Thục Địa Có Tác Dụng Gì ? Theo tài liệu cổ, thục địa có vị ngọt, tính hơi ôn vào 3 kinh: Tâm, Can, Thận. Có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ thận, làm đen râu tóc, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư, ho suyễn.
Y học hiện đại nhận thấy, địa hoàng (sinh địa, thục địa) có tác dụng: hạ đường huyết, làm mạnh tim, hạ huyết áp, bảo vệ gan, lợi tiểu, cầm máu và tác dụng lên một số vi trùng nên có tác dụng kháng viêm…
Ở y học cổ truyền, thục địa là vị thuốc chủ yếu để bổ Thận, thuốc tốt nhất để dưỡng âm. Thục địa là thuốc vị “quân” trong nhiều cổ phương, như: Lục vị địa hoàng hoàng hoàn (thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, trạch tả, bạch linh) hay bài Tứ vật (thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên khung)…
Trên thị trường, thục địa cũng dược chế biến từ củ sinh địa và cũng có màu dược liệu là đen nhưng độ tin cậy không cao, có nơi dùng rỉ mật mía để tẩm ướp thay vì chế biến theo quy trình công phu mà người xưa gọi là cửu chưng, cửu sái.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Thục Địa:
Tính vị:
Vị ngọt, tính hàn (theo Bản Kinh).
Vị đắng, không có độc (theo sách Biệt Lục).
Vị ngọt, tính ôn (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Tính hơi hàn (theo Thực Liệu Bản Thảo).
Quy kinh:
Quy vào kinh Can, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy vào kinh Can, Phế, Tâm, Tỳ (theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Quy vào 3 kinh âm ở chân Tỳ, Thận, Can (trích Bản Thảo Tùng Tân).
Quy kinh thiếu âm Tâm, túc thiếu âm Thận, túc Quyết âm Can, thủ Quyết âm Tâm bào (theo Thang Dịch Bản Thảo).
Tác dụng dược lý theo y học cổ truyền:
Trục huyết, chấn cốt thủy, trương cơ nhục: Nấu nước uống có thể trừ hàn nhiệt tích tụ, làm cho cơ thể nhẹ nhàng, hạn chế lão hóa (theo Bản Kinh).
Bồi bổ khí huyết hư, hỗ trợ lưu thông máu (theo Trân Châu Nang).
Chủ trị nam bị ngũ lao bất thường, phụ nữ bị thương trung, hạ huyết, lưu thông huyết mạch (theo Biệt Lục).
Bồi bổ cơ thể, hạ huyết, sử dụng lâu năm có thể tăng tuổi thọ (theo Dược Tính Luận).
Dưỡng âm, thoái dương, sinh huyết, điều trị tâm phiền, bứt rứt, điều kinh, an thai, lợi tiểu (theo Bản Thảo Tùng Tân).
Dùng kèm Mạch môn có tác dụng giải rượu (theo Thảo Kinh Tập chú).
Kết hợp với rượu có thể dẫn thuốc đi lên và ra bên ngoài cơ thể (theo Dụng Dược Tâm Pháp).
Tẩm với nước gừng điều trị đầy ở ngực, sử dụng với rượu thì không làm hại dạ dày (theo Bản Thảo Cương Mục).
Bổ thận, ích âm huyết (theo Bản Thảo Kinh Sơ).
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy:
Đối với hệ thống miễn dịch: Có tác dụng ức chế miễn dịch tương tự như Corticosteroid. Tuy nhiên, dược liệu không làm teo nhỏ vỏ thượng thận (theo Trung Dược học).
Tác dụng với đường huyết: Có tác dụng hạ đường huyết. Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy Thục địa làm tăng đường huyết nhưng không làm tăng nồng độ đường trong máu (theo Trung Dược Học).
Kháng viêm: Nghiên cứu thực hiện trên chuột cống bằng cách gây viêm bằng Formalin ở chân và đùi. Sau khi được áp dụng nước sắc Thục địa, cho thấy dược liệu có tác dụng chống viêm (theo Trung Dược học).
Nước sắc từ thân cây Thục địa còn có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, kháng nấm, hạ áp, tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ gan và chống lại các chất phóng xạ.
Những Lưu Ý Khi Dùng Thục Địa:
Không sử dụng thục địa cho người bệnh tiêu hóa kém, hay đau bụng, người bệnh tiêu chảy.
Không sử dụng thục địa chung với bối mẫu, vô di, tam bạch, la bặc, thông bạch, cửu bạch…
Bảo quản thục địa trong bình kín, tranh sâu bọ mối mọt.
Nên mua thục địa tại các nơi uy tín. Những sản phẩm thục địa kém chất lượng sẽ không có tác dụng tốt hoặc hiệu quả không đủ để điều trị bệnh.
Phân Phối Thục Địa Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Thục Địa Giá: 250.000 Đ / Gói 500Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Thục Địa Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Thục Địa Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Thục Địa Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Loại Thảo Dược Ngâm Rượu: Hạt Chuối Hột Rừng, Nấm Ngọc Cẩu, Ba Kích Tím, Bạch Tật Lê, Cây Mật Gấu, Cây Tơm Trơng, Dâm Dương Hoắc, Đỗ Trọng, Đương Quy, Amakong, Cửu Tử Hồi Xuân Thang, Rễ Nhàu Khô, Rễ Mật Nhân, Trái Nhàu Khô, Sơn Thù Du.
Để lại một bình luận