Những Biến Chứng Của Mỡ Máu Cao: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rối loạn mỡ máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch và cướp đi mạng sống khoảng 17,5 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm. Do diễn biến bệnh âm thầm, nhiều người chủ quan chẳng lo. Đến khi xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng thì khó lòng phản ứng kịp.
Một người đàn ông 39 tuổi được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Cologne (Đức) sau khi xuất hiện những triệu chứng như giảm cân đột ngột, nôn mửa, đau đầu và suy giảm nhận thức.
Khi lấy máu xét nghiệm, các bác sĩ bất ngờ vì máu của nam bệnh nhân hết sức đặc biệt, phân thành hai tầng và có màu trắng đục khác thường. Các xét nghiệm sâu hơn cho thấy, nồng độ triglyceride – nồng độ chất béo chủ yếu trong cơ thể – trong máu của người đàn ông lên tới 14.000 mg/dL, trong khi thông thường 500mg/dL đã bị cho là ngưỡng rất cao. Như vậy, chỉ số mỡ trong máu của bệnh nhân này cao gấp 28 lần so với mức rất cao của người khác.
Các bác sĩ đã tiến hành lọc mỡ trong máu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong khi thực hiện quá trình, máu của bệnh nhân chứa nhiều mỡ đến nỗi làm tắc cả máy lọc. Sau hai lần tách huyết tương không thành công, ê kíp bác sĩ đã chuyển sang phương pháp “rút máu”.
Họ rút 1 lít máu của bệnh nhân sau đó thay thế nó bằng hồng cầu và huyết tương của người hiến tặng.
Sau nhiều cố gắng của bác sĩ, khoảng một tuần sau đó, người đàn ông có thể tự thở và sức khỏe dần ổn định.
Thống kê sơ bộ của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy khoảng 26% người Việt Nam ở lứa tuổi 25 – 74 bị máu nhiễm mỡ. Tại các thành phố lớn, con số này có thể lên tới 44% – 45% như ở TPHCM, Hà Nội.
Tỉ lệ này rất cao vì ai cũng có thể mắc bệnh, không chỉ có người béo phì, thừa cân. Nhập viện trong tình trạng lơ mơ, chóng mặt, tức ngực khó thở, chị Ly (35 tuổi, Tiền Giang) được bác sĩ kết luận bị rối loạn mỡ máu, huyết áp tăng cao bất thường và tim bị tổn thương. Dù thân hình gầy, nặng 45kg với chiều cao 1,60m nhưng chị vẫn mắc bệnh mỡ máu cao.
Trường hợp khác là anh Minh (40 tuổi, TP.HCM) nhập viện trong tình trạng mắt mờ hẳn đi chỉ trong hai tháng trở lại đây, chảy máu mắt. Kết quả khám cho thấy mắt anh xuất hiện những biến chứng trên là do cao huyết áp. Nguyên nhân là anh bị tăng mỡ máu, dù chỉ nặng 53kg, cao 1,72m.
Theo GS-TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, đánh giá trung bình cứ 2 người ở thành thị có 1 người thừa cholesterol, cứ 3 người cao tuổi lại có 2 người thừa cholesterol. Đây là tỷ lệ đáng lo ngại bởi tình trạng cholesterol máu cao có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là tim mạch.
1. Những Biến Chứng Của Mỡ Máu Cao:
Lượng mỡ trong máu được điều hòa bởi các receptor đặc hiệu. Khi các receptor giảm sút hoạt động, không thể đưa hết lượng cholesterol cơ thể sản xuất hằng ngày từ máu vào trong tế bào, cơ thể sẽ không giải phóng được lượng mỡ thừa. Do đó, dù ăn ít mỡ hoặc gầy ốm thì bệnh nhân vẫn có thể bị rối loạn các thành phần mỡ máu, dẫn đến mỡ trong máu tăng cao.
