Vỏ Quế Có Tác Dụng Gì ? Quế là một trong những nguyên liệu phổ biến nhất để làm gia vị và dược liệu. Trong hàng nghìn năm qua, những tác dụng của vỏ quế khô và cách dùng tối ưu của quế không ngừng được tìm mới và ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Có thể nói, quế đã trở thành một phần không thể thiếu của chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học.
Quế là cây thân gỗ, cao khoảng 10 – 20m, vỏ thân nhẵn. Lá quế mọc so le, có cuống ngắn, dễ gãy, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung ở mặt dưới, mặt trên lá có màu xanh sẫm, bóng. Hoa quế mọc theo chùm, mọc ở nách hoặc ngọn, cành, hoa màu trắng. Quả có màu nâu tím, hình trứng, nhẵn bóng. Hoa thường nở nhiều từ tháng 6 – tháng 8, quả có từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Dược liệu có dạng cuộn tròn, hình ống, đường kính khoảng 1,5 – 5cm, dài 25 – 40cm hoặc có dạng mảnh uốn cong, rộng khoảng 3 – 5cm. Mặt ngoài của dược liệu có màu nâu xám, mặt trong có màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, giòn, dễ gãy, có ít sợi. Dược liệu có mùi thơm nồng, vị cay ngọt, sau khi ngâm nước thì phần mặt cắt lộ rõ vòng mô cứng màu trắng ngà.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Vỏ Quế
Tính vị: có tính nóng, vị cay ngọt.
Quy kinh: vào kinh Cam, Tâm, Tỳ, Thận.
Thành phần quan trọng nhất trong loài cây này là tinh dầu. Ở quế Việt Nam, tinh dầu chiếm khoảng 1–5%, trong đó có khoảng 95% aldehyd cinnamic.
Đối với Tây y hay thị trường quốc tế, người ta thường căn cứ vào tỷ lệ tinh dầu trong dược liệu này mà phân định loại tốt hay kém.
Trong Tây y, tác dụng của quế gồm kích thích tuần hoàn máu (lưu thông huyết), tăng cường hô hấp. Ngoài ra, nó còn gây co mạch, tăng bài tiết, co bóp tử cung và tăng nhu động ruột. Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh.
Trong Đông y, công dụng của quế được biết đến như chữa đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, đau bụng tiêu chảy, đái tháo đường… Tuy nhiên, một số người dùng đã gặp phải tác dụng phụ khiến bệnh nặng thêm. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi muốn sử dụng. Khi sử dụng, dược liệu này có thể phối hợp với các vị thuốc khác hoặc dùng riêng một mình.
Quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, quy vào kinh can và thận. Theo tài liệu cổ, vị thuốc này có tác dụng bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lãnh trầm hàn, dùng chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, đau bụng, khó tiểu.
Quế chống cảm lạnh, đầy hơi
Quế rất hiệu quả trong việc chống lại các bệnh lây nhiễm vào mùa lạnh như cảm lạnh hoặc cúm. Ngoài các đặc tính chống oxy hóa, loại gia vị nhỏ màu nâu này là một nguồn tuyệt vời cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như mangan, sắt và canxi. Do đó, nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và làm sạch đường hô hấp trong trường hợp bị cảm lạnh.
Để làm điều này, ngâm hai thanh quế trong khoảng 5 phút trong một cốc nước sôi. Thêm vào đó một thìa cà phê chanh, nửa thìa cà phê mật ong và gừng giã nhỏ.
Ngoài ra, khi bạn thêm quế vào chế độ dinh dưỡng của mình sẽ làm giảm đáng kể chứng đầy hơi nhờ các đặc tính giúp cho tiêu hóa của nó. Chất chống oxy hóa của quế giúp làm dịu bệnh tiêu chảy, đau bụng và các biểu hiện của quá trình lên men như chướng bụng, đầy hơi. Do đó, quế cải thiện rõ ràng quá trình vận chuyển thức ăn trong đường ruột. Để cảm nhận được những lợi ích, bạn nên dùng quế dưới dạng trà thảo mộc.
Hỗ trợ điều trị nấm da chân, khử mùi hôi
Bệnh nấm da chân là một bệnh nhiễm trùng do nấm thường ảnh hưởng đến da giữa các ngón chân. Với đặc tính làm sạch, tinh dầu quế được khuyên dùng để chống lại bệnh nấm da, đặc biệt các loại nấm cực nhỏ Candida. Cinnamaldehyd thành phần chính của quế là một trong những hợp chất hoạt động mạnh nhất trên các loại nấm này.
Hơn thế nữa, sử dụng quế là một cách tuyệt vời để khử mùi hôi tại nhà. Cách làm rất đơn giản: Cho quế vào một nồi nước nhỏ và đun hỗn hợp này trên lửa. Quế sẽ nhanh chóng trung hòa mùi hôi. Chúng ta cũng có thể dùng dầu quế để lau sàn và tường. Quế tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc do độ ẩm gây ra.
