Cách Phòng Ngừa Vết Rạn Da: Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, rạn da là tình trạng đứt gãy các mô liên kết ở lớp trung bì và hạ bì của da dẫn đến sự hình thành của các vết rạn xấu xí, mất thẩm mỹ. Rạn da có thể xảy ra ở nhiều đối tượng do nhiều nguyên nhân như thay đổi nội tiết tố, tăng hoặc giảm cân đột ngột, thay đổi chiều cao hay do mang thai… Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc hay gặp ở những người rạn da chính là vết rạn da có bị lan không và làm sao phòng ngừa.
Trước hết, để trả lời cho câu hỏi vết rạn da có bị lan không, bạn phải hiểu được bản chất của tình trạng này. Rạn da là hiện tượng khá phổ biến, xảy ra khi các lớp mô dưới da bị phá vỡ khiến các bó sợi elastin và collagen (giúp đàn hồi da) bị rách làm lộ mạch máu dưới da. Từ đó dẫn đến sự hình thành của các vết rạn màu hồng, đỏ tím hoặc nâu đỏ, kéo dài khoảng 5 – 10mm với kích cỡ khác nhau.
Các vết rạn da được hình thành bởi 2 thời kỳ, trước tiên là các vệt đỏ, đỏ tím không ngứa, sau chuyển sang màu trắng kèm theo đường rạch lõm tạo sự tương phản rõ rệt giữa làn da bị rạn và vùng da bình thường. Rạn da xảy ra khi các mô đàn hồi của da kém trong khi đó cơ thể lại có sự thay đổi đáng kể về chiều cao, cân nặng kết hợp với quá trình điều chỉnh nội tiết tố. Nguyên nhân chính gây rạn da là do sự phát triển của cơ thể ở tuổi dậy thì, sự tăng giảm cân nặng đột ngột trong thời gian ngắn, do mang thai…
Với thắc mắc vết rạn da có bị lan không thì câu trả lời chính là không. Tức là nếu bạn duy trì cân nặng ở mức độ ổn định, không còn phát triển về chiều cao nữa hoặc có chế độ chăm sóc phù hợp thì da sẽ không tiếp tục bị rạn. Bản chất của rạn da là đứt gãy các mô liên kết do độ đàn hồi của da kém, như vậy khi không có tác động gây đứt gãy mô liên kết thì bạn sẽ không tiếp tục bị rạn da nữa.
Mỗi vết rạn thường hình thành độc lập, có kích thước khác nhau, không phải vì chúng lan rộng ra mà da bạn mới có nhiều vết rạn. Mà nguyên nhân chính là da thiếu ẩm, thiếu độ đàn hồi, thiếu dưỡng chất, bị kéo căng quá mức lâu ngày khiến các mô liên kết bị đứt gãy từ đó dẫn đến sự hình thành của vết rạn.
1. Những Cách Phòng Ngừa Vết Rạn Da:
Để phòng ngừa rạn da và hỗ trợ cải thiện tình trạng rạn da, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân hoặc giảm cân quá đột ngột. Nên tăng cường tập thể dục, nếu cân nặng tăng quá nhanh, hãy kiểm soát chế độ ăn uống của mình.
Nên dưỡng da, ngừa rạn da với những vùng da có nguy cơ bị rạn cao như bụng, nách, đùi, mông bằng dầu Bio-oil, sáp dưỡng ẩm hoặc Vaseline.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để tái tạo, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, tươi trẻ. Đặc biệt, nên tăng cường bổ sung vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin H (biotin) để tăng cường sức khỏe làn da.
Khi sử dụng một sản phẩm chăm sóc da nào bất kỳ, hãy luôn đọc kỹ các thành phần của sản phẩm để tránh nguy cơ kích ứng cho da.
Rạn da là tình trạng đứt gãy các mô liên kết dưới da do da bị kéo căng quá mức trong thời gian dài và không phải là bệnh. Do đó, với thắc mắc vết rạn da có bị lan không thì câu trả lời chính là không. Tuy nhiên, nếu trọng lượng cơ thể tiếp tục tăng, da khô, thiếu đàn hồi thì làn da của bạn sẽ tiếp tục xuất hiện các vết rạn mới.
