Tác Dụng Và Cách Dùng Bạch Thược: Theo đông y, Bạch Thược có vị đắng chua, tính hơi hàn; vào can, tỳ. Tác dụng bổ huyết, liễm âm, bình can chỉ thống. Dùng cho các trường hợp âm huyết hư, can dương vượng, đau tức vùng ngực bụng, đau do co cứng tay chân, đau bụng do tả lỵ. Đau đầu hoa mắt chóng mặt, sốt nóng vã mồ hôi, mồ hôi trộm (tự hãn, đạo hãn, âm hư), kinh nguyệt không đều… Dùng ngày 6 – 12gr; nấu, sắc, ngâm, hãm.
Bạch thược là cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành khóm, cao trung bình từ 50 – 80cm. Thân mọc thẳng đứng, không có lông phủ, có nhiều rễ to, chắc, rễ chính dài khoảng 30cm, đường kính từ 1 – 3cm. Vỏ rễ có màu nâu nhạt, mặt cắt ngang có hồng nhạt hoặc trắng.
Lá mọc so le, có màu xanh nhạt hoặc sẫm, phiến lá hình trứng, có 3 – 7 thùy, rộng 2 – 4 cm, dài 8 – 12cm, cuống lá hơi hồng. Hoa to, mọc đơn, cánh hoa màu trắng hoặc hồng, thuộc loại hoa kép. Nhị hoa màu vàng, có điểm hồng. Mùa hoa rơi vào tháng 5 – 7, sai quả vào tháng 6 – 7 hằng năm.
Tác Dụng Và Cách Dùng Bạch Thược:
Tên gọi khác: Bạch thược dược, Thược dược, Kim thược dược, Thổ cẩm, Tương ly, Giải thương, Kỳ tích, Dư dung, Một cốt hoa…
Tên thực vật: Paeonia lactiflora Pall.
Tên khoa học: Radix Pacomiae Lactiflorae..
Họ: Mao lương (danh pháp khoa học: Ranuncuaceae).
Chọn ngày nắng ráo để thu hái rễ thược dược. Sau khi đào rễ, giũ sạch cắt đất, sau đó cắt thành từng rễ riêng, bỏ rễ con, rễ phụ. Phân loại rễ và phơi khô. Nếu thu hoạch vào ngày mưa, nên vùi rễ với đất ẩm không quá 2 – 3 ngày. Sau khi phơi khô có thể tẩm rượu hoặc tẩm giấm rồi sao qua.
Tác Dụng Của Bạch Thược:
Tính vị: Dược liệu được các tài liệu Đông y ghi nhận là có vị đắng, hơi chua và tính hàn.
Quy kinh: Được quy vào các kinh Tỳ, Can, Thái âm, Kinh thủ.
Theo y học cổ truyền:
Tác dụng:
Phá kiên tích, chỉ phúc thống, thu can khí nghịch lên gây đau đớn, trừ huyết tích, tả tỳ nhiệt, chỉ thủy tả, điều dưỡng tâm can tỳ kinh huyết, giáng khí, thư kinh (theo Trấn Nam Bản Thảo).
Nhu can, chỉ thống, thu hãn, dưỡng huyết, hoãn trung, liễm âm (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Chủ trị:
Trị bụng đau, trúng ác khí, lưng đau (theo Biệt Lục).
Trị Phế có tà khí, huyết khí ít, bụng giữa đau quặn.
Trị cốt chưng, ích tụ, trúng ác khí, lưng đau, bụng đau (theo Dược Tính Luận).
Trị hen suyễn, can huyết bất túc, đái mạch bệnh làm cho bụng đau, phế cấp trướng nghịch, mắt dính, dương duy mạch có hàn nhiệt (theo Thang Dịch Bản Thảo).
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Glucozit trong thược dược có tác dụng ức chế trung khu thần kinh nên có khả năng giảm đau và an thần (theo Trung Dược Học).
Nước sắc từ thược dược có khả năng ức chế cơ trơn của ruột, dạ dày, tử cung, ức chế tiết dịch vị toan và ngừa loét ở chuột cống thực nghiệm (theo Trung Dược Học).
Glucozit trong thược dược chống hình thành huyết khối, bảo vệ gan, hạ men transaminaza, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim (theo Trung Dược Học).
Thược dược có khả năng hạ áp nhẹ và giãn mạch ngoại vi nhờ vào cơ chế chống co thắt cơ trơn mạch máu (theo Trung Dược Học).
Nước sắc từ thược dược có khả năng ức chế trực khuẩn đại trường, tụ cầu khuẩn vàng, phế cầu khuẩn, các loại nấm ngoài da, trực khuẩn lỵ thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, liên cầu khuẩn tán huyết (theo Trung Dược Học).
