Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu Có Nguy Hiểm Không ? Viêm đường tiết niệu là một dạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra trên đường tiết niệu. Bệnh xuất hiện phổ biến và thường gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu người bệnh không sớm thăm khám và điều trị đúng cách.
Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý về nhiễm trùng do vi khuẩn. Bệnh xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên hệ thống tiết niệu của người bệnh, bao gồm: Thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang. Trong đó nhiễm trùng tiết niệu dưới – bàng quang và niệu đạo là hai trường hợp viêm nhiễm xảy ra phổ biến nhất.
Tuy nhiên chúng thường nhẹ và không gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe nếu người bệnh được điều trị kịp thời. Nhưng nếu vị trí nhiễm trùng phát triển và lây lan đến thận, bệnh có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Bệnh xuất hiện rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi. Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn.
1. Tổng Quan Về Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu:
Triệu chứng của viêm đường tiết niệu:
Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh nhân sẽ thường gặp phải những triệu chứng sau:
Thường xuyên đi tiểu hoặc rất muốn đi tiểu.
Có cảm giác tiểu chưa xong và muốn đi vệ sinh liên tục. Tuy lượng nước tiểu trong mỗi lần rất ít.
Khi tiểu có cảm giác đau buốt, rát hoặc như có kim châm.
Thường xuyên đau bụng dưới, đau lưng và có cảm giác nóng rát ở bụng dưới.
Bụng ậm ạch rất khó chịu.
Tiểu khó.
Nước tiểu đục, có mùi hôi.
Nước tiểu xuất hiện với màu hồng, màu đỏ hoặc màu cola do có máu lẫn trong nước tiểu.
Đau vùng chậu ở phụ nữ. Đặc biệt là trung tâm xương chậu và xung quanh khu vực xương mu.
Đau thực tràng ở nam giới.
Trong trường hợp viêm nhiễm phát triển, lây lan đến thận và dạ con, cơ thể sẽ xuất hiện thêm một vài triệu chứng khác như:
Đau hai bên lưng dưới.
Ớn lạnh.
Buồn nôn và nôn ói.
Sốt cao.
Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu:
Viêm đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu từ bộ phận sinh dục ngoài qua niệu đạo. Sau đó chúng phát triển trong bàng quang và lây lan lên thận. Hầu hết các trường hợp bệnh đều do vi khuần Escherichia coli gây ra. Bởi loại vi khuẩn E.coli có khả năng xâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu và phát triển mạnh mẽ khi chúng ta vô tình tiếp xúc với chúng hoặc thực hiện các hoạt động quan hệ tình dục, phẫu thuật nội soi…
Ngoài E.coli, các loại vi khuẩn đường ruột, ký sinh trong ruột già ở trẻ em như: Staphylococcus Saprophyticus, Klebsiella, Proteus… cũng có khả năng phát triển dẫn đến viêm nhiễm. Số còn lại là vi rút và nấm nhưng chúng chiếm tỉ lệ gây bệnh rất nhỏ.
Ngoài ra, viêm đường tiết niệu còn có thể xảy ra do những yếu tố sau:
Ứ trệ nước tiểu do u.
Sỏi đường tiết niệu.
Thường xuyên thực hiện các hoạt động sinh hoạt tình dục hoặc quan hệ tình dục với người bị bệnh về đường sinh dục – tiết niệu nhưng không có biện pháp phòng ngừa.
Người lớn tuổi.
Những người có cơ thể suy yếu.
Những người đang mắc bệnh đái tháo đường hoặc suy giảm miễn dịch.
Thấp nhiệt (nóng trong người) gây nên cảm giác nóng, buốt và đau rát khi đi tiểu…
1.1. Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu Có Nguy Hiểm Không ?
Bệnh viêm đường tiết niệu nếu không phát hiện sớm và có những biện pháp điều trị phù hợp sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến thận:
Nếu không được điều trị, vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu sẽ xâm nhập vào thận và tạo ra ổ viêm. Lâu ngày gây nên tình trạng tổn thương thận và làm giảm chức năng thận vĩnh viễn. Khi đó khả năng lọc cặn bã của bộ phận này cũng bị suy giảm, không thể đào thải các tác nhân gây hại khiến cơ thể suy nhược và dẫn đến tử vong.
Viêm nhiễm trên nhiều bộ phận:
Viêm đường tiết niệu có khả năng gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Bởi các nhân gây nên căn bệnh này có thể phát triển và lây lan sang nhiều bộ phận như: Bàng quang, tinh hoàn, ống dẫn tinh…
Gây hẹp niệu đạo:
Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nhiễm và tổn thương ống niệu đạo. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra lâu ngày sẽ khiến bề mặt của bộ phận này có sẹo. Bên cạnh đó, ống niệu đạo lại có đường kính rất nhỏ nên khi mắc bệnh sẽ gây hẹp niệu đạo, cản trở việc tiểu tiện.