1.1. Những Cách Làm Mờ Vết Rạn Da:
Rạn da không phải là bệnh, không lây lan nhưng cũng sẽ không tự biến mất nếu bạn không chăm sóc vùng da bị rạn của mình. Khi bị rạn da, để các vết rạn không tiếp tục xuất hiện, vùng da bị rạn trở nên mờ đi, đều màu với những vùng da khác thì bạn cần kiểm soát cân nặng hợp lý, đồng thời có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ điều trị rạn da như:
Trị rạn da bằng nguyên liệu tự nhiên:
Các nguyên liệu tự nhiên được chị em ưa chuộng, đánh giá cao và thường xuyên sử dụng vì an toàn, thân thiện với sức khỏe làn da lại dễ tìm, dễ thực hiện và chi phí thấp. Một số biện pháp làm mờ vết rạn da bằng nguyên liệu thiên nhiên tại nhà có thể kể đến như:
Dùng lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng có chứa protein và axit amin, có tác dụng phục hồi, tái tạo làn da hư tổn. Đây là cách làm giảm rạn da, hỗ trợ làm mờ các vết rạn để vùng da bị rạn được đều màu với vùng da bình thường. Bạn có thể tách lấy lòng trắng của hai quả trứng, đánh phới cho tan đến khi thành hỗn hợp mịn, dùng bông tẩy trang, cọ trang điểm hoặc bọt biển thoa một lớp dày lòng trắng trứng lên vùng da bị rạn, để khô hoàn toàn. Rửa sạch da với nước mát rồi thoa một lớp mỏng dầu oliu để dưỡng ẩm.
Dùng đường: Đường là nguyên liệu có tác dụng loại bỏ tế bào chết, làm đều màu da, ngăn ngừa rạn da, có thể hỗ trợ trẻ hóa làn da của bạn. Dùng đường là một trong những cách điều trị rạn da đơn giản, chi phí thấp, hiệu quả rất tốt mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Bạn lấy một thìa đường hòa với một ít nước cốt chanh, vài giọt dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa, khuấy đều. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị rạn, thoa đều hỗn hợp lên da, tiến hành chà xát trong 8 – 10 phút rồi tắm ngay sau đó. Thực hiện đều đặn mỗi ngày liên tục trong 1 tháng để thấy kết quả.
Dùng nha đam trị rạn da: Nha đam có đặc tính chống viêm, giàu collagen thực vật, vitamin, glycoprotein, polysaccharides và nhiều loại enzyme, khoáng chất có tác dụng thúc đẩy sản sinh collagen, nuôi dưỡng tế bào da khỏe mạnh, phục hồi các tổn thương trên da. Ngoài ra, nha đam cũng giúp ngăn ngừa lão hóa, cải thiện tình trạng da không đều màu và còn có tác dụng tăng độ đàn hồi cho da. Bạn có thể lấy 10 viên nang vitamin E (có thể có hoặc không) trộn đều với ¼ chén gel nha đam; thoa lên vùng da bị rạn, sau 1 tiếng thì rửa sạch với nước ấm. Kiên trì mỗi ngày, liên tục trong 4 – 5 tuần sẽ thấy tình trạng rạn da được cải thiện.
Bên cạnh các nguyên liệu đã đề cập, bạn có thể trị rạn da bằng nước cốt chanh, dùng nước ép khoai tây, dùng nghệ tươi, tinh dầu bơ… đều là những nguyên liệu an toàn cho làn da mà bạn có thể thử áp dụng.
Dùng sản phẩm chuyên trị rạn da:
Nếu không có nhiều thời gian để chuẩn bị và sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên điều trị, chăm sóc da, bạn có thể tìm đến các sản phẩm chuyên trị rạn da. Các sản phẩm này được sản xuất chuyên dành cho làn da bị rạn, tuy không thể phục hồi làn da trở lại trạng thái ban đầu nhưng có thể làm mờ vết rạn, giúp da sáng và đều màu hơn. Một số sản phẩm phù hợp với vùng da bị rạn có thể kể đến như:
Kem tretinoin: Được biết đến với tên gọi là retinoid, có tác dụng thúc đẩy tái tạo lượng collagen của da, từ đó giúp tăng độ đàn hồi và làm mờ vết rạn. Tuy nhiên, những sản phẩm loại này có thể gây kích ứng cho da đặc biệt là làn da nhạy cảm, hơn nữa sản phẩm không thể sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Kem bôi có chứa ATP (adenosin triphosphat), copper peptides, vitamin C, vitamin E, proline: Các thành phần này hoạt động khát tương tự tretinoin và cũng có tác dụng kích thích sự phát triển của collagen mới. Mặc dù không thể loại bỏ vết rạn hoàn toàn nhưng cũng có thể làm mờ rạn da.