Hỗ trợ giảm cân
Quế giúp thanh lọc hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình giảm cân. Quế cũng được biết đến là một chất đốt cháy chất béo tự nhiên. Nó tăng tốc độ trao đổi chất, đốt cháy calo dư thừa, từ đó dẫn đến giảm mỡ. Quế mang lại cảm giác no nhanh hơn, do đó làm giảm lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày một cách tự nhiên.
Tăng cường hiệu suất cho não
Các nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Healthspan (Anh) nêu bật tiềm năng của quế trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer. Quế được cho là làm tăng sản xuất natri benzoat trong não, một hợp chất tác động trực tiếp lên vùng hải mã, khu vực cần thiết cho trí nhớ và học tập.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Quế làm chậm quá trình hấp thụ glucose của cơ thể. Do đó, nước quế sẽ có xu hướng làm giảm lượng đường trong máu. Trong một số nghiên cứu, quế đã được chứng minh là giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Chống lão hóa, thư giãn cơ bắp
Quế cũng nổi tiếng với đặc tính chống lão hóa do chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là tanin. Những chất này giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây ra sự lão hóa của tế bào như ô nhiễm.
Quế có chứa các loại thuốc chống viêm mạnh và giúp giảm đau, cứng cơ và khớp. Ví dụ, mát-xa với dầu quế là cách hoàn hảo để thư giãn các cơ sau khi tập luyện thể thao. Khi đó quế rất lý tưởng cho những phút giây nghỉ ngơi, thư giãn.
Giảm cơn đau kinh nguyệt
Quế có đặc tính chống co thắt, làm loãng máu và chống viêm, do đó nó có thể làm giảm cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt. Để tận hưởng những lợi ích của nó, chỉ cần uống vài tách trà quế.
Củng cố xương
Quế là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời nên rất có lợi cho sự phát triển của xương. Nó giúp hỗ trợ chống lại chứng loãng xương – một bệnh xương đặc trưng bởi sự giảm mật độ xương và những thay đổi trong cấu trúc vi mô của xương – và giúp xương chắc khỏe một cách tự nhiên.
Hỗ trợ trị mụn trứng cá
Nhờ khả năng kháng khuẩn, quế được cho là một phương thuốc hiệu quả chống lại mụn trứng cá. Đối với một số người, mặt nạ quế mật ong giúp làm dịu các vấn đề về da. Song cần thận trọng vì quế có thể mài mòn da, cần hết sức chú ý đến liều lượng.
Để chống lại mụn nhọt và mụn đầu đen, trộn 3 thìa mật ong và 1 thìa quế. Thoa lên vùng da bị mụn và rửa sạch bằng nước ấm.
Khử trùng không khí
Khi được khuếch tán trong không khí, quế cũng có sức mạnh khử trùng cho nội thất của bạn. Tinh dầu quế có thể kết hợp với quýt hoặc chanh.
Những Lưu Ý Khi Dùng Vỏ Quế:
Đối tượng không nên sử dụng quế ?
Mặc dù quế có tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên nó không được khuyến khích sử dụng đối với các trường hợp sau:
- Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Không nên sử dụng bột quế với liều lượng vượt mức quy định.
- Tuyệt đối, không sử dụng bột quế để hít vì nó có thể khiến cho hệ hô hấp bị viêm, bỏng hoặc ngạt thở.
- Sử dụng bột quế quá liều có thể dẫn đến hiện tượng loét miệng, ngộ độc gan, giảm lượng đường trong máu hoặc gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về đường thở.
Tương tác thuốc
Quế có khả năng gây ra một số tương tác với tình trạng sức khỏe hoặc nhóm thuốc bạn đang sử dụng trong thời điểm hiện tại. Để an toàn hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng quế. Loại dược liệu này có khả năng tương tác với một số loại thuốc như là:
- Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường.
- Thuốc làm loãng máu.
- Thuốc chữa bệnh tim.
- Kháng sinh.
Một vài lưu ý khi sử dụng quế
Để sử dụng quế an toàn, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Không sử dụng quế khi đang sử dụng statin, paracetamol, acetaminophen.
- Tuân thủ nghiêm liều lượng và cách sử dụng quế theo chỉ định của bác sĩ.
- Không được tự ý kết hợp quế với các thảo dược khác khi không có chỉ định.
- Kiêng sử dụng thực phẩm cay, nóng trong giai đoạn điều trị bằng quế.
Phân Phối Quế Thanh Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Quế Thanh ( Nhục Quế ) Giá: 200.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Quế Thanh Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Quế Thanh Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Vỏ Quế Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Tinh Bột Nghệ Đen, Bột Nghệ Vàng, Bột Nghệ Đen, Bột Cam Thảo, Tinh Bột Nghệ Vàng, Bột Gừng, Bột Quế.
Để lại một bình luận