Những Tác Dụng Của Huyền Sâm: Theo y học cổ truyền, Huyền Sâm có vị ngọt hơi đắng, tính hàn. Quy kinh phế, vị, thận. Huyền sâm được xếp vào loại thuốc thanh nhiệt giáng hỏa, được dùng khi nhiệt độc đã nhập vào phần dinh, phần huyết, phần tâm bào lạc, dẫn đến sốt cao, phát cuồng, mê sảng, có thể phối hợp với sinh địa, mẫu đơn bì, hoàng liên…
Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), họ hoa mõm sói (Scrophulariaceae), đều chỉ một cây thuốc, cho một vị thuốc là rễ của nó có màu đen từ ngoài vào trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Cây huyền sâm là loài cây thân thảo sống lâu năm cao chừng 1,5 – 2m. Thân cây vuông có màu xanh và rãnh dọc trên thân. Lá cây có màu tím xanh, mọc đối hình chữ thập, hình trứng đầu lá hơi nhọn. Cuống lá ngắn, phiến lá dài 3 – 8cm, rộng 1,8 – 6cm, xung quanh mép lá có răng cưa nhỏ và đều.
Cây huyền sâm ra hoa vào mùa hè, hoa mọc thành chùm ở đầu ngọn cây. Hoa huyền sâm có ống tràng hình chén, cánh hoa hình môi chia làm 5 thùy hơi ngã màu tím. Quả bế đôi hình trứng, có nhiều hạt nhỏ màu đen.
Rễ cây dài khoảng 10 -20 cm, ở giữa phần rễ sẽ phình lớn thành củ với hai đầu hơi thon. Mỗi cây huyền sâm sẽ có từ 4 – 5 củ mọc thành từng chùm có màu trắng hoặc vàng nhạt.
Những Tác Dụng Của Huyền Sâm:
Tính vị:
Vị đắng tính hơi hàn (Bản Kinh).
Vị hơi đắng, hơi mặn lẫn ngọt, tính mát (Dược phẩm Hóa Nghĩa).
Vị đắng, mặn, tính hàn (Trung dược học).
Vị đắng, mặn, tính hơi hàn (Đông dược học thiết yếu).
Quy kinh:
Vào kinh túc Thiếu âm Thận (Dược Loại Pháp Trượng).
Vào kinh Tâm, Phế, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Bản Thảo Tân Biên).
Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Học).
Vào kinh Phế, thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Theo y học cổ truyền:
Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, giải độc có tác dụng trị nhiệt bệnh, phiền khát, phát ban, nóng trong xương, đêm nằm không yên, mồ hôi tự ta, mồ hôi trộm, táo bón, thổ huyết, chảy máu cam, họng sưng đau, phù thũng, lao hạch (Trung Dược Đại Từ Điển).
Thanh Thận hỏa, tư âm, tăng dịch có tác dụng trị âm hư, bạch hầu, họng sưng đau, ôn dịch độc, ban sởi, giải ôn tà thời khí, trừ phiền nhiệt, bứt rứt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Theo nghiên cứu y dược hiện đại:
Tác dụng kháng khuẩn: huyền sâm có tác dụng kháng khuẩn mạnh với nhiều bệnh ngoài da.
Tác dụng lên hệ tim mạch: nước thuốc sắc từ huyền sâm có tác dụng tăng huyết áp.
Cồn chiết xuất từ huyền sâm có tác dụng làm tăng lưu lượng máu của mạch vành.
Bên cạnh đó, huyền sâm còn có tác dụng hạ nhiệt rất tốt.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Huyền Sâm:
Hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm amidan, mụn nhọt, lở ngứa: huyền sâm, sài đất, thổ phục linh mỗi vị 10 -12g; cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền tới khi hết các triệu chứng.
Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày do phế âm hư, huyết hư: huyền sâm, đương quy, bạch thược, cát cánh mỗi vị 6g; mạch môn, sinh địa, mỗi vị 8g; bách hợp 10g; thục địa 12g; cam thảo 4g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ.
Dùng cho người lao phổi: huyền sâm, sa sâm, mạch môn, sinh địa mỗi vị 12g; thiên môn, a giao, bách bộ mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống 3 – 4 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống lại liệu trình nữa.
Hỗ trợ điều trị sốt cao, mụn nhọt, mẩn ngứa: huyền sâm, sinh địa, kim ngân hoa, liên kiều, bột sừng trâu, mạch môn mỗi vị 12g; đạm trúc diệp 10g; đan sâm 8g; hoàng liên 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống tới khi hết các triệu chứng.
Hỗ trợ điều trị u, nhọt kết thành khối rắn: huyền sâm, liên kiều mỗi vị 16g; mẫu lệ, hạ khô thảo mỗi vị 12g; bối mẫu 8g. Uống ngày 1 thang, uống liền tới khi hết các triệu chứng.
Hỗ trợ điều trị viêm hạch, lao hạch, nhọt vú: huyền sâm 20g; nga truật, xạ can, bồ công anh, mộc thông mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm
Hỗ trợ điều trị tiểu đường có khát nhiều, táo nhiều: huyền sâm 16g; sinh địa, thiên hoa phấn mỗi vị 20g; mạch môn, tri mẫu mỗi vị 12g, thạch cao 40g; hoàng liên 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống 3-4 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống lại.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường mà phế, vị đều nhiệt: huyền sâm 15g; hoàng cầm, hoàng liên, mần tưới mỗi vị 6g; thương truật 9g; hạnh nhân 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống 3 – 4 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống lại.
Hỗ trợ điều trị loét miệng: huyền sâm 12g; sinh địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g; sa sâm, mạch môn, hoàng bá, ngọc trúc mỗi vị 12g; tri mẫu, đan bì mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Những Lưu Ý Khi Dùng Huyền Sâm:
Không dùng dược liệu cho người Tỳ hư, Tỳ vị có thấp, tiêu chảy, âm hư kèm tiêu chảy, âm hư không có nhiệt.
Người huyết hư, đình ẩm, huyết thiếu, hàn nhiệt, mắt mờ và chi mãn không được dùng.
Huyền sâm kỵ Sơn thù, Can khương, Đại táo, Hoàng kỳ và phản Lê lô. Vì vậy không dùng chung với dược liệu lê lô.
Dược liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng như nôn mửa, tiêu chảy, giảm nhịp tim, chán ăn, buồn nôn…
Tránh sử dụng đồng thời huyền sâm với thuốc trị tiểu đường, thuốc ức chế beta, thuốc chống loạn nhịp…
Phân Phối Huyền Sâm Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Huyền Sâm ( Hắc Sâm ) Giá: 300.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Huyền Sâm Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Huyền Sâm Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Những Tác Dụng Của Huyền Sâm”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Hoàng Kỳ.
Để lại một bình luận