thuận trực tiếp khi đặt hàng.
Thời gian nhận hàng từ 2 – 4 tiếng kể từ lúc đặt hàng (giao hàng trong giờ hành chính).
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Giao hàng miễn phí với đơn hàng từ 1.000.000 VNĐ trở lên.
Phí giao hàng tại ngoại thành Hà Nội là 25.000 VNĐ cho 1Kg đầu tiên + 5.000 VNĐ cho 1Kg tiếp theo.
Chúng tôi sử dụng dịch vụ ShipCod (Giao Hàng Toàn Quốc – Thanh Toán Tại Nhà) của Viettel để giao hàng.
Thời gian nhận hàng từ 1 – 2 ngày kể từ ngày đặt hàng.
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
Giao hàng miễn phí với đơn hàng từ 1.000.000 VNĐ trở lên.
Phí giao hàng tại các tỉnh thành khác là 35.000 VNĐ cho 1Kg đầu tiên + 5.000 VNĐ cho 1Kg tiếp theo.
Chúng tôi sử dụng dịch vụ ShipCod (Giao Hàng Toàn Quốc – Thanh Toán Tại Nhà) của Viettel để giao hàng.
Thời gian nhận hàng từ 3 – 5 ngày kể từ ngày đặt hàng.
Bán Bạch Thược Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cả Hợp Lý – Giao Hàng Toàn Quốc
Bảng Giá Bạch Thược
Trọng Lượng ( Quy Cách Đóng Gói )
Đơn Giá
500 Gram / Gói
320.000 Đ / Kg
Địa Chỉ Mua Bạch Thược:
Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Bạch Thược Nguyên Chất
Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
Văn Phòng Giao Dịch: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
Showroom Tại Hà Nội: Số 34 Ngõ 23 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội.
Showroom Tại Hải Phòng: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
Hotline: 082.3535.666 – 082.3435.888
Thành Phần Hóa Học Có Trong Bạch Thược:
Trong củ có paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyl – paeoniflorin, oxypaeoniflorinone, paeonolide, paeonol… còn có tinh bột, tanin, calcium oxalat, một ít tinh dầu, acid benzoic, nhựa và chất béo, chất nhầy.
Tên Khác Của Bạch Thược:
Bạch thược dược (Thảo Kinh Tập Chú), Dư dung, Kỳ tích, Giải thương (Ngô Phổ Bản Thảo), Kim thược dược (Bản Thảo Đồ Kinh), Mộc bản thảo, Tương ly (Bản Thảo Cương Mục), Lê thực, Đỉnh (Biệt Lục), Ngưu đỉnh, Khởi ly, Thổ cẩm, Quan phương, Cận khách, Diễm hữu, Hắc tân diêng, Điện xuân khách, Cẩm túc căn (Hòa Hán Dược Khảo), Một cốt hoa (Hồ Bản Thảo), Lam vĩ xuân (Thanh Dị Lục), Sao Bạch thược, Khuê Bạch thược, Hàng Bạch thược, Tiêu Bạch thược, Toan Bạch thược (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tên Khoa Học Của Bạch Thược:
Paeonia lactiflora Pall. Thuộc họ Mao Lương (Ranuncuaceae).
Bộ Phận Dùng Của Cây Bạch Thược:
Củ Thược dược hoa trắng. Radix Paeoniae Alba, thường gọi là Bạch thược. Củ Thược dược hoa đỏ – Radix Paeoniae Rubra, thường gọi là Xích thược.
Mô Tả Cây Bạch Thược:
Cây thảo sống lâu năm, cao 50-80cm, lá mọc so le, chụm hai hay chụm ba, kép, với 9-12 phần phân chia, các đoạn không đều, hình trái xoan ngọn giáo, dài 8-12cm, rộng 2-4 cm mép nguyên, phía cuống hơi hồng. Hoa rất to mọc đơn độc, có mùi hoa Hồng, trên mỗi thân mang hoa có 1-7 hoa, rộng 10-12cm. Đài có 6 phiến, cánh hoa xếp trên một dãy hoặc hai dãy, màu hồng thịt trước khi nở, rồi chuyển dần sang màu trắng tinh; bao phấn màu da cam. Quả gồm 3-5 lá noãn. Có nhiều thứ trồng khác nhau, có hoa có độ lớn, số lượng cánh hoa, màu sắc… khác nhau. Hoa tháng 5-6.