Sản phẩm có chứa axit glycolic: Là loại axit được chiết xuất từ cây mía, có thể cải thiện sự sản xuất collagen trên cơ thể. Có nhiều trong các sản phẩm như sữa dưỡng ẩm, sữa rửa mặt, nước cân bằng da. Sử dụng kết hợp sản phẩm có chứa tretinoin và axit glycolic acid có thể mang lại kết quả mạnh mẽ cho quá trình điều trị rạn da.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị rạn ra. Khi lựa chọn, bạn nên chọn loại kem có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Một số sản phẩm được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam hiện nay có thể kể đến như:
Kem trị rạn da Gly Derm: xuất xứ từ Pháp, có thành phần chính là rau má, dầu hạnh nhân, bơ hạt mỡ, chiết xuất từ cây cúc vàng, cây hương thảo, cây oải hương, vitamin A, vitamin E. Thích hợp để điều trị rạn da tuổi dậy thì, rạn da khi mang thai đồng thời cải thiện làn da sần sùi, ngăn ngừa lão hóa và dưỡng ẩm cho da.
Kem trị rạn da Palmer’ massage cream for stretch marks: Xuất xứ từ Mỹ, có thành phần chính là bơ ca cao, dầu argan, dầu hạnh nhân, chiết xuất rau má, glycerin, peptide relistase complex. Có tác dụng trị rạn da tuổi dậy thì, rạn da do tăng hoặc giảm cân đột ngột, rạn da khi mang thai.
Dầu ngừa rạn da Bio Oli: Có thành phần chính là chiết xuất hoa cúc La Mã, chiết xuất hương thảo, chiết xuất hoa oải hương, purcellin Oil, vitamin A, vitamin E. Có khả năng thẩm thấu nhanh, giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm, cấp ẩm, dưỡng ẩm, tăng độ đàn hồi, giúp da săn chắc, đều màu, cải thiện cấu trúc bề mặt da.
Áp dụng công nghệ cao:
Với những trường hợp rạn da nghiêm trọng, sau khi áp dụng các biện pháp điều trị đã đề cập mà không thấy hiệu quả, bạn có thể tìm đến những công nghệ trị rạn da tiên tiến. Tuy nhiên dùng ứng dụng công nghệ cao thì cũng không thể giúp da hồi phục hoàn toàn. Các phương pháp này là:
Công nghệ Laser Co2 Farctional: Có tác dụng trẻ hóa làn da, kích thích sản sinh collagen tự nhiên, cải thiện cấu trúc da, tái tạo bề mặt da, giúp da mịn màng, săn chắc hơn.
Phương pháp siêu mài mòn da: Dùng thiết bị cầm tay để thổi các tinh thể có tác dụng mài mòn, làm nhẵn bề mặt da; sau đó dùng máy hút để loại bỏ tế bào chết, kích thích sự hình thành của làn da mới.
Thay đổi thói quen chăm sóc da:
Ngoài việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên hoặc các sản phẩm chuyên trị rạn da, bạn cũng cần thay đổi thói quen chăm sóc da để da không tiếp tục bị rạn, đồng thời giúp tăng hiệu quả điều trị rạn da. Cụ thể:
Uống nhiều nước: Đây là cách giảm thiểu tối đa sự xuất hiện của các vết rạn da được đánh giá là hiệu quả nhất. Không chỉ vậy, uống nhiều nước cũng giúp da mịn màng, tươi trẻ, ngăn ngừa sự hình thành của vết rạn mới. Lý do là nếu uống đủ 10 cốc nước mỗi ngày, da sẽ đủ độ ẩm cần thiết, cải thiện độ đàn hồi từ đó giảm sự xuất hiện của vết rạn.
Dưỡng ẩm cho da: Sau mỗi lần sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để dưỡng da, bạn có thể thoa dầu oliu, dầu dưỡng hoặc bơ cacao, massage nhẹ nhàng 2 lần/ngày để giúp dưỡng ẩm, cấp ẩm cho da từ đó ngăn ngừa sự hình thành của vết rạn.
Chống nắng cho da: Vùng da bị rạn cần được bảo vệ cẩn thận trước tác hại của tia UVA/UVB để tránh tình trạng gia tăng hắc sắc tố gây thâm nám và nguy cơ gây ung thư. Bạn nên chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF 60 để bảo vệ da tốt nhất.
2. Điều Trị Dị Ứng Với Lá Đơn Đỏ:
- Theo y học cổ truyền, Lá Đơn Đỏ có vị đắng ngọt, tính mát; có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, khu phong, trừ thấp, lợi niệu, giảm đau. Có thể dùng độc vị đơn lá đỏ để hỗ trợ điều trị các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, tiểu tiện ra máu, tiêu chảy lâu ngày.
