Quả Kha Tử Có Tác Dụng Gì ? Kha tử vị chua, chát, đắng, quy vào các kinh phế, đại tràng có tác dụng liễm phế, chỉ khái (sạch phổi, trừ ho), trị phế hư, ho hen, viêm hầu họng, khản tiếng.
Người Ấn Độ tán quả thành bột và hút trong một tẩu thuốc lá làm giảm hen. Nhân dân vùng NePal nướng Kha tử trên than hồng rồi nhai chậm để chữa viêm họng và có tác dụng long đờm. Cách sử dụng tán thành bột, giã nát hoặc sắc uống Kha tử cũng được áp dụng tương tự như ở Việt Nam.
Cây Kha tử hay cây Chiêu diêu, kha lê lặc được biết đến là một loại cây thuốc quý. Loại cây này sống lâu năm, có thân gỗ cao khoảng 15 – 20m. Lá dược liệu có cuống ngắn, mọc đối. Hoa dược liệu thường mọc thành chùm. Chúng xuất hiện ở kẽ lá hoặc trên đầu cành tạo thành bông. Tràng hoa có màu trắng và có mùi thơm. Quả dược liệu có hình trứng, xuất hiện với hai đầu nhọn và 5 cạnh dọc. Chúng có chiều dài từ 3 – 5cm, có đường kín từ 2,5 – 3cm. Vỏ quả có màu nâu nhạt. Trong quả có hột (hạch) cứng chắc, thịt đầy (khi phơi khô chỉ còn lại 2 – 4mm), có vị chua chát.
Kha tử (tên khoa học Terminalia chebula, thuộc họ Bàng – Combretaceae) còn được biết đến với tên gọi khác như kha lê, cây chiêu liêu, kha lê lặc, hạt chiêu liêu. Dược liệu kha tử có hình quả trứng, nhọn ở hai đầu, đường kính từ 2.5 – 3cm, dài từ 3 – 5cm, phần vỏ có màu nâu nhạt. Phần hạt cứng, thịt dày, vị chát, đắng, khó nuốt.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Kha Tử:
Thành phần hóa học:
Trong thịt quả Kha tử có chứa 51% Tanin. Trong đó gồm những loại axit sau: Egalic, Luteolic, Galic, Chebulinic. Chebulinic trong dược liệu hoạt động như một chất kháng sinh, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Chebutin và Terchebin có khả năng chống co thắt cơ trơn. Do đó dược liệu thường được dùng trong trợ tim, chống co thắt dạ dày, ruột và chống ho.
Quả dược liệu chứa 30% chất làm săn da với những hoạt chất đặc trưng là: Các men polyphenol oxidase, tanase, acid elagic, glucogalin, senosid A(2), các acid amin, các đường glucose, arabinose, fructose…
Phần nhân của quả Kha tử chứa 3 – 7% chất dầu có màu vàng trong suốt. Chất này thuộc loại dầu bán sinh. Trong đó các acid palmatic, oleic và linoleic là những thành phần chủ yếu của chất dầu. Ngoài ra dược liệu còn chứa một hợp chất có hoạt tính chống ung thư là chebulanin.
Tính vị: tính ôn, vị đắng, cay và se.
Quy kinh: vào kinh phế và đại tràng.
Theo y học cổ truyền:
Y học cổ truyền cho biết, quả kha tử có bị chua, đắng, chát, quy vào các kinh đại tràng, phế. Vị thuốc có công dụng chính là liễm phế, trị phế hư, chỉ khái (trừ ho, làm sạch phổi), trị hen, viêm hầu họng, khàn tiếng.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại:
Tác dụng trị ho, viêm họng, khàn tiếng của quả kha tử đã được y học hiện đại bắt tay vào nghiên cứu lâm sàng và chứng minh. Kết quả cho thấy, kha tử chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sau đây:
Giảm ho: Hoạt chất Polysaccharid trong quả kha tử giúp giảm ho rất rõ. Tác dụng dược lý của hoạt chất này thậm chí còn cao hơn so với một số chất chống ho trong thí nghiệm như codenin. Sau 30 phút dùng kha tử, triệu chứng ho được cải thiện rõ rệt đáng kể.
Kháng virus: 60 – 80% tác nhân gây viêm họng là do nhiễm virus. Chất Alloyl trong quả kha tử có khả năng kháng virus, ức chế được một số loại virus làm suy giảm hệ thống miễn dịch ở người. Ngoài ra, retrovirus có trong dược liệu trên cũng giúp bảo vệ mô, chống virus cúm A và phục hồi nhiễm trùng hô hấp cấp tính.
Kháng khuẩn: Bên cạnh virus, vi khuẩn cũng là một trong những tác nhân gây bệnh viêm họng phổ biến. Quả kha tử chứa một hàm lượng lớn chất tanin (khoảng 51.3%), trong đó gồm có các loại axit galic, luteolic, egalic, chebulinic. Nhờ vào các hoạt chất trên, kha tử có khả năng hoạt động như một loại kháng sinh với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Cũng nhờ vậy mà kha tử được dùng để điều chế một số loại vi khuẩn như trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn mủ xanh, Salmonella typhi, Pseudomonas aeruginosa.
Những Lưu Ý Khi Dùng Kha Tử Chữa Bệnh:
Kha tử là một vị thuốc được dùng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Bệnh nhân bị thấp nhiệt tích trệ không nên dùng kha tử để trị bệnh.
Với trường hợp bị viêm họng do phế có thực,người bị táo bón, cảm, có thực tà tuyệt đối không sử dụng kha tử để chữa viêm họng.
Với người bị mất giọng, nên dùng quả kha tử xanh để trị bệnh hiệu quả hơn.
Tác dụng trị ho, viêm họng, viêm họng của kha tử được y học cổ truyền và nghiên cứu y học hiện đại công nhận, chứng thực, bạn có thể áp dụng cho mục đích trị bệnh. Kiên trì và thực hiện đều đặn để bài thuốc mang lại hiệu quả cao.
Phân Phối Kha Tử Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Quả Kha Tử Giá: 220.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Kha Tử Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Kha Tử Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Quả Kha Tử Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Cát Cánh, Mạch Môn, Chỉ Thực, Quả La Hán.
Để lại một bình luận