Glucozit trong thược dược có khả năng hạ nhiệt và chống viêm (theo Trung Dược Học).
Thược dược có tác dụng lợi tiểu và cầm mồ hôi (theo Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Tác Dụng Và Cách Dùng Bạch Thược
Cách Dùng Bạch Thược:
Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu theo nhiều cách khác nhau như sắc nước uống, tán bột để làm hoàn… Liều lượng được khuyến cáo là khoảng từ 6 – 12gr/ngày dưới dạng thuốc sắc và có thể điều chỉnh cho hợp lý tùy thuộc vào mỗi bài thuốc.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Bạch Thược:
Liễm âm, cầm máu: hỗ trợ điều trị chứng âm hư, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, băng lậu đới hạ (khí hư), mồ hôi trộm, mồ hôi tự ra.
Thuốc bột bạch thược dược: Bạch thược 8g, thục địa 8g, can khương 8g, quế tâm 8g, long cốt 8g, mẫu lệ 8g, hoàng kỳ 8g, cao ban long 8g. Tán thành bột mịn. Ngày 3 lần, mỗi lần 8g, uống trước khi ăn, hoà với rượu cùng uống hoặc chiêu với nước. Trị chứng khí hư ra dầm dề, người gầy vàng vọt.
Thược dược thang: thược dược 20g, đương quy 10g, hoàng liên 8g, binh lang 6g, mộc hương 6g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g, hoàng cầm 8g, quan quế 2g. Sắc uống. Điều hòa khí huyết, thanh nhiệt giải độc. Trị thấp nhiệt, đau bụng đi ngoài ra máu mủ lẫn lộn, mót đi nhưng không đi được, hậu môn nóng rát.
Bổ huyết điều kinh:
Thang Tứ vật: thục địa 20g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g. Sắc uống. Trị chứng do huyết hư mà thành kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng.
Thuốc dưỡng huyết bình can: Bạch thược 8g, đương quy 8g, hương phụ 8g, thanh bì 4g, sài hồ 4g, xuyên khung 4g, sinh địa 4g, cam thảo 3g. Sắc uống. Trị chứng hành kinh đau bụng.
Giãn gân, giảm đau: Trị các chứng do can khí bất hòa sinh ra đau bụng, đi lỵ, tiêu chảy, tứ chi mỏi rã rời.
Thang thược dược cam thảo: Bạch thược 16g, cam thảo 16g. Sắc uống. Trị chứng bắp thịt co rút đau buốt.
Thang bạch thược hoàng cầm: Bạch thược 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g. Sắc uống. Trị đau bụng lỵ.
Thuốc đương quy bạch thược: Đương quy 6g, xuyên khung 6g, bạch thược 20g, bạch linh 8g, bạch truật 8g, trạch tả 10g. Tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g, hoà với rượu hoặc chiêu bằng nước. Trị chứng có thai đau bụng liên miên.
Thống tả yếu phương: Bạch truật (hoàng thổ sao) 12g, bạch thược sao 8g, trần bì 6g, phòng phong 8g. Sắc uống. Trị đau bụng, tiêu chảy.
Những Lưu Ý Khi Dùng Bạch Thược:
Không sử dụng chung vị thuốc bạch thược với thạch hộc, miết giáp, tiêu thạch, phản lê lô, tiểu kê.
Người bệnh mắc huyết hư hàn cần tránh sử dụng bạch thược.
Theo cuốn “Dược phẩm Hoá Nghĩa” có ghi: “Người mắc bệnh thuỷ đậu, nổi mụn, mẩn ngứa, sốt nhẹ không được sử dụng ngưu đình sẽ tổn thương nội tạng”.
Đau bụng, trúng gió gây tiêu chảy, lạnh bụng tuyệt đối không sử dụng bạch thược để điều trị, do cây có tính hàn, hạn chế đông máu sẽ xuất huyết khi sử dụng.
Những bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, không nên quá lạm dụng sẽ ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
Tình trạng bệnh kéo dài cần đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ khám chữa bệnh kịp thời.
Mặc dù thảo dược có tác dụng chữa bệnh an toàn, không gây biến chứng, tuy nhiên cần lựa chọn những nguồn nguyên liệu sạch, có nguồn gốc đầy đủ.
Phân Phối Bạch Thược Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Bạch Thược Giá: 320.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Bạch Thược Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Bạch Thược Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Tác Dụng Và Cách Dùng Bạch Thược”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bột Cam Thảo, Bột Nghệ Vàng, Chè Dung Vàng, Lá Khổ Sâm, Nụ Vối, Phan Tả Diệp, Táo Mèo, Tinh Bột Nghệ Vàng, Bạch Chỉ.
Để lại một bình luận