Cách Dùng Hạt Cau Chữa Bệnh: Hạt cau thường được sử dụng ở dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc dạng hoàn tán với liều dùng 6 – 15g. Trong trường dùng độc vị để trị nhiễm sán lá, có thể dùng đến 60 – 100g/ ngày. Ngoài ra hạt cau còn được dùng để nấu nước ngâm rửa ngoài da.
Cau có thân mọc thẳng, cao từ 15 -20 cm, đường kính từ 10 – 15 cm. Thân cây không có lá mà có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau 10 – 20 cm. Lá cây mọc ở ngọn, tỏa thành chùm rộng được gắn kết bởi nhiều bẹ to. Hoa cau có màu trắng, mùi thơm. Quả cau có màu xanh, vị chát, mọc thành buồng.
Hạt cau còn có tên là tân lang, binh lang, là hạt chín già của cây cau. Vị cay, đắng, tính ôn; vào kinh tỳ, vị và đại tràng, hạt cau có tác dụng trị giun, còn có tác dụng lợi tiểu thông tiện. Dùng cho các trường hợp bị giun sán, đầy bụng không tiêu, đau quặn, trướng bụng, tiêu chảy, hội chứng lỵ, phù nề.
Những Cách Dùng Hạt Cau Chữa Bệnh:
Bài thuốc trị sốt rét
Chuẩn bị: Thảo quả nhân, trần bì, chích cam thảo, thanh bì và binh lang mỗi vị 2g, thường sơn 3g.
Thực hiện: Đem dược liệu sắc lấy nước uống, có thể gia thêm rượu và dùng uống trước khi lên cơn khoảng 2 giờ đồng hồ.
Bài thuốc trị thực tích khí trệ gây bụng đầy trướng, táo bón, ăn uống khó tiêu
Chuẩn bị: Khiên ngưu và hương phụ (sao) mỗi vị 120g, đại hoàng và hoàng bá mỗi vị 100g, nga truật, binh lang, mộc hương, hoàng liên, trần bì, thanh bì mỗi vị 30g.
Thực hiện: Đem các vị tán bột mịn, mỗi lần dùng 6 – 10g uống với nước ấm. Ngày dùng 2 – 3 lần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Bài thuốc trị sán lá
Chuẩn bị: Cam thảo 5g, hạt cau 15g và ô mai 10g.
Thực hiện: Sắc lấy nước và dùng uống vào sáng sớm khi bụng đói.
Bài thuốc trị giun kim
Chuẩn bị: Nam qua tử và thạch lựu bì mỗi vị 10g, binh lang 15g.
Thực hiện: Sắc lấy nước và dùng uống trước khi đi ngủ (nên để bụng đói trước khi uống thuốc).
Bài thuốc trị sán
Bài thuốc 1: Chuẩn bị nam qua tử và binh lang (cắt lát) mỗi vị 30g. Dùng binh lang sắc lấy nước còn nam qua tử tán bột mịn, sau đó trộn đều và uống.
Bài thuốc 2: Sơn tra tươi 1000g và binh lang 60g. Đem sơn tra bỏ nhân rồi rửa sạch, sau đó dùng ăn từ 3 giờ chiều cho đến 10 giờ tối (cần nhịn ăn buổi tối). Sáng ngày hôm sau, đem hạt cau sắc lấy 1 chén nhỏ và dùng uống rồi nằm nghỉ. Khi buồn đi đại tiện cần nhịn trong vòng 15 phút, sau đó ngâm giang môn trong chậu nước ấm để sán ra hết.
Bài thuốc trị chốc đầu ở trẻ nhỏ
Chuẩn bị: Hạt cau khô.
Thực hiện: Mài hạt cau thành bột rồi phơi khô, sau đó trộn với dầu và thoa lên vùng da cần điều trị.
Cháo tân lang trị nôn mửa, ăn uống khó tiêu, táo bón kèm tiêu chảy, đầy trướng bụng
Chuẩn bị: Gạo tẻ 50g và hạt cau 15g.
Thực hiện: Dùng hạt cau nấu lấy nước, sau đó lọc lấy nước nấu cháo. Dùng ăn khi nóng trong vòng vài ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
Bài thuốc trị chứng ợ hơi và ợ chua
Chuẩn bị: Trần bì 6g và hạt cau 12g.
Thực hiện: Đem các nguyên liệu tán thành bột, sau đó chế với mật làm thành viên. Khi đói, dùng ăn một lượng vừa phải.
Cháo tân lang hạt bí trị giun sán và thoái hóa giác mạc dẫn đến chứng mù lòa ở trẻ nhỏ
Chuẩn bị: Hạt bí ngô 20g, binh lang 9g, gạo tẻ 60g, cốc nha và sơn tra mỗi vị 10g.
Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm sắc lấy nước, sau đó chắt lấy nước thêm gạo vào nấu thành cháo. Chia thành 2 lần ăn và dùng hết trong ngày. Dùng món cháo này liên tục trong 3 – 5 ngày.
Bài thuốc trị đầy hơi, chán ăn, ăn uống không tiêu, hôi miệng, ợ hơi
Chuẩn bị: Trần bì 5g, lai phục tử và binh lang mỗi vị 10g.
Thực hiện: Đem trần bì rửa sạch, thái nhỏ, lai phúc tử đem sao qua, binh lang đập vụn. Sau đó cho dược liệu vào ấm và sắc lấy nước, thêm đường vào và khuấy đều. Đợi thuốc nguội thì chia thành vài lần uống và dùng hết trong ngày.
Cháo tân lang ngũ vị trị thiên đầu thống (đau đầu, buồn nôn, tăng nhãn áp)
Chuẩn bị: Trạch tả 12g, binh lang 20g, gạo tẻ 60g, kỷ tử 10g, quyết minh tử 14g và ngũ vị tử 9g.
Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm sắc lấy nước, sau đó cho gạo và kỷ tử vào nấu thành cháo. Dùng cháo ăn nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc trị đầy hơi, chướng bụng
Chuẩn bị: Hạt cau 8g, táo mèo 16g.
Thực hiện: Sắc uống liên tục trong 7 – 9 ngày.
Bài thuốc ăn uống khó tiêu, bụng đầy trướng và thường xuyên ợ hơi
Chuẩn bị: Mộc hương và hắc sửu mỗi vị 4g, tạo giác 3g, nhân trần và binh lang mỗi vị 5g.
Thực hiện: Tán bột mịn làm thành hoàn, mỗi viên nặng 3g. Mỗi lần dùng 10 viên uống với nước, dùng trước khi ăn. Ngày dùng 3 lần, sử dụng liên tục trong vòng 5 – 7 ngày.
Bài thuốc trị tức ngực buồn nôn, chân đùi sưng đau do hàn thấp cước khí
Chuẩn bị: Gừng sống và cát cánh mỗi vị 8g, tía tô và ngô thù mỗi vị 4g, binh lang và trần bì 16g, mộc qua 12g.
Thực hiện: Dùng sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc trị chân sưng phù
Chuẩn bị: Gừng tươi, trần bì, kinh giới tuệ, chỉ xác, ô dược và tô tử mỗi vị 6g, trầm hương 2g, tang bạch bì, mộc qua, binh lang, hạt cải củ và đại phúc bì mỗi vị 9g.
Thực hiện: Sắc uống, chia nước sắc thành 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc trị viêm ruột thời kỳ đầu gây lỵ, táo bón và đau bụng
Chuẩn bị: Mang tiêu, đại hoàng, khiên ngưu, hoàng bá, hương phụ và binh lang mỗi vị 12g, trần bì, chỉ xác, thanh bì, tam lăng và nga truật mỗi vị 8g, ngô thù, mộc hương mỗi vị 4g.
Thực hiện: Đem mang tiêu để riêng, các vị còn lại sắc lấy nước, sau đó trộn với mang tiêu và dùng uống.
Bài thuốc trị đại tiện khó, đau bụng do khí trệ
Chuẩn bị: Mộc hương, chỉ thực, ô dược và binh lang các vị bằng lượng nhau.
Thực hiện: Đem các dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 6 – 10g chiêu với nước sôi. Ngày dùng 2 – 3 lần cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
Bài thuốc Thiên thai ô dược tán – trị đau sán khí do hàn ngưng khí trệ
Chuẩn bị: Ba đậu 4 hạt, ô dược 12g, thanh bì 8g, cao lương khương 8 – 12g, mộc hương 8 – 12g, phù tiểu mạch 20g, xuyên luyện tử 12 – 16g, binh lang 8 – 12g, tiểu hồi 8 – 12g.
Thực hiện: Đem ba đậu giã nhỏ, sau đó dùng xuyên luyện tử và phù tiểu mạch sao cháy đen. Thêm các dược liệu còn lại vào đem tán thành bột mịn và bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng 4g thuốc bột uống với rượu.
Bài thuốc Châu sa hoàng trị phù thũng, bụng cứng, táo bón, miệng khát và thở khó
Chuẩn bị: Đại hoàng và cam toại (bọc bột mì nướng) mỗi vị 80g, đại kích (sao giấm) và nguyên hoa mỗi vị 40g, khinh phấn 4g, hắc sửu (tán bột) 160g, trần bì, binh lang, than bì, mộc hương mỗi vị 20g.
Thực hiện: Đem tán bột mịn, trộn với hồ làm thành viên. Mỗi lần dùng 4 – 8g uống vào buổi sáng lúc bụng đói, chỉ dùng 1 lần/ ngày.
Bài thuốc Đạt nguyên ẩm trị ngược tật phục tà ở mô nguyên và chứng ôn dịch
Chuẩn bị: Cam thảo và thảo quả mỗi vị 2 – 4g, hoàng cầm, thược dược và tri mẫu mỗi vị 4 – 8g, binh lang 6 – 8g, hậu phác 4 – 6g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc trị đau bụng do can khí uất trệ và can vị bất hòa
Chuẩn bị: Nhục quế 2g, bạch thược 24g, cam thảo 4g, hoàng cầm 12g, đương quy 12g, xuyên tiêu 6g, binh lang 8g, mộc hương và đại hoàng mỗi vị 8g (cho vào sau).
Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Những Lưu Ý Khi Dùng Hạt Cau:
Hạt cau kỵ lửa vì vậy không nên sao chín vì có thể làm giảm tác dụng chữa bệnh của dược liệu.
Không dùng binh lang cho trẻ nhỏ, sản phụ và các trường hợp khí hư hạ hãm (sa dạ dày, thoát vị cơ quan tiêu hóa) và không có tích trệ.
Cần phân biệt với đại phúc bì (vỏ của quả cau). Vị thuốc này có tác dụng tiêu thũng, lợi thủy, khoan trung và hạ khí, thường được dùng để trị cước khí, phù, thượng vị đầy tức và thấp trở khí trệ.
Phân Phối Hạt Cau Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Hạt Cau Giá: 200.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Hạt Cau Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Hạt Cau Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Cách Dùng Hạt Cau Chữa Bệnh”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bột Cam Thảo, Bột Nghệ Vàng, Chè Dung Vàng, Lá Khổ Sâm, Nụ Vối, Phan Tả Diệp, Táo Mèo, Chè Dây, Hậu Phác, Tinh Bột Nghệ Vàng.
Để lại một bình luận