Tham Khảo Một Số Cách Dùng Hạt Hẹ: Hạt hẹ còn gọi cửu tử, tên khoa học: Allium tuberosum Rottl. et Spreng. [Allium uliginosum G. Don.], họ hành (Alliaceae). Hẹ được trồng nhiều ở miền núi, trung du và đồng bằng, nhân dân dùng hẹ trong chế biến món ăn đem lại hương vị đặc biệt. Hẹ cũng là vị thuốc phòng trị bệnh rất tốt. Bộ phận dùng: hạt – cửu tử.
Theo Đông y, Hạt Hẹ có vị cay tính ôn; vào can thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương ích tinh. Dùng tốt cho nam giới liệt dương di tinh, di niệu, đau lưng do lạnh, đau mỏi lạnh chân (yêu tất lãnh thống), phụ nữ huyết trắng. Liều dùng: 5 – 10g.
Hình Ảnh Cây Hẹ
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Hạt Hẹ:
Hỗ trợ điều trị chữa cảm lạnh, ho: Dùng 250 gram lá hẹ, 25 gram củ gừng tươi, một ít đường đem hấp chín hoặc chưng cất thủy. Sử dụng khi nguội dần, và dùng liên tục 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị ho do cảm lạnh ở trẻ em: Dùng một nắm lá hẹ tươi, cắt thành từng đoạn nhỏ rồi trộn với đường phèn (có thể sử dụng mật ong), sau đó đem hấp hoặc chưng cất thủy. Sau đó, vắt bỏ bã, chỉ sử dụng phần nước để uống. Uống 2 – 3 lần / ngày, mỗi lần uống 1 thìa cà phê, nên uống liên tục cho đến khi có dấu hiệu thuyên giảm.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Dùng 100 – 200 gram lá hẹ đem nấu cháo hoặc xào chín với thịt, tôm, nghêu… Lưu ý, hạn chế sử dụng muối khi chế biến món ăn. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc khác, sử dụng 150 gram củ rễ cây hẹ, 100 gram thịt sò đem nấu canh và sử dụng hằng ngày.
Hỗ trợ điều trị táo bón, nhuận tràng: Dùng hạt hẹ rang vàng rồi giã nhỏ. Mỗi lần sử dụng 5 gram để hòa với nước sôi uống mỗi ngày 3 lần.
Hỗ trợ điều trị đau răng: Dùng một nắm hẹ (dùng cả lá, rễ và gốc) giã nhuyễn rồi đắp vào chỗ đau. Thực hiện mỗi ngày đến khi giảm bớt các con đau.
Hỗ trợ điều trị đau họng: Dùng lá hẹ và củ hẹ rửa sạch, đem giã nát rồi đắp lên vùng cổ. Ngoài ra, nhai thêm củ cải và lá húng chanh để tăng công dụng.
Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, buồn nôn, đau vùng thượng vị: Sử dụng 250 gram cây hẹ, 25 gram củ gừng tươi, đem thái nhỏ rồi giã nát. Sau đó, lọc lấy nước cốt rồi đổ vào nồi nấu cùng với 250 gram sữa bò, đun nhỏ lửa. Sử dụng thuốc khi đang còn nóng, nếu thuốc nguội có thể hâm lại trước khi sử dụng.
Hỗ trợ điều trị giúp bổ mắt: Sử dụng lá hẹ và gan dê mỗi loại 150 gram, thái nhỏ vừa dùng, đem ướp với gia vị theo sở thích của bản thân rồi bắp bếp lên xào khi chín tới. Sử dụng ngày cách ngày trong lộ trình là 10 ngày.
Hỗ trợ điều trị đái dầm ở trẻ em: Sử dụng 25 gram lá hẹ, 50 gram gạo tẻ (tương ứng một nắm tay). Lá hẹ đem giã nát rồi vắt lấy nước cốt đổ vào nồi cháo đang sôi, cho thêm một ít đường. Sử dụng cháo còn nóng hoặc nguội dần.
Hỗ trợ điều trị ghẻ: Sử dụng 50 gram lá hẹ, 30 gram rau cần, đem giã nát rồi chà xát nên vùng bị tổn thương mỗi ngày 2 lần.
Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa: Dùng một nắm lá hẹ, đem rửa sạch bằng nước rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt để nhỏ vào tai mỗi ngày.
Hỗ trợ điều trị suyễn, khó thở: Sử dụng một nắm lá hẹ sắc lấy nước uống hoặc giã nát, vắt lấy nước cốt để dùng mỗi ngày.
Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, liệt dương: Dùng 500 gram lá hẹ tươi rửa sạch rồi đem giã nát, vắt bỏ bã, sử dụng nước cốt để sử dụng mỗi ngày 2 lần.
Hỗ trợ điều trị đi tiểu nhiều lần: Dùng lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử với liều lượng bằng nhau. Đem tất cả nguyên liệu trên phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn. Sử dụng 6 gram hòa với nước ấm để sử dụng mỗi ngày 2 lần.
Hỗ trợ điều trị bí kinh, kinh nguyệt không ổn định: Sử dụng 10 gram hạt hẹ, 10 gram hạt dành dành đem sắc uống mỗi ngày 2 lần. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc khác, sử dụng 250 gram lá hẹ đem rửa sạch bằng nước rồi giã nát, vắt lấy nước cốt. Sau đó cho thêm một ít đường đỏ vào nước cốt rồi bắt lên bếp đun sôi, chia nhỏ thành các phần để sử dụng trong ngày.
