Suy Thận Mạn Tính Là Gì ? Theo thống kê trên thế giới có đến 2.500.000 bệnh nhân đang phải tiến hành lọc máu để điều trị bệnh suy thận mạn tính. Con số này không ngừng tăng lên từng ngày, khiến nhiều người cảm thấy hoang mang, lo lắng.
Bệnh thận mãn tính có thể không biểu hiện một cách rõ ràng cho đến khi chức năng thận của bạn bị suy giảm đáng kể. Điều trị bệnh thận mãn tính tập trung vào việc làm chậm sự tiến triển của tình trạng tổn thương thận, thường bằng cách kiểm soát các nguyên nhân cơ bản. Bệnh thận mãn tính có thể tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, gây tử vong nếu không được chạy thận nhân tạo (lọc máu) hoặc ghép thận.
1. Suy Thận Mạn Tính Là Gì ?
Suy thận mạn tính là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm ở mức dưới trung bình. Lúc này, thận sẽ bị suy thoái theo thời gian và nhiều tháng, nhiều năm sau đó chúng sẽ mất đi chức năng vĩnh viễn, không có khả năng phục hồi lại như ban đầu.
Thông thường, bệnh suy thận mạn tính sẽ được chia làm 5 giai đoạn tương ứng với mức độ nguy hiểm khác nhau. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Thận hư hại nhẹ, tỉ lệ lọc cầu thận GFR hơn 90.
Giai đoạn 2: Chức năng thận giảm nhẹ, tỉ lệ lọc cầu thận GFR khoảng 60 – 89.
Giai đoạn 3: Chức năng thận giảm trung bình, tỉ lệ lọc cầu thận GFR 30 – 59.
Giai đoạn 4: Chức năng thận giảm nghiêm trọng, tỉ lệ lọc cầu thận GFR 15 – 29.
Giai đoạn 5: Thận mất hoàn toàn chức năng, tỉ lệ lọc cầu thận GFR dưới 15.
Khi bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính tiến triển đến giai đoạn 5 thì các chất thải sẽ nhanh chóng tích tụ trong cơ thể, không được đào thải do chức năng thận không còn. Đến thời điểm này, con người bắt buộc phải tiến hành quá trình lọc máu mới có thể đưa các chất độc ra ngoài môi trường bên ngoài.
1.1. Triệu Chứng Điển Hình Của Bệnh Suy Thận Mạn Tính:
Thận là bộ phận rất quan trọng của cơ thể, giúp duy trì sự cân bằng giữa muối và các khoáng chất trong máu. Khi bị suy thận mạn tính, người bệnh sẽ có một số triệu chứng cụ thể như sau:
Tiểu tiện nhiều lần: Người bệnh sẽ thường xuyên đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Trong lúc tiểu, bệnh nhân có cảm giác căng tức, buốt, thậm chí có máu lẫn trong nước tiểu.
Sưng, phù chân tay: Các độc tố trong cơ thể khi không được đào thải ra ngoài sẽ nhanh chóng tích tụ ở các bộ phận khác như mặt, tay, chân,… Chúng sẽ khiến cho các cơ quan này nhanh chóng bị sưng phù, đau đớn.
Da nổi ngứa, phát ban: Tình trạng nổi mẩn ngứa, phát ban sẽ diễn ra thường xuyên bởi các chất thải đã bị tích tụ trong máu. Chúng nhanh chóng gây viêm nhiễm, nổi mụn trên da.
Cơ thể uể oải, mệt mỏi: Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính đều bị thiếu máu do thận hư. Điều này sẽ khiến cho cơ thể liên tục bị mệt mỏi, kém tập trung, buồn nôn, ớn lạnh, thở gấp, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…
Mất kinh nguyệt: Khi bị thận hư sẽ khiến cho lượng máu trong cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại và gây ra tình trạng mất kinh nguyệt kéo dài thường xuyên hơn.
Giảm ham muốn tình dục: Con người rơi vào tình trạng mệt mỏi, cơ thể suy nhược, dẫn đến không còn ham muốn tình dục.