Theo Hội Tim mạch Việt Nam, mỡ máu gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nhưng ít có triệu chứng rõ ràng, không biểu hiện cụ thể, trừ khi có các biến chứng như xơ vữa mạch máu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Và hàng loạt vấn đề ở các cơ quan khác có thể tử vong.
Xơ vữa động mạch:
Động mạch là các mạch máu chuyên chở oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Động mạch thường rất mềm và đàn hồi trong điều kiện bình thường. Mỡ máu cao sẽ làm lắng đọng các mảng lipid, cholesterol và một số chất khác trên thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch, thành mạch máu trở nên dày và cứng hơn.
Các mảng vữa này có thể bị vỡ ra, dẫn đến hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu bị tổn thương. Từ đó có thể dẫn đến thiếu máu nuôi các cơ quan do động mạch đó nuôi dưỡng, trong đó quan trọng nhất là tim, não và động mạch chủ, gây ra những biến chứng gây tử vong cao như:
Tai biến mạch máu não (đột quỵ):
Đột quỵ dạng nhũn não xảy ra khi xuất hiện huyết khối ở động mạch dẫn máu lên não. Nếu nhẹ có thể bị tê liệt nửa người, trường hợp nặng, bệnh nhân có thể ngưng thở và tử vong. Bệnh khởi phát rất nhanh, rất đột ngột với ít dấu hiệu cảnh báo, nhưng sẽ gây chết người nếu không xử lý thật nhanh. Hiện nay, tai biến mạch máu não cũng xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi.
Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, hàng năm có khoảng 200.000 người Việt Nam bị đột quỵ não do biến chứng của mỡ máu cao thường xuyên. Trong đó, 50% bị tử vong hoặc chấp nhận cuộc sống tàn phế suốt đời, một nửa còn lại của tăng mỡ máu không bao giờ khỏe mạnh trở lại như trước.
Nhồi máu cơ tim:
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng xảy ra khi huyết khối xuất hiện ở động mạch vành (động mạch dẫn máu nuôi tim), dẫn đến chết mô tim, loạn nhịp tim, thậm chí ngưng tim.
Nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột, nhanh và rất nguy hiểm. Khoảng 1/4 đến 1/3 bệnh nhân chết trước khi kịp đến bệnh viện. Trong số những người nhập viện, có 5 đến 10% chết do các biến chứng như suy tim, choáng tim, rối loạn nhịp tim. Theo thống kê cứ 6 người bị nhồi máu cơ tim thì có một người sẽ bị tái phát cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong do tim mạch sau một năm.
Bệnh mạch vành:
Máu được cung cấp cho cơ tim thông qua hệ thống động mạch vành. Các động mạch vành chia thành các nhánh nhỏ dần tới nuôi dưỡng từng vùng của cơ tim. Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị tắc do các nguyên nhân khác nhau (thông thường là do mảng vữa xơ động mạch vành) dẫn đến mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ tim.
Người bệnh tim mạch vành có thể bị tử vong ngay lập tức hoặc trong vài giờ động mạch vành bị tắc nghẽn, trước khi xuất hiện nhồi máu cơ tim. Không chỉ vậy, bệnh còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, sinh hoạt bởi các cơn đau thắt ngực triền miên cùng nhiều biến chứng mãn tính như:
Suy tim: Xảy ra ngay sau cơn nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim trong thời gian dài hoặc hoại tử cơ tim.
Rối loạn nhịp tim: Các cơn rung nhĩ khiến tim loạn nhịp, có khi đập quá nhanh hoặc quá chậm hoặc hỗn hợp, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Đau thắt ngực: Có 2 loại đau thắt ngực gồm: cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đến 1 mức độ nào đó và cơn đau thắt ngực không ổn định, thường xảy ra cả lúc nghỉ ngơi, gắng sức và không giảm bớt khi ngừng gắng sức. Trong đó, đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ chuyển sang nhồi máu cơ tim, đột tử cao nếu không điều trị kịp thời.
