Sinh Địa Có Tác Dụng Gì ? Theo đông y, sinh địa có vị đắng, tính hàn – lương, quy kinh tâm, can, thận, tiểu tràng. Với công năng thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, sinh tân dịch. Tác dụng để loại các tà nhiệt đã nhập vào phần dinh, phần huyết, gây sốt cao, phát cuồng mê sảng, miệng khát, lưỡi đỏ tâm phiền, các chứng âm hư hỏa vượng, trào nhiệt. Thường được phối hợp với các vị thuốc khác: sinh địa, thục địa, nhân sâm, hoàng kỳ, chích cam thảo, thiên môn, mạch môn, tỳ bà diệp, thạch hộc, trạch tả, chỉ xác, đồng lượng, bào chế dạng bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 9 – 12g với nước sôi để nguội, trước hoặc sau bữa ăn 1 – 2 giờ…
Sinh địa là loài cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao ở vào khoảng 10 – 30cm khi đã trưởng thành. Toàn cây có lông tơ mềm với màu tro trắng. Thân rễ phình lên thành củ, ban đầu mọc thẳng nhưng về sau mọc ngang có đường kính từ 0,4 – 3cm.
Lá của cây mọc vòng xung quanh gốc, rất hiếm khi mọc ở thân. Phiến lá có hình trứng ngược dài khoảng 3 – 15cm, rộng khoảng 1,5 – 6cm. Phần đầu lá hơi tròn, càng về phía cuống sẽ hẹp laih. Mép lá có răng cưa không đều, phần phiến lá có nhiều gân nổi ở phía mặt dưới.
Hoa có màu tím đỏ mọc thành từng chùm ở đầu cành, thường nở vào mùa hạ. Cả đài và tràng đều có hình vuông nhưng tràng hơi cong, dài khoảng 3 – 4cm, mặt phía ngoài màu tím sẫm, phía trong hơi vàng và có những đốm tím. Mỗi hoa có 3 nhị với 2 nhị lớn.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Sinh Địa:
Tính vị: đa phần các tài liệu y học cổ ghi nhận dược liệu này có vị ngọt đắng và tính hàn.
Quy kinh: vào các kinh Can, Thận và Tâm.
Theo y học cổ truyền:
Công dụng: Thanh nhiệt, làm mát máu, tăng sinh dịch cơ thể, bổ âm.
Chủ trị: Dùng để chữa các bệnh thiếu máu, người yếu mệt, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, ho ra máu, động thai…
Theo y học hiện đại:
Tác dụng với huyết quản: Khi dùng Sinh địa với liều lượng nhỏ thì làm co mạch máu, liều lượng lớn thì làm giãn mạch máu, có tác dụng lên tĩnh mạch, làm gây mê động vật thí nghiệm.
Tác dụng đối với đường huyết: Khi dùng nước sắc Sinh địa hay dùng Remanin 0,5g/kg khối lượng tiêm cho thỏ thì huyết đường giảm xuống, sau 7 giờ mới trở lại bình thường. Người ta cho rằng trong cây Sinh địa có một loại chất tan trong nước, có phản ứng trung tính, màu vàng nhạt giống như dầu, có thể chứa Nitơ và Sulfua làm giảm huyết đường trong máu.
Ngoài những tác dụng trên, Sinh địa còn có các tác dụng khác như cầm máu, ức chế quá trình hình thành kén của một số loại vi trùng.
Tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống phóng xạ, chống nấm.
Dược liệu có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu corticoid nhưng không làm ức chế hay gây teo tuyến thượng thận.
Cách Dùng Sinh Địa Chữa Bệnh:
Có rất nhiều cách sử dụng dược liệu này, tùy theo mục đích trị liệu mà có thể lựa chọn cách dùng cho phù hợp. Thường là sắc lấy nước uống, giã vắt nướng, tán bột, làm hoàn hay đắp ngoài da.
Liều lượng được khuyến cáo là khoảng từ 10 – 20g cho một ngày. Tuy nhiên có thể tăng giảm liều tùy theo từng bài thuốc hay sự kết hợp với các dược liệu khác.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Sinh Địa:
Tuyệt đối không dùng chung với lai phục tử bởi có thể phản tác dụng hay làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.
Khi có triệu chứng dị ứng hoặc quá mẫn thì cần ngưng thuốc ngay lập tức.
Không dùng sinh địa cho các đối tượng tỳ hư, đi ngoài lỏng, kém ăn, bụng đầy chướng.
Phân Phối Sinh Địa Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Sinh Địa Giá: 350.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Sinh Địa Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Sinh Địa Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Sinh Địa Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bột Cam Thảo, Bột Gừng, Bột Quế, Cao Atiso, Cao Atiso Trường Xuân, Cao Chè Vằng, Lá Sen, Hồng Hoa, Lá Hồng Rừng, Lá Tắm Người Dao, Lá Huyết Dụ, Tam Thất Nam, Trà Hoa Hồng, Ích Mẫu.
Để lại một bình luận