Tổn thương xương: Lượng Phosphat trong máu tăng sẽ khiến cho lượng canxi nhanh chóng giảm. Hệ lụy của nó là gây ra tình trạng đau nhức xương, nhẹ thì đau ở vùng lưng, khớp háng, nặng thì bệnh nhân sẽ không đi được.
Một số triệu chứng khác: Viêm loét đường tiêu hóa, cơ thể co giật, rối loạn tâm thần, hôn mê do lượng ure trong máu quá cao.
1.2. Suy Thận Mạn Tính Có Chữa Được Không ?
Suy thận mạn tính là bệnh lý có tỉ lệ tử vong khá cao nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời. Bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với tình trạng tăng kali máu, phù phổi, xuất huyết tiêu hóa, suy dinh dưỡng, tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, viêm tĩnh mạch…
Bệnh suy thận mạn tính có thể điều trị nhưng không khỏi hoàn toàn. Mức điều trị chỉ dừng lại ở việc duy trì sự ổn định chức năng của thận, cải thiện các triệu chứng bệnh, hạn chế nguy cơ các biến chứng có thể xảy ra.
Hiện nay vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào có thể chữa trị khỏi bệnh suy thận mạn tính. Các cách điều trị bệnh chỉ mang tính chất tạm thời, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Người bệnh nên nghỉ ngơi, ăn uống theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, theo dõi thận định kỳ để giúp kiểm soát bệnh kịp thời.
1.3. Suy Thận Mạn Tính Điều Trị Như Thế Nào ?
Hiện nay, để điều trị căn bệnh này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thận của bệnh nhân trước. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh, bác sĩ sẽ có các cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều phải tiến hành chạy thận để duy trì sự sống của mình. Dưới đây là một số phương pháp điều trị căn bệnh này, người bệnh nên biết để chủ động trong việc chữa trị bệnh cho mình.
Điều trị huyết áp: Nếu huyết áp tăng sẽ hủy hoại thận bất cứ lúc nào. Do đó, bác sĩ sẽ kê thuốc kiểm soát huyết áp. Đây là loại thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển (UCMC) hoặc thuốc ức chế thụ thể (UCTT). Loại thuốc này không chỉ giúp làm hạ huyết áp mà còn hỗ trợ tăng chức năng thận.
Kiểm soát Cholesterol: Bệnh nhân suy thận mạn tính sẽ đối diện với nguy cơ mắc một số bệnh lý về tim mạch. Lúc này, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc Statin để giúp máu lưu thông, tránh tình trạng nghẽn mạch máu.
Điều trị các triệu chứng do bệnh gây ra: Suy thận mạn điều trị bằng cách xét nghiệm máu, nước tiểu. Nếu bệnh nhân gặp phải triệu chứng nào sẽ nhanh chóng ức chế, ngăn ngừa kịp thời. Chẳng hạn, khi người bệnh bị thiếu máu sẽ được bổ sung sắt, bị ứ dịch cần phải hạn chế ăn muối, yếu xương sẽ bổ sung thêm canxi…
Điều trị suy thận mạn tính ở giai đoạn cuối: Lúc này, chức năng của thận dường như không còn hoạt động. Người bệnh cần phải tiến hành lọc máu hoặc ghép thận. Đây là phương pháp duy nhất được áp dụng để duy trì sự sống.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh suy thận mạn tính. Vốn dĩ đây là bệnh lý khá nguy hiểm nên người bệnh cần phải thận trọng, tiến hành điều trị kịp thời, không được chủ quan. Ngoài ra, khi nhận thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.
2. Cỏ Mực Kết Hợp Đỗ Đen Tốt Cho Người Suy Thận:
- Cỏ mực là một loại cây mọc hoang trên các bờ ruộng, ruộng cao trồng hoa màu hoặc vườn nhà. Trong dân gian, cây cỏ mực dùng để chữa nhiều bệnh cho cả người và động vật nuôi. Cỏ mực giúp cầm máu, chữa bệnh đi tiểu ra máu, kiết lị… ở người. Theo Đông y, cỏ mực có tính lạnh, vị ngọt chua, không độc cũng có tác dụng tốt trong chữa bệnh thận.