Bên cạnh các biến chứng nguy hiểm trên, xơ vữa động mạch còn có thể gây tắc nghẽn hoặc phình tại các động mạch khác:
Tắc, hẹp động mạch thận, lâu dài dẫn đến suy thận.
Tắc, hẹp động mạch nuôi ruột gây hoại tử ruột.
Tắc, hẹp động mạch nuôi chi gây thiếu máu chi, nếu nặng và mạn tính phải cắt cụt chi, gây tàn phế cho người bệnh.
Tăng huyết áp:
Rối loạn mỡ máu thúc đẩy xơ vữa động mạch, làm hẹp lòng động mạch từ đó làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
Huyết áp cao lại tiếp tục gây áp lực lên thành mạch làm cho thành động mạch bị kéo căng hơn so với bình thường, cùng với thời gian và tuổi tác, gây tổn thương các tế bào nội mạc thành mạch. Khi nội mạch bị tổn thương thì các cholesterol xấu và các tế bào bạch cầu càng dễ tích tụ trong thành động mạch, hình thành các mảng bám xơ vữa. Các mảng bám này càng làm hẹp lòng mạch máu, khiến máu khó lưu thông, làm tăng cao nguy cơ tăng huyết áp.
Gan nhiễm mỡ:
Khi triglycerit trong máu tăng cao, có sự mất cân bằng giữa lipit vào gan và lipit ra khỏi gan, mỡ sẽ tích lại trong gan, tức là triglycerit tăng sẽ gây nên gan nhiễm mỡ.
Gan bị nhiễm mỡ sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein do đó sẽ làm cho lượng axít béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn.
Về lâu dài, gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Ngoài ra, nếu tăng quá cao triglycerit máu, sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính, gây ra những biểu hiện như: đau bụng dữ dội, sốt, thở nhanh, nhịp tim nhanh. Nếu trường hợp dịch tiêu hóa bị rò bên ngoài tuyến tụy có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tiểu đường:
Gan đóng vai trò chuyển hóa glucose thành chất béo. Nhưng khi mỡ trong máu cao, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, mỡ xấu có xu hướng kháng insulin – một loại nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra để điều hòa chuyển hóa đường. Hậu quả là gây thiếu hụt insulin làm người bệnh dễ bị đái tháo đường hoặc làm cho bệnh tiểu đường nặng hơn.
1.1. Cách Phòng Tránh Biến Chứng Của Rối Loạn Mỡ Máu:
Khi đã được chẩn đoán rối loạn mỡ máu, để phòng tránh những biến chứng của bệnh này, bạn cần:
Hạn chế ăn mỡ động vật, phủ tạng (gan, lòng, dồi…), các loại pho-mat, sữa nguyên kem…
Tăng cường ăn hoa quả tươi, rau, và các loại ngũ cốc. Lượng tinh bột chiếm khoảng 55 – 60 % khẩu phần. Chế độ ăn này cần được duy trì thường xuyên trong thời gian dài.
Sử dụng các vị thuốc dân gian như Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm để hỗ trợ điều trị bệnh.
Giảm cân nặng nếu bạn đang thừa cân, béo phì.
Tập thể dục hàng ngày giúp tiêu hao năng lượng, giảm lượng cholesterol “xấu” và làm tăng lượng cholesterol “tốt”.
Hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu vì ảnh hưởng xấu tới tình trạng rối loạn mỡ máu và gây hại cho cơ thể.
Khám định kì, theo dõi chỉ số mỡ máu thường xuyên để kịp thời phát hiện các biến chứng của bệnh và điều trị sớm.
Tránh căng thẳng, giữ thái độ sống thoải mái, vui vẻ, lạc quan yêu đời.