Phân Bố, Thu Hái Và Chế Biến Bạch Thược:
Cây được nhập giống từ Trung Quốc vào trồng ở Sapa tỉnh Lào Cai. Người ta dùng củ có đường kính khoảng 1-2cm, dài 10-15cm, màu trắng hồng ít xơ. Ðào về rửa sạch, ngâm nước 1-2 giờ, ủ 1-2 ngày đêm (có thể đồ) rồi bào hay thái mỏng, sao qua. Có khi tẩm giấm rồi sao qua hay sao cháy cạnh, hoặc tẩm rượu sao qua. Lúc chưa bào chế thì cần phải sấy lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi cần để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Ở Triết Giang thu hoạch sớm nhất khoảng mùng 10 tháng 6. Tứ Xuyên vào giữa tháng 7 lúc thời tiết nóng và thu hoặc có thể kéo dài cho tới cuối mùa hè thì xong. An Huy vào cuối hè đầu thu. Hồ Nam vào tiết lập thu. Khi thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, trước hết cắt thân lá sau dùng cuốc bới quanh gốc để lấy rễ, chú ý để khỏi gẫy. Lấy rễ giũ sạch đất, cắt riêng từng rễ ra, dùng dao con cắt hết những rễ con, rễ phụ mọc từ rễ chính. Sau đó phân loại lớn nhỏ. Nếu sau khi thu hoạch gặp mưa không phơi được vùi rễ vào đất cát ẩm nhưng không được để quá 2-3 ngày, phơi nắng cho khô thứ chắc rắn là tốt.
Phơi rễ chia làm 3 giai đoạn:
Phơi nhiều, ủ nhiều: rải Bạch thược ra chiếu, hoặc phân đan phơi nắng cứ 20 phút trở một lần, đến giờ chiều đem vào xếp thành đống trên phủ chiếu, ngày mai lại đem phơi, tối lại ủ, phơi ủ như vậy 4-5 ngày là xong, và chuyển sang giai đoạn hai.
Phơi ít, ủ nhiều: Hàng ngày đến 9 giờ mới đem phơi, 3 giờ chiều cất vào ủ. Khi ủ đối với loại rễ to và trung bình thì phải ủ chiếu kín hoặc bao tải. Khi phơi cứ 30-40 phút trở một lần và ủ thấy rễ mềm ra lại đem phơi, cứ như vậy 8-10 ngày là xong và chuyển sang giai đoạn 3.
Phơi ngắn ủ dài: Mỗi ngày chỉ phơi 2-4 giờ, cách 40 phút trở 1 lần, còn ủ như trên nhưng phải ủ 3-4 lớp bao tải, ủ cho đến khi lớp vỏ ngoài của rễ ướt lại, sau đó đem phơi cho đến khi lớp vỏ thật khô, bấm móng tay không được nữa mới thôi. Theo cách chế biến này thì ngày mùa hè phơi ít ủ nhiều, ngàu mùa thu phơi nhiều ủ nhiều, ủ cho rễ mềm ra lại phơi, phơi xong rễ còn đang nóng ủ luôn, nếu chỉ phơi không ủ thì bên ngoài rễ khô, bên trong còn ướt, để biến sang vị chua không dùng làm thuốc được, hoặc bên ngoài vỏ biến thành đỏ chất lượng kém.
Cách bào chế của Sơn Đông: Dùng dao tre cạo vỏ ngoài cho thật trắng nhưng không rửa nước để rễ không biến thành màu nâu hoặc đen. Cạo vỏ xong ngâm rễ ngập trong nước giếng nửa ngày rồi mới luộc, ngâm rễ ngày nào thì luộc rễ ngày đó. Ở Tứ Xuyên có nơi ngâm nước giếng pha trộn 50% nước sông thêm loại rễ nhỏ.