- Ở Ấn Độ, rễ được dùng hỗ trợ điều trị sốt, lậu, ăn kém ngon, tiêu chảy và kiết lỵ; còn được dùng hỗ trợ điều trị chỗ đau và loét mạn tính.
- Lá và hoa cũng được dùng hỗ trợ điều trị lỵ, khí hư, thống kinh, ho ra máu và viêm phế quản xuất huyết. Người ta còn dùng nước sắc hoa hay vỏ cây để rửa mắt đau, vết thương và loét.
- Hỗ trợ điều trị cảm sốt, nhức đầu, phong thấp đau nhức.
- Hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, đau bụng do tích huyết.
- Hỗ trợ điều trị kiết lỵ, huyết nhiệt mụn nhọt lở ngứa, tiểu đục ra máu.
Những Ai Nên Dùng Lá Đơn Đỏ ?
- Người bị nóng trong, mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.
- Người bị huyết nhiệt mụn nhọt lở ngứa, tiểu đục ra máu.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Lá Đơn Đỏ:
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng:
- Lá Đơn 8-12g (lá khô), dưới dạng nước sắc, ngày dùng một thang, uống 2 – 3 lần, sau bữa ăn; có thể uống nhiều ngày, cho tới khi hết các triệu chứng.
Hỗ trợ điều trị nhọt vú,vú sưng tấy, đỏ đau:
- Đơn lá đỏ 15-20g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Ngoài ra có thể dùng lá khô, đem vò vụn, sao nóng, bọc vải mỏng chườm nhẹ vào nơi sưng đau.
Hỗ trợ điều trị zona và mẩn ngứa:
- Đơn lá đỏ (sao vàng) 40g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Có thể uống nhắc lại vài đợt.
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy lâu ngày:
- Đơn lá đỏ (sao vàng) 15g, gừng nướng 4g, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, sau bữa ăn 1 giờ rưỡi.
Hỗ trợ điều trị đại tiện ra máu, kiết lỵ ở trẻ em: lá đơn đỏ 12g, sắc uống, ngày một thang.
Hỗ trợ điều trị dị ứng:
- Dùng cây lá đơn (sao vàng) 40g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Có thể uống nhắc lại vài đợt để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Dùng trong trường hợp dị ứng, lở ngứa, nổi sần, do huyết trệ:
- Đơn lá đỏ 15g, sài đất 12g, kim ngân hoa 12g, cỏ nhọ nồi 12g, núc nác 8g, thổ phục linh 12g, đan bì 10g, xích thược 10g, đương quy vĩ 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hỗ trợ điều trị nhọt độc, đinh râu, lở ngứa:
- Phối hợp với các loại lá tươi như lá cỏ thài lài, lá bầu đất, lá đậu ván, đồng lượng. Tùy theo diện tích bề mặt của mụn, nhọt, to hay nhỏ mà lượng lá có thể dùng nhiều hay ít. Các loại lá rửa sạch, giã nát, rồi đắp và băng lại nơi bị bệnh, ngày 1 lần.
Hỗ trợ điều trị lỵ:
- Hoa đơn đỏ 10 – 15g/ ngày, sắc uống trước bữa ăn. Rễ tươi ngâm rượu (100g dược liệu ngâm trong 400ml rượu 30 độ), sau 2 tuần là được, mỗi lần uống 20 – 30ml, ngày 2 – 3 lần trước bữa ăn.
Hỗ trợ điều trị chấn thương bầm tím, đau nhức người do ngã:
- Dùng rễ cây đơn lá đỏ 20g, sắc 500ml nước và 200ml rượu, đun nhỏ lửa còn 200ml, lọc bỏ bã, thêm 30g đường trắng trộn đều uống. Dùng mỗi liệu trình 5 ngày. Ngoài ra, dùng rễ cây đơn lá đỏ 20g phần, giã nát, cho thêm ít rượu, trộn đều, sao nóng, đắp lên những chỗ sưng rồi dùng băng cố định lại, sau 3 giờ thay thuốc, ngày đắp 2 lần.
Phân Phối Lá Đơn Đỏ Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Lá Đơn Đỏ Giá: 140.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Lá Đơn Đỏ Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Lá Đơn Đỏ Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Cách Trị Dị Ứng Da Mặt Bằng Khổ Qua”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Lá Hồng Rừng, Bột Cam Thảo, Bột Gừng, Bột Quế, Ích Mẫu, Lá Sen, Tam Thất Nam, Trà Hoa Kim Ngân, Lá Tắm Người Dao, Cao Lá Tắm Người Dao.
Để lại một bình luận