Biến chứng do mỡ máu cao (như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…) có thể không có bất kỳ một dấu hiệu báo trước nào. Trong quá trình mắc và phát triển máu nhiễm mỡ, các biến chứng xảy ra cũng rất âm thầm, song hành. Cơn đột quỵ não hay nhồi máu cơ tim xảy ra cũng đến rất nhanh và bất ngờ, đột ngột để lại di chứng khôn lường chỉ trong vài phút đến vài giờ nếu không được cấp cứu kịp thời. Để phòng tránh, bạn nên giữ thói quen vận động, giữ cân nặng hợp lý, chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Ngoài ra, người trên 50 tuổi, hút thuốc lá nhiều, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu và có tiền sử gia đình nên thực hiện tầm soát bệnh lý mạch máu định kỳ.
2. Mướp Đắng Rừng Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Mỡ Máu:
- Theo sách cổ Đông y, mướp đắng có vị đắng (khổ), tính hàn, không độc, tốt cho kinh tâm, can, phế, vị. Đặc biệt công năng kiện tỳ, thúc đẩy chuyển hóa của chất charantin, polypeptid-P và vicine trong mướp đắng giúp ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người đái tháo đường.
- Khổ qua rừng có thể dùng cả lá, dây, rễ, quả rửa sạch, rồi phơi khô và sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Phần trái thường dùng để chế biến nhiều món ăn càng tốt, giúp ổn định đường huyết.
- Theo dân gian, lá non khổ qua rừng từ lâu đã được lấy làm rau ăn, toàn thân rễ lá sắc thuốc trấn ban cho phụ nữ giai đoạn sinh nở. Nước sắc từ dây mướp đắng rừng có tác dụng tiêu độc, phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau sinh hoặc sẩy thai.
- Tác dụng của khổ qua rừng (hay mướp đắng rừng) có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, loại cây này có tên khoa học là Momordica Charantia, mọc hoang phổ biến ở các vùng miền núi trung du, rừng thưa, đất nương rẫy mới đốt dọn. Và thường thấy nhiều ở miền Đông Nam Bộ, nhất là vùng đất đỏ Bình Long, Bình Phước và khu vực Xuân Lộc, Long Khánh, Đồng Nai. Lá thì giống lá khổ qua nhà, quả to nhất chỉ khoảng ngón chân cái.
- Chống các gốc tự do – nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, tiểu đường…
- Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
- Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.
- Ở dạng nước sắc, quả mướp đắng có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá và rôm sảy.
- Ngăn ngừa ung thư nhờ giảm mỡ máu và ổn định đường huyết.
- Kích thích chức năng tiêu hóa: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị. Chất Alkaloid trong mướp có công dụng lợi tiểu, giúp lưu thông máu tốt, chống viêm, hạ sốt và tăng cường sức khỏe thị lực.
Các công trình nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã khẳng định được vai trò của khổ qua có hiệu quả trong việc sửa chữa tế bào beta tuyến tụy (đây là tế bào đảm nhận chính công việc sản xuất insulin – một nội tiết tố có vai trò quan trọng giúp cân bằng lượng đường trong máu, một yếu tố mà bệnh nhân ĐTĐ thường khiếm khuyết), nó làm tăng nồng độ insulin trong máu và tăng cường độ nhạy của insulin, cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở việc tăng đường huyết bất thường do gan bài tiết.
Vị đắng của khổ qua cũng có vai trò kích thích đường ruột tiết ra một số chất ức chế sự hấp thu đường tại ruột, điều này có ý nghĩa đối với những trường hợp bị tăng đường huyết sau ăn.
Những Ai Nên Dùng Mướp Đắng Rừng ?
- Bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu.
- Người mệt mỏi, ăn uống kém.
- Phụ nữ muốn giảm cân, giảm mụn trứng cá.
Cách Dùng Mướp Đắng Rừng:
- Ngày dùng 15 – 20 gr, cho mướp đắng vào cốc thủy tinh hoặc ấm pha trà.
- Đổ nước đun sôi vào. Sau khoảng 10-15 phút là có thể dùng được.
- Có thể hãm trà nhiều lần trong ngày, hoặc buổi sáng hãm trà ra 1 ấm lớn đủ lượng dùng cho cả ngày.
Chú ý: Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.
