Những Cách Dùng Cỏ Mực Chữa Bệnh: Theo y học cổ truyền, Cỏ Mực có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…
Trong dân gian thường dùng cỏ mực giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. ngày dùng 6 – 12g dước dạng thuốc sắc hay làm thành viên mà uống. Có người dùng chữa nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc.
Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae. Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 – 8cm, rộng 5 – 15mm.
Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 – 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cây cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.
Hình Ảnh Cây Nhọ Nồi
Những Cách Dùng Cỏ Mực Chữa Bệnh:
Thuốc thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, trị chảy máu cam, đại tiện táo, viêm mũi: Cỏ nhọ nồi 12g, sinh địa 12g, đan bì 9g, trắc bách diệp 12g, tiên hạc thảo 12g, tri mẫu 9g, hỏa ma nhân 12g, hoàng cầm 9g, rễ cỏ tranh 15g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa tiểu đường, người gầy mệt mỏi: Lư căn tươi 30g, ô mai 5 quả, mạch môn đông 10g, nam sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, nữ trinh tử 10g, cỏ nhọ nồi 10g. Sắc uống ngày một thang.
Thuốc cho phụ nữ mãn kinh: phiền táo, nhức đầu, ngủ không ngon giấc…: Cỏ nhọ nồi 9g, hồng hoa 9g, hoàng cầm 9g, đương quy 9g, xuyên khung 6g, sinh địa 12g, hoa cúc 9g, bạch thược 12g, ngưu tất 9g, nữ trinh tử 9g, lá dâu 9g. Sắc uống ngày một thang.
Thuốc giảm béo: Cỏ nhọ nồi 15g, hãm với nước sôi, uống thay trà hàng ngày. Chữa viêm cầu thận, viêm thận mạn tính, đau lưng, tiểu tiện sẻn, đái dắt, kinh lâu không sạch: Cỏ nhọ nồi 30g, tiểu kế 30g, xuyên khung 10g, thục địa 10g, đương quy 10g, xích thược 15g, bạch thược 15g, bồ hoàng 15g. Sắc uống ngày một thang.
Thuốc bổ âm điều kinh: Cỏ nhọ nồi 12g, sinh địa 15g, thanh hao 10g, nguyên sâm 10g, bạch thược 10g, đan sâm 10g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm tiền liệt tuyến: Cỏ nhọ nồi 15g, câu kỷ tử 15g, thục địa 15g, ích trí nhân 10g, thỏ ty tử 12g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, tỏa dương 10g, nữ trinh tử 12g, thổ phục linh 24g, đương quy 6g, vương bất lưu hành 10g. Sắc uống ngày một thang.
Thang ích khí bổ thận, chữa xuất huyết tử cung: Cỏ nhọ nồi 30g, hoàng kỳ 60g, bạch thược 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, kinh giới sao 10g, nữ trinh tử 15g, thăng ma 6g, phúc bồn tử 15g. Sắc uống ngày một thang.
Vết thương nhỏ chảy máu: một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.
Chữa bệnh trĩ: Lấy 1 nắm cỏ mực ( bao gồm cả rễ, thân và lá) đem giã nát, vắt lấy nước cốt. Lấy một ly rượu nhỏ nấu lên cho nóng rồi cho nước cỏ mực vào hòa lẫn uống. Phần bã lấy đắp bên ngoài hậu môn mỗi khi búi trĩ bị sa ra ngoài.
Chảy máu dạ dày – hành tá tràng: cỏ mực 50g, bạch cập 25g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
Trị chảy máu cam: cỏ mực 30g, lá sen 15g, sắc lấy nước uống. Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 2 lần và uống liên tục trong 20 ngày.
Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8g với nước cơm hoặc mỗi ngày sắc 30g cỏ mực để uống.
Rong kinh: nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…
Dùng tưa lưỡi trẻ trên 1 tuổi: cỏ mực tươi 4g, lá hẹ tươi 2g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong và chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.
Chữa sỏi thận: lấy 25g cỏ mực đem nấu chung với 15g xa tiền thảo uống như nước trà nhiều lần trong ngày cho hết. Nếu quá khó uống có thể cho thêm chút đường để tạo vị ngọt. Dùng bài thuốc này liên tục sẽ làm tan các cục sỏi.
Lưu ý: Người viêm đại tràng mạn tính, đại tiện lỏng, sôi bụng không nên dùng cỏ nhọ nồi. Cỏ nhọ nồi không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.
Những Cách Dùng Cỏ Mực Chữa Bệnh
Tác Dụng Của Cỏ Mực:
Tính vị: Tính hàn, vị chua, ngọt và không có độc.
Qui kinh: Tác dụng vào Can và Thận.
Theo Y học cổ truyền, cây cỏ mực có tính mát, vị chua pha lẫn ngọt, tác dụng chính vào 2 kinh can thận, giúp thanh can nhiệt, điều trị xuất huyết nội tạng và các triệu chứng sưng tấy, mẩn ngứa. Bên cạnh đó, trong cuốn sách Thần nông bản thảo và Điền nam bản thảo có ghi, cây cỏ mực có thể dùng để đắp và bôi lên tóc giúp làm đen và mượt.
Không chỉ riêng Đông y, Y học hiện đại cung chỉ ra, trong cây cỏ mực chứa nhiều tinh dầu, Carotene và các Alcaloid có tác dụng tăng tốc độ đông máu, giúp cầm máu và giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, một vài thí nghiệm về tính độc của cây cỏ mực trên chuột nhắt trắng với liều lượng độc tố tăng gấp 5 – 80 lần. Và kết quả, không thấy bất kỳ tác dụng phụ hay xuất hiện độc tính nào trên cơ thể. Vì vậy, có thể sử dụng cây cỏ mực để chữa bệnh.
Tác dụng dược lý:
Theo một số tài liệu ghi chép ở Ấn Độ, cỏ nhọ nồi được sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh gan và vàng da. Bên cạnh đó, dược liệu này còn dùng như thuốc bổ tổng quát và giúp chữa đau răng, ăn khó tiêu hoặc làm lành vết thương.
Tại Trung Quốc, toàn thân cây cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu, chữa tiểu ra máu, ho ra máu và cải thiện đau lưng, sưng gan. Còn ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu của Viện Dược liệu đã phát hiện các hoạt chất chứa trong cỏ nhọ nồi có khả năng chống lại tác dụng của thuốc chống đông máu dicumarin, giúp cầm máu ở tử cung.
Ngoài ra, cây cỏ nhọ nồi còn được dùng với các mục đích như điều trị sốt xuất huyết, sưng đường tiểu đường, nha chu, bó ