Bệnh Viêm Bàng Quang Mãn Tính là một bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ bài tiết. Viêm bàng quang mãn tính nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy viêm bàng quang mãn tính là gì? cách điều trị của viêm bàng quang mãn tính như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này.
Tìm Hiểu Bệnh Viêm Bàng Quang Mãn Tính:
Bệnh Viêm Bàng Quang Mãn Tính Là Gì ?
- Bệnh viêm bàng quang là hiện tượng bàng quang bị nhiễm khuẩn mà nguyên nhân chủ yếu là do các loại vi khuẩn họ đường ruột chủ yếu là E.coli sau đó là các vi khuẩn proteus mirabilis, kelbsiela pneumoniae, enterobacter, citrobacter, serrater. Ngoài ra, viêm bàng quang còn do ý thức vệ sinh kém, mặc đồ lót bó sát gây viêm nhiễm, ăn uống không khoa học, mệt mỏi, căng thẳng cũng là tác nhân dẫn tới bệnh viêm bàng quang.
- Bệnh viêm bàng quang mãn tính là bệnh viêm bàng quang ở giai đoạn sau của viêm bàng quang cấp tính, viêm bàng quang mãn tính có mức độ nguy hiểm cao hơn viêm bàng quang cấp tính nếu không được chữa trị kịp thời thì viêm bàng quang mãn tính sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như là viêm vùng chậu, viêm niệu đạo.
Biểu Hiện Của Bệnh Viêm Bàng Quang Mãn Tính:
Viêm bàng quang mãn tính có triệu chứng không khác nhiều so với viêm bàng quang cấp tính. Tuy nhiên, triệu chứng sẽ rầm rộ hơn và khi điều trị thì khó khăn hơn.
- Tiểu nhiều vào ban đêm, tiểu rắt, tiểu buốt.
- Nước tiểu vàng và đục hơn nước tiểu khi bị viêm bàng quang cấp tính, tiểu kèm theo máu.
- Đau rát niệu đạo và căng tức vùng sinh dục.
- Luôn có cảm giác muốn tiểu nhưng khi đi tiểu lại không tiểu dược hoặc tiểu rất ít.
- Lưng có cảm giác mỏi và đau nhẹ, vùng chậu lúc nào căng tức do nước tiểu không thoát ra ngoài được khiến bàng quang đầy.
- Nhiễm trùng nước tiểu, nhiễm trùng máu cũng là những biểu hiện cho thấy bạn đang bị viêm bàng quang.
Điều Trị Viêm Bàng Quang Mãn Tính:
- Để điều trị bệnh viêm bàng quang mãn tính khó khăn và lâu dài hơn viêm bàng quang cấp tính. Trước khi dùng thuốc điều trị viêm bàng quang mãn tính thì việc tìm ra nguyên nhân là vô cùng quan trọng, các bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu và kiểm tra trong nước tiểu của bệnh nhân có những loại vi khuẩn nào gây bệnh từ đó mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bệnh thích hợp.
- Đối với cách điều trị viêm bàng quang mãn tính lượng thuốc dùng điều trị sẽ nhiều và mạnh hơn so với bệnh ở giai đoạn cấp tính… lưu ý khi dùng thuốc phải theo hướng dẫn của bác sĩ không tự ý dùng thuốc có thể nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.
- Trong trong trường hợp viêm bàng quang mãn tính nặng do sỏi thận, tắc cổ bàng quang, sỏi bàng quang thì phải phẫu thuật để điều trị nhanh và hiệu quả nhất.
Phòng Tránh Bệnh Viêm Bàng Quang Mãn Tính:
- Bệnh viêm bàng quang mãn tính thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, để phòng chống viêm bàng quang mãn tính thì cần phải luôn để ý theo dõi nếu thấy các biểu hiện viêm bàng quang cần đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa bệnh không để bệnh lâu ngày bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể đặc biệt là vùng kín, cơ quan bài tiết…
- Mặc quần áo sạch sẽ thoáng mát, sau khi chơi thể thao hay tập thể dục phải tắm và thay đồ sạch sẽ.
- Uống nước nhiều để cơ thể bài tiết nhanh vi khuẩn có hại bị đào thải ra ngoài.
- Không ăn các đồ ăn cay nóng, các đồ ăn không hợp vệ sinh.
- Không tắm, vệ sinh ở những nơi công cộng, nơi có nguồn nước ô nhiễm.
Viên Uống Bá Bệnh Trường Xuân Hỗ Trợ Tăng Cường Sinh Lý:
Bá Bệnh Trường Xuân Giá 328.000 Đ / Lọ 60 Viên / Hộp
Thông Tin Về Sản Phẩm Bá Bệnh Trường Xuân:Thành phần:
Công dụng của Bá Bệnh Trường Xuân:
Đối tượng sử dụng Bá Bệnh Trường Xuân:
Cách dùng Bá Bệnh Trường Xuân:
Bảo quản:
Quy cách: 1 hộp là 1 lọ 60 viên. Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Số XNCB: 14395/2016/ATTP-XNCB. |
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “bệnh viêm bàng quang mãn tính”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Để lại một bình luận