Tham Khảo Một Số Món Ăn Dùng Hẹ:
Rau hẹ, hồ đào xào dầu vừng: rau hẹ 240g, hồ đào nhân 60g. Xào với dầu vừng, ngày ăn 1 lần, dùng trong 1 tháng. Dùng cho người đau lưng liệt dương.
Cháo lá hẹ: lá hẹ tươi 60g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo gạo, khi cháo được, cho hẹ vào, thêm muối vừa ăn. Dùng cho bệnh nhân đau bụng tiêu chảy, liệt dương di tinh.
Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 200g, gạo lứt 300g. Tất cả nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho bệnh nhân mệt mỏi suy nhược, di tinh, di niệu.
Cháo thỏ ty tử hạt hẹ: thỏ ty tử 30g, cửu tử 30g, gạo tẻ 80 – 100g. Thỏ ty tử, cửu tử sắc hãm lấy nước, bỏ bã, gạo nấu cháo với nước sắc dược liệu. Khi cháo được thêm đường. Dùng cho các trường hợp thận hư, đau lưng liệt dương di tinh, di niệu.
Nước hồ hạt hẹ: hạt hẹ 200g tán mịn, hòa với nước gạo rang, thêm đường cho uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 – 10g. Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng lỵ.
Canh cá: cá giếc 1 con, bột hạt hẹ 20g (hoặc rau hẹ 40 – 50g). Cá giếc làm sạch, nấu canh với bột hạt hẹ. Ngày 1 con; dùng trong 7 – 10 ngày. Trị lỵ.
Kiêng kỵ: Sốt nóng viêm nhiễm lở ngứa, đau mắt đỏ đều không dùng.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Hạt Hẹ
Tác Dụng Của Hạt Hẹ:
Theo Đông y, Cửu Thái Tử có vị cay, tính ôn, vào kinh can thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương, ích tinh. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, di niệu, đau lưng do lạnh, đau mỏi lạnh chân (yêu tất lãnh thống), huyết trắng đái hạ. Liều dùng hằng ngày 5-10g.
Theo Tạp chí Sinh lý học Pakistan (Pakistan journal of Physiology), kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm được bổ sung chiết xuất từ hẹ với liều lượng 2 gam/ kg trọng lượng cơ thể cũng thấy biểu hiện hạ đường huyết đáng kể.
Lá hẹ chứa các chất dinh dưỡng như đường, chất xơ, vitamin A, C, B1, B2, B3, Kẽm…, được xem là phù hợp với những người bị xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành.
Ăn hẹ giúp tan đàm, giải độc và giảm đau ngực, nôn ra máu, đồng thời được xem là tốt cho phổi, thận, giúp trợ dương (mặc dù lá hẹ không chứa hoạt chất kích thích tình dục).
Ngoài ra, lá hẹ còn giúp giúp nhuận tràng, điều trị táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột, vị hăng cay và tinh dầu dễ bay hơi có trong rau hẹ cũng giúp giảm nôn, tăng cường tiêu hóa, làm lưu thông máu và tan máu bầm…
Tác dụng dược lý:
Vitamin K và canxi trong hẹ có tác dụng bồi bổ xương, giúp xương chắc khỏe.
Lưu huỳnh và flavonoid có khả năng ngăn chặn một số chứng bệnh ung thư (phổi, dạ dày, đại tràng, vú, tuyến tiền liệt), ngăn chặn các gốc tự do phát triển.
Một số loại hóa chất như allcin, sulfit, odorin… có trong hẹ có tác dụng như kháng sinh, giúp điều trị nhiễm trùng da, ngứa, ghẻ, giun kim ở trẻ nhỏ.
Hẹ có chứa nhiều chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy.
Những Lưu Ý Khi Dùng Hạt Hẹ:
Phụ nữ có thai và đang cho con bú không dùng.
Ăn nhiều lá cây hẹ có thể gây khó tiêu, ợ chua, hôi miệng, hơi thở và cơ thể nặng mùi. Bên cạnh đó, nên tránh dùng hẹ vào mùa hạ và dùng nhiều hẹ trong thời gian dài sẽ làm thần khí u mê.
Hẹ rất kỵ với mật ong và thịt trâu. Bên cạnh đó, không nên dùng hẹ cùng lúc với sữa vì sẽ làm cản trở sự hấp thụ can xi trong ruột.
Những người bị âm hư hỏa vượng không nên dùng hẹ, những người bị lở loét, rối loạn nhiệt và mắc bệnh về mắt không nên dùng hẹ.
Nước ép từ hẹ hơi khó uống và có thể gây chóng mặt.
Phân Phối Hạt Hẹ Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Cửu Thái Tử Giá: 300.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Cửu Thái Tử Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Cửu Thái Tử Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Tham Khảo Một Số Cách Dùng Hạt Hẹ”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Loại Thảo Dược Ngâm Rượu: Hạt Chuối Hột Rừng, Nấm Ngọc Cẩu, Nhục Thung Dung, Ba Kích Tím, Cây Mật Gấu, Cây Tơm Trơng, Dâm Dương Hoắc, Đỗ Trọng, Đương Quy, Amakong, Thỏ Ty Tử, Bạch Tật Lê.
Để lại một bình luận