- Đỗ đen là một loại hạt cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Theo Đông y, đỗ đen có tính hàn, vị ngọt, chứa nước nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy bổ thận, giải độc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh suy thận.
- Bài thuốc chữa suy thận từ cây nhọ nồi và đỗ đen là bài thuốc mà khi bị bệnh ở giai đoạn đầu mà bạn có thể tham khảo. Cả 2 loại thảo dược này đều có dược tính chữa suy thận rất tốt và rất dễ tìm.
- Bên cạnh đó, bài thuốc này tương đối lành tính và phù hợp với tất cả cơ địa cũng như thể trạng người bênh. Tác dụng của bài thuốc này là loại bỏ tình trạng tiểu đêm, hay mộng mị khi ngủ, hạn chế đau nhức lưng…
- Khi áp dụng bài thuốc này một cách đều đặn trong vòng vài tháng người bệnh sẽ thấy giảm bớt những triệu chứng suy thận, có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, do cơ địa và thể trạng của mỗi người không giống nhau nên hiệu quả của bài thuốc này với từng người bệnh cũng khác nhau.
Bài Thuốc Kết Hợp Cỏ Mực Với Đỗ Đen:
- Đầu tiên, bạn hãy tìm hái cây nhọ nồi ở quanh vườn nhà, ngoài ruộng.Trong quá trình hái thuốc, bạn cần chú ý để tránh hái nhầm với loại cây khác vì có nhiều cây nhìn bề ngoài tương đối giống cây thuốc cỏ mực. Tiếp đến, bạn đem về rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô, sao vàng để cất dùng dần.
- Sau đó mỗi ngày dùng 30g cây nhọ nồi đã được sao vàng nấu cùng 40g đỗ đen rang cháy và 2 lít nước, nấu cho đến khi sôi được khoảng 15 phút thì chắt lấy nước uống cả ngày. Sau khi uống hết nước đầu tiên, bạn hãy đổ thêm nước và đun tiếp thêm vài ba lần rồi thay thang thuốc mới.
- Khi đã sử dụng bài thuốc này, người bệnh cần thực sự kiên trì thực hiện trong thời gian dài và khi đã sử dụng thời gian dài mà bệnh không cải thiện hoặc xuất hiện dấu hiệu suy thận khác lạ thì nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
- Dược tính của hai loại thảo dược này dùng để chữa suy thận, giải rượu rất tốt, tuy nhiên người bệnh cần áp dụng ngay từ giai đoạn đầu, nếu để đến giai đoạn nặng hơn thì chỉ có thể đi lọc máu, chạy thận… chứ không có thuốc gì chữa khỏi.
Chữa bệnh suy thận bằng thuốc nam tuy không gây ra tác dụng phụ nhưng những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ mới nên áp dụng những bài thuốc này. Về cơ bản, những phương thuốc chữa suy thận trên đây chỉ có tính chất hỗ trợ ở giai đoạn đầu. Muốn đạt được hiệu quả chữa suy thận, ngay khi bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh sớm gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ trị liệu thích hợp.
Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ khám sức khỏe định kì sẽ giúp bạn sớm phát hiện những dấu hiệu suy thận nếu có từ đó có hướng xử trí kịp thời khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nếu bạn muốn chữa bệnh suy thận bằng thuốc nam, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên hữu ích.
Phân Phối Cỏ Mực Khô Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Cây Nhọ Nồi ( Cỏ Mực ) Giá: 120.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Cỏ Mực Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Cỏ Mực Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Suy Thận Mạn Tính Là Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Cây Dừa Cạn Khô, Cây Lá Gan, Cây Mật Gấu, Cây Râu Mèo, Cây Sài Đất, Cây Sói Rừng, Cây Tơm Trơng.
Để lại một bình luận