Bạch thược đã giã nát, hoặc dùng bột ngô hòa với nước để ngâm rễ Bạch thược, ngâm như vậy rễ giữ được màu (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Luộc: Đun nước sôi đổ rễ Bạch thược vào, đun khoảng 15-20 phút, khi thấy rễ mềm, vặn cong được hoặc lấy rễ thấy bốc hơi, khô nhanh thì vớt ra. Mỗi chảo nước chỉ luộc 2-3 mẻ rồi phải thay nước mới. Sau đó cắt bỏ đầu đuôi, chia thành loại to, nhỏ, cắt ra thành khúc đem phơi.
Phơi: Luộc xong rải ra chiếu phơi ngay, cách 5-10 phút đảo 1 lần sau 1-2 giờ lấy chiếu cuộn lại phủ chiếu lên trên, khi thấy rễ nguội lại tiếp tục rải ra phơi, phơi trong 3 ngày buổi trưa nắng gắt phủ chiếu lại cho mát. Phơi cho đến khi gõ rễ nghe tiếng kêu thanh thanh, chất thành đống đem ủ 2-3 ngày lại phơi tiếp 1-2 ngày cho tới khi thật khô, phơi vậy vỏ không bị co lại và không chuyển qua màu hồng (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Tính Vị Và Qui Kinh Của Bạch Thược:
Bạch thược vị đắng, chua, hơi hàn, qui kinh Can tỳ.
Theo y văn cổ:
Sách Bản kinh: vị đắng, bình.
Sách Danh y biệt lục: chua, hơi hàn, không độc.
Sách Thang dịch bản thảo: khí hơi hàn, vị chua mà đắng, nhập thủ túc thái âm kinh.
Sách Bản thảo kinh sơ: thủ túc thái âm dẫn kinh dược, nhập can tỳ huyết phần.
Công Dụng Của Bạch Thược:
Theo y học cổ truyền:
Đông y cho rằng bạch thược có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hòa can, chỉ thống. Chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, các chứng âm huyết hư, can dương thịnh, can phong động, các chứng đau do bệnh của can.
Theo sách “Bản Kinh” cũng nói: chủ tà khí phúc thống, trừ huyết tý, phá kiên tích, trị hàn nhiệt sán hà, chỉ thống, lợi tiểu tiện, ích khí. Sách “Bản thảo cương mục” nói chỉ hạ lỵ phúc thống hậu trọng. Sách “Danh y biệt lục” thì nói là thông thuận huyết mạch, hoãn trung, tán ác huyết, lợi bàng quang, đại tiểu trường, tiêu ung thũng, thời hành hàn nhiệt, yêu phúc thống…
Trích đoạn y văn cổ:
Sách Bản kinh: “chủ tà khí phúc thống, trừ huyết tý, phá kiên tích, trị hàn nhiệt sán hà, chỉ thống, lợi tiểu tiện, ích khí”.
Sách Danh y biệt lục: “thông thuận huyết mạch, hoãn trung, tán huyết, lợi bàng quang, đại tiểu trường, tiêu ung thũng, thời hành hàn nhiệt, yêu phúc thống”.
Sách Dược tính bản thảo:”trị phế tà khí. chủ thời cốt nhiệt, cường ngũ tạng, bổ thận khí, trị tâm phúc kiên trướng”.
Sách Tân tu bản thảo: “ích nữ huyết”.
Sách Nhật hoa tử bản thảo: “trị phong bổ lao, trị tất cả chứng bệnh phụ nữ, các bệnh trước và sau sinh, thông nguyệt thủy, thối nhiệt trừ phiền, chứng trường phong tả huyết”.
Sách Y học khởi nguyên: “thuốc có 6 tác dụng: an thần kinh, trị phúc thống, thu vị khí, chỉ tả lị, hòa huyết mạch, cố tấu lý”.
Sách Trấn nam bản thảo: “thu can khí nghịch thống, điều dưỡng tâm can tỳ kinh huyết, sơ kinh giáng khí, chỉ can thống”.
Sách Bản thảo cương mục: “chỉ hạ lị phúc thống hậu trọng”.