Làm sức đề kháng suy giảm:
Sức đề kháng của của cơ thể sẽ bị suy giảm nếu chúng ta mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại phát triển, tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục nguy hiểm như: Bệnh lậu, sùi mào gà…
Làm ảnh hưởng đến chức năng sinh dục:
Chức năng sinh dục sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn mắc bệnh viêm đường tiết niệu nhưng vẫn chưa được khắc phục. Khi đó, người bệnh sẽ nhận thấy bộ phận sinh dục đau đớn mỗi khi thực hiện các hoạt động quan hệ tình dục. Ngoài ra, đối với bệnh nhân nam, dương vật khó có thể cương cứng và rất đau khi xuất tinh. Đồng thời tinh dịch có lẫn máu. Đối với nữ, có cảm giác đau đớn khi quan hệ tình dục, đồng thời đau nhiều ở vùng bụng dưới.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới:
Mất khả năng sinh sản là hậu quả nghiêm trọng ở những bệnh nhân nam khi bị viêm đường tiết niệu nhưng không được điều trị sớm. Bởi khi mắc bệnh dương vật sẽ không thể cương cứng như ý muốn cùng với đó là sự suy giảm về số lượng và chất lượng của tinh trùng. Từ đó dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn.
Ngoài ra, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng khác, bao gồm:
Tổn thương thận vĩnh viễn do nhiễm trùng thận cấp tính hoặc nhiễm trùng thận mãn tính (viêm bể thận).
Tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ ở phụ nữ mang thai:
Nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong. Xuất hiện nhiều ở trường hợp viêm nhiễm hoạt động theo đường tiết niệu đến thận.
Nhiễm trùng tái phát.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu cần được điều sớm và điều trị triệt để nhằm hạn chế mắc phải những biến chứng nguy hiểm. Bởi khi vừa nhiễm khuẩn, các tác nhân gây hại sẽ nhanh chóng xâm nhập vào bàng quang. Đồng thời phát triển mạnh dẫn đến nhiễm trùng nặng nề.
Do đó nếu nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ mình đang mắc bệnh, bạn nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán. Sau đó, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả kiểm tra để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
2. Râu Ngô Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Viêm Niệu Đạo Hiệu Quả:
- Theo Y học cổ truyền, râu ngô (bắp) và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất.
Tác Dụng Dược Lý Của Râu Ngô:
- Hỗ trợ làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
- Hỗ trợ giúp hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
- Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật.
- Có tác dụng giúp hỗ trợ lợi tiểu trong các bệnh về thận.
- Có tác dụng hỗ trợ điều trị trong các trường hợp bị phù có liên quan đến bệnh tim.
- Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
- Nuớc hãm râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là tạng người dễ chảy máu.
Những Ai Nên Dùng Râu Ngô ?
- Người viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận phù thũng, viêm túi mật.
- Người bị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật, sỏi niệu quản…
- Người bị xơ gan cổ trướng, viêm gan…
Cách Dùng Râu Ngô:
- Râu ngô được dùng ở dạng pha, sắc uống hoặc chế thành cao lỏng. Trung bình uống mỗi ngày 10-20g râu ngô. Khi pha dùng 10g râu ngô rửa sạch, cho vào 200-300ml nước đun sôi rồi để nguội uống dần. Ngày pha hai lần, không để cách đêm vì dễ bị thiu. Nếu chế thành cao lỏng, đóng thành lọ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê trước bữa ăn.
Lưu ý khi sử dụng Râu Ngô:
- Khi dùng râu ngô để điều trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.
- Theo Lương y Quốc Trung, dùng râu ngô làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là thói quen tốt vì loại đồ uống này tương đối lành tính, rẻ tiền mà rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý để tránh gây hại sức khỏe. Râu ngô dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu từ việc người dân phun nên khi sử dụng đun nước uống giải nhiệt cần rửa thật sạch.
- Với trẻ nhỏ khi sử dụng nước mát giải nhiệt ngày hè cần tránh dùng liên tục hàng ngày thay nước lọc, chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Dùng nhiều, lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali… Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Trẻ nhỏ uống chỉ nên là 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày. Lượng nước bổ sung đủ là khi nước tiểu của trẻ trong, chỉ có màu vàng nhạt.
- Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.
Phân Phối Râu Ngô Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Râu Ngô Khô Giá: 120.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Râu Ngô Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Râu Ngô Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu Có Nguy Hiểm Không ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bông Mã Đề, Cây Nhọ Nồi, Cây Râu Mèo, Cỏ Xước, Hạt Ý Dĩ, Kim Tiền Thảo, Quả Chuối Hột, Rễ Cỏ Tranh, Tầm Gửi Cây Gạo Tía, Tang Bạch Bì.
Để lại một bình luận