Tham Khảo Một Số Cách Chế Biến Khổ Qua:
- Trà khổ qua: khổ qua thái lát mỏng, sau đó phơi hoặc sấy khô. Mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 15 – 20 phút thì dùng được.
- Khổ qua có thể dùng để nấu canh chung với thịt heo, củ cải với cách làm đơn giản. Ngoài ra, có thể thái lát mỏng xào với trứng hoặc thịt nạc hoặc với cà rốt cũng cho món ăn rất ngon.
- Nước sắc: khổ qua rửa sạch, tách bỏ ruột, thái lát, nấu chín với nước lọc, lấy nước đó uống hoặc tắm cho hiệu quả giải nhiệt tốt.
- Thuốc thanh nhiệt, kiện tỳ, mát gan: quả mướp đắng ăn sống hoặc nhồi thịt băm đem hấp chín, ăn nóng.
- Hỗ trợ điều trị ho, miệng khát, phiền nhiệt: mướp đắng 1-2 quả băm nhỏ, nấu với 400ml nước còn 100ml nước, uống làm hai lần trong ngày.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: quả mướp đắng còn xanh thái mỏng, phơi khô, tán bột. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6g. Uống sau bữa ăn.
- Hỗ trợ điều trị rôm sảy: mướp đắng 2-3 quả, thái nhỏ, nấu nước tắm, lấy bã xát nhẹ trên da.
- Hỗ trợ điều trị chốc đầu: nước ép quả mướp đắng bôi hàng ngày.
Nếu người dùng cảm thấy khó ăn vì khổ qua quá đắng thì có thể làm cách sau đây:
- Đầu tiên là việc chọn lựa khổ qua. Hiện nay có nhiều loại đã được lai giống để ít đắng hơn, những quả này thường to và có gai trên mình lớn. Sau khi rửa sạch và lấy hết ruột, bạn sắt nó ra và ngâm vào nước khoảng 15 phút cũng có hiệu quả bớt đắng. Chú ý là không xắt mỏng rồi ngâm nước vì khi đó khổ qua sẽ mất mùi thơm và làm giảm các dưỡng chất chứa trong nó.
Những Trường Hợp Không Nên Dùng Khổ Qua:
- Tuy khổ qua có nhiều tính năng hữu ích nhưng do nó có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn không nên dùng, thường sẽ có các biểu hiện như ăn uống khó tiêu, đầy bụng, tiêu phân lỏng.
- Vì khổ qua có đặc tính hạ đường huyết nên cần lưu ý không nên sử dụng trong các trường hợp người bệnh đang có biểu hiện đường huyết xuống thấp.
- Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể gây co thắt cơ tử cung và xuất huyết dẫn tới hư thai hoặc sinh non.
- Phụ nữ đang cho con bú cũng không được khuyến khích dùng vì một số thành phần trong khổ qua có thể truyền qua sữa mẹ đang cần làm rõ.
- Việc sử dụng khổ qua thường xuyên cũng có tác dụng ức chế sự thụ thai ở tử cung, cho nên tác động này có lợi hay có hại thì còn tùy vào việc sử dụng và mong muốn của người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.
- Một số thử nghiệm trên chuột cũng cho thấy tác dụng gây độc của khổ qua ở liều cao và kéo dài. Cho nên liều khuyên dùng trong ngày khoảng 200 – 300g khổ qua tươi hoặc 30 – 60g khổ qua khô.
- Hạt của khổ qua có chứa một số độc chất có thể gây nhức đầu, đau bụng và hôn mê.
Phân Phối Mướp Đắng Rừng Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Mướp Đắng Rừng Giá: 130.000 Đ / Gói 500 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Mướp Đắng Rừng Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Mướp Đắng Rừng Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Những Biến Chứng Của Mỡ Máu Cao”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Hạt Methi, Dây Thìa Canh, Cỏ Ngọt, Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam, Lá Vối, Nụ Vối, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Trái Nhàu Khô.
Để lại một bình luận