Sách Cảnh nhạc toàn thư bản thảo chính: “bổ huyết nhiệt chi hư, tả can hỏa chi thực, cố tấu lý chỉ nhiệt tả, trị bụng đau, phát nhiệt do huyết hư, nếu sinh huyết nhiệt mà âm khí suy tán nên dùng Bạch thược không cần do dự”.
Sách Dược phẩm hóa nghĩa: “Bạch thược dược năng bổ năng tả, chuyên hành huyết hải, nữ nhân điều kinh thai sản, nam tử tất cả bệnh can đều dùng Bạch thược để điều hòa khí huyết”.
Sách Bản thảo bị yếu: “bổ huyết tả can ích tỳ liễm can âm”.
Sách Bản thảo cầu chân: “Bạch thược tắc hữu liễm âm ích dinh, bạch tắc năng ư thổ trung tả mộc, xích tắc năng ư huyết trung hoạt trệ”.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Glucozit Bạch thược ức chế trung khu thần kinh nên có tác dụng an thần, giảm đau.
Glucozit Thược dược có tác dụng ức chế cơ trơn của tử cung và dạ dày, ruột, ức chế tiết vị toan phòng được lóet ở chuột cống thực nghiệm.
Nước sắc Bạch thược có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn lị, thương hàn, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn tán huyết, phế cầu khuẩn và nhiều loại nấm ngoài da.
Glucozit Bạch thược có tác dụng chống viêm và hạ nhiệt.
Glucozit Bạch thược có tác dụng chống sự hình thành huyết khối do tiểu cầu, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ men Transaminaza.
Với tác dụng chống co thắt cơ trơn của mạch máu, Bạch thược có tác dụng giãn mạch ngoại vi và hạ áp nhẹ.
Cách Dùng Bạch Thược:
Dùng 6 – 12 gr sắc nước uống hàng ngày.
Tham Khảo Cách Dùng Bạch Thược:
Hỗ trợ điều trị chứng táo bón kinh niên:
Dùng Sinh Bạch thược 24 – 40g, Sinh Cam thảo 10 – 15g, sắc nước uống. Thường dùng 2 – 4 thang là khỏi. Trường hợp táo bón kinh niên, mỗi tuần dùng 1 thang. Trường hợp khí hư gia Sinh Bạch truật 24 – 32g, hư hàn gia Phụ tử chế 10 – 15g, huyết hư gia Đương qui 9 – 15g, khí trệ gia Mạch nha 10g, huyết áp cao can vượng gia Đại giá thạch 20 – 30g, bỏ Cam thảo, nếu huyết áp cao kiêm thấp bỏ Cam thảo gia Bán hạ, Trần bì. Đã trị trên 609 ca bệnh nhân, kết quả nhanh ( Vương Văn Sỹ, Nghiệm chứng dùng Thược dược Cam thảo thang trị táo bón, Tạp chí Trung y 1983, 8:79).
Hỗ trợ điều trị loét dạ dày:
Dùng Bạch thược 15 – 20g, Chích Cam thảo 12 – 15g. Tỳ vị hư hàn gia Đảng sâm, Hoàng kỳ mỗi thứ 12g, Phục linh 20g, Can khương 10g. Vị âm bất túc gia Sa sâm 10g, Mạch môn, Đương qui mỗi thứ 12g, Sanh địa 15g. Khí trệ huyết ứ gia Nhũ hương, Mộc dược, mỗi thứ 10g, Đơn sâm, Xuyên khung mỗi thứ 10g, Phục linh 20g. Đã trị 120 ca, khỏi 83 ca, tiến bộ 33 ca, không có kết quả 4 ca, tỷ lệ kết quả 96,67%, kết quả tốt nhất đối với thể khí trệ huyết ứ ( Dư thụy Trân, Trị 120 ca loét dạ dày bằng Thược dược Cam thảo thang gia giảm, Tạp chí Trung y Sơn đông 1984,2:22).
Hỗ trợ điều trị các chứng đau bụng:
Thường do can vị bất hòa, can khí uất trệ gây đau ( như: viêm lóet dạ dày tá tràng, viêm đại tràng co thắt, viêm gan.) dùng bài: Tứ nghịch tán ( Thương hàn luận): Sài hồ 6g, Bạch thược 12g, Chỉ thực 6g, Chích Cam thảo 4g, sắc nước uống. Trường hợp kiết lî, đau bụng có mót rặn, dùng Sinh Bạch thược phối hợp Mộc hương, Binh lang . dùng: Thược dược thang: Bạch thược 24g, Hoàng cầm 12g, Xuyên tiêu 6g, Đại hoàng 8g ( cho sau), Mộc hương 8g ( cho sau), Binh lang 8g, Đương qui 12g, Nhục quế 2g, Cam thảo 4g, sắc uống.
Hỗ trợ điều trị chứng tăng sinh xương:
Dùng Bạch thược 30 – 60g, Mộc qua 12g, Kê huyết đằng 15g, Uy linh tiên 15g, Cam thảo 12g, tùy chứng gia giảm, ngày 1 thang, sắc uống. Trị 160 ca, khỏi trước mắt 109 ca, kết quả tốt 42 ca, tiến bộ 1 ca, tỷ lệ khỏi 96,7% ( Vương chi Truật, Nhận xét về chứng xương tăng sinh điều trị bằng Thược dược Mộc qua thang, Báo Tân trung y 1980,1:18).
Hỗ trợ điều trị chứng rung đùi:
Dùng Bạch thược, Cam thảo mỗi thứ 156g, sắc nước uống, gia nước 3 chén sắc còn 1 chén, chia 2 lần uống, sáng 1 lần và sau 2 giờ uống 1 lần. Trị 54 ca, khỏi 48 ca, có kết quả rõ nhưng tái diễn 6 ca, tỷ lệ kết quả 100% ( Đỗ Hạt Nhiên, Thược dược Cam thảo thang trị 54 ca hội chứng rung đùi, Báo Trung y Hà bắc 1984,3:29).
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:
Mỗi lần uống Cam thảo giáng đường phiến 4 – 8 viên ( Mỗi viên có Bạch thược, Cam thảo chế thành cao khô 0,165g tương đương thuốc sống 4g, lượng mỗi ngày tương đương Cam thảo sống 8g, Sinh Bạch thược 40g), ngày uống 3 lần. Trị 180 ca, kết quả tốt 54 ca, có kết quả 67 ca, tiến bộ 12 ca, không kết quả 47 ca, tỷ lệ kết quả 73,9%, cùng dùng kết hợp với các loại thuốc khác 34 ca, tỷ lệ kết quả là 79,4% ( Vương Tôn Căn, Kết quả điều trị tiểu đường bằng Giáng đường phiến, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1986,10:593).
Lưu ý:Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Bạch Thược Giá: 320.000 Đ / Kg
Giao Hàng Toàn Quốc - Thanh Toán Tại Nhà
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:
Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Giao hàng miễn phí trong nội thành Hà Nội với đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên.
Đối với những đơn hàng dưới 500.000 VNĐ phí giao hàng sẽ được thỏa thuận trực tiếp khi đặt hàng.
Thời gian nhận hàng từ 2 – 4 tiếng kể từ lúc đặt hàng (giao hàng trong giờ hành chính).
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Giao hàng miễn phí với đơn hàng từ 1.000.000 VNĐ trở lên.
Phí giao hàng tại ngoại thành Hà Nội là 25.000 VNĐ cho 1Kg đầu tiên + 5.000 VNĐ cho 1Kg tiếp theo.
Chúng tôi sử dụng dịch vụ ShipCod (Giao Hàng Toàn Quốc – Thanh Toán Tại Nhà) của Viettel để giao hàng.
Thời gian nhận hàng từ 1 – 2 ngày kể từ ngày đặt hàng.
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
Giao hàng miễn phí với đơn hàng từ 1.000.000 VNĐ trở lên.
Phí giao hàng tại các tỉnh thành khác là 35.000 VNĐ cho 1Kg đầu tiên + 5.000 VNĐ cho 1Kg tiếp theo.
Chúng tôi sử dụng dịch vụ ShipCod (Giao Hàng Toàn Quốc – Thanh Toán Tại Nhà) của Viettel để giao hàng.
Thời gian nhận hàng từ 3 – 5 ngày kể từ ngày đặt hàng.
Lý Do Bạn Nên Mua Bạch Thược Tại Vườn Thuốc Quý:
Bạn đang được phục vụ bởi đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: nông sản, thảo dược, thực phẩm dinh dưỡng… Chúng tôi là một trong những đơn vị tiên phong đưa các sản phẩm thảo dược quý, thảo dược hiếm, thảo dược sạch đến với người sử dụng rất thuận tiện thông qua hình thức đặt hàng online.
Cam kết những sản phẩm do chúng tôi cung cấp trên thị trường đúng chủng loại, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng chất quản, chất phụ gia, hóa chất thực phẩm…
Nhận chuyển hàng tận nhà, chuyển phát toàn quốc theo hình thức COD ( Khách hàng nhận hàng rồi mới phải thanh toán – khách hàng được quyền kiểm tra hàng trước khi nhận hàng) giúp khách hàng nhận hàng thuận tiện, nhanh chóng, thanh toán tuyệt đối an toàn.
Khách hàng được đổi – trả sản phẩm và hoàn tiền trong vòng 15 ngày.
Đúng chất lượng: quý khách hàng sẽ được đảm bảo về chất lượng sản phẩm bằng các cam kết của vuonthuocquy.vn.
Phục vụ trên cả mong đợi là phương châm của chúng tôi: Tư vấn tận tâm 24/7 và giao hàng tận nơi khi khách hàng yêu cầu.
Với mong muốn được phục vụ quý khách hàng ngày càng chu đáo hơn, chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và biết ơn mọi sự góp ý của các quý khách hàng vào bất cứ lúc nào, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải quyết và có thông tin phản hồi kịp thời cho mọi vướng mắc hay mọi sự chưa hài lòng nào đó của quý khách hàng.
Địa Chỉ Bán Bạch Thược:
Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Bạch Thược Nguyên Chất
Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
Văn Phòng Giao Dịch: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
Showroom Tại Hà Nội: Số 34 Ngõ 23 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội.
Showroom Tại Hải Phòng: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
Hotline: 082.3535.666 – 082.3435.888
“Lấy sự hài lòng của quý khách hàng làm niềm hạnh phúc của chúng ta” là những gì mà toàn thể nhân viên của vườn thuốc quý đang ngày đêm tâm niệm và phấn đấu!
Cát Cánh còn có tên khác là bạch dược, kết cánh, cánh thảo… là rễ phơi khô của cây cát cánh, có tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí. Hỗ trợ điều trị chứng ho nhiều đờm, họng đau nói khàn, áp-xe phổi, viêm họng sưng đau, lỵ, […]
Phan Tả Diệp có vị ngọt đắng, tính hàn, vào kinh đại tràng có tác dụng tiêu tích trệ, chướng bụng do đại tiện không tiêu, nhuận tràng, hỗ trợ điều trị táo bón. Hỗ trợ điều trị đại tràng táo kết, phân rắn hoặc kèm theo có dịch nhầy, hoặc kém tiêu do thức […]
Cây Nhọ Nồi mọc tương đối phổ biến ở Việt Nam và đã trở nên quen thuộc với bất kì ai. Nhưng ít ai biết đến những công dụng như: chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, […]
Tinh Bột Nghệ Vàng được chiết suất trực tiếp từ củ nghệ vàng tươi và qua nhiều công đoạn sơ chế sàng lọc chúng ta được nước nghệ và tinh bột nghệ vàng nguyên chất. Để bột nghệ này lắng xuống, đem sấy khô nghiền nhỏ ta thu được tinh nghệ vàng. Tinh Bột Nghệ […]
Táo Mèo hay còn gọi là Sơn Tra có tác dụng hỗ trợ: tiêu hóa thức ăn tích trệ, tán ứ huyết, tăng cường hệ miễn dịch, giúp hỗ trợ phòng chống oxy hóa, giúp hạ huyết áp và giảm cholesterol. Táo Mèo Giá: 130.000 Đ / Kg Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc […]
Bột Đương Quy có vị ngọt cay, tính ôn, vào 3 kinh: tâm, can, tỳ, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy có thể điều khí, nuôi huyết, khiến khí huyết đều về chỗ của mình, cho nên có tên là đương quy. Đương là […]
Đương Quy có vị ngọt cay, tính ôn, vào 3 kinh: tâm, can, tỳ, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy có thể điều khí, nuôi huyết, khiến khí huyết đều về chỗ của mình, cho nên có tên là đương quy. Đương là nên, […]
Cam Thảo Đất có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt, giảm ngứa, cầm tiêu chảy, chữa cảm sốt, ho. Nó thường được dùng chữa một số bệnh như dị ứng mề đay, rôm sảy, eczema, lở ngứa. cảm mạo, ho hen… Cam Thảo Đất Giá: 120.000 Đ / […]
Hoài Sơn còn gọi là củ mài, khoai mài không đơn giản chỉ là món ăn dân dã quen thuộc với đồng bào miền núi, còn là vị thuốc quý của y học dân gian được sử dụng rất lâu đời có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ […]
Lá Vông Nem có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp… Có tác dụng chữa mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc nhức đầu rất tốt. Được dùng dưới […]
Thiên Ma có vị ngọt, tính bình, vào kinh can. Công năng: bình can tức phong hoạt lạc thông tý. Dùng cho các trường hợp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt (can phong huyễn vững, đầu phong, đầu thống), tay chân tê bì, liệt nửa người, chứng phong thấp dính cứng khớp… Ngoài làm thuốc […]
Long Cốt có vị ngọt chát, tính bình; vào kinh Can, Tâm, Thận. Có tác dụng cố biểu, trấn kinh an thần, liễm hãn, cố tinh, sáp trường. Trị mất ngủ, hồi hộp, thần trí không yên, ra mồ hôi trộm, xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày. Dùng ngoài làm vết thương chóng lên […]
Địa Long có vị mặn, tính hàn; vào can tỳ phế vị thận. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh giật, thông mạch khu phong, trừ thấp lợi thủy. Dùng cho các trường hợp sốt cao kinh giật, động kinh, bồn chồn kích động, ho suyễn khó thở, bại liệt phong thấp, viêm […]
Đại Hoàng có vị đắng, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị, đại tràng, tâm bào và can. Qua chế biến, tính vị của đại hoàng có thay đổi. Khi chích giấm, vị của nó hơi chua, vào kinh can để tăng tác dụng lợi mật; chế với mật ong thì có vị hơi […]
Tam Lăng có vị đắng tính bình, vào quy kinh can tỳ. Có tác dụng phá huyết khu ứ, hành khí chỉ thống. Chủ trị các chứng ứ huyết do sang chấn, kinh bế, đau bụng, thống kinh… Tam lăng là thân rễ của cây Tam lăng Sparganium Stoloniferum Buch-Ham, dùng làm thuốc được ghi […]
Vỏ Bưởi có vị đắng, cay, thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng. Người ta thường dùng cùi trắng bên trong của vỏ bưởi để chế biến món ăn như, nấu chè, bóp gỏi, làm nem chay… Phần vỏ bên ngoài do có chứa nhiều tinh […]
Lá Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm… Cây sả còn gọi là cỏ sả, lá sả, hương mao; là loại cỏ […]
Giới Thiệu Vị Thuốc Xạ Đen Hòa Bình Xạ Đen (tên khoa học Ehretia asperula Zoll. & Mor), thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae). Cây Xạ Đen là loại cây bụi trườn có chiều cao tầm 3 đến 5 m, cành non thường có lông mịn, màu nâu xám. Lá thường mọc so le thành từng […]
Giới Thiệu Vị Thuốc Kha Tử Kha Tử (tên khoa học Terminalia chebula, thuộc họ Bàng – Combretaceae) còn được biết đến với tên gọi khác như kha lê, cây chiêu liêu, kha lê lặc, hạt chiêu liêu. Dược liệu kha tử có hình quả trứng, nhọn ở hai đầu, đường kính từ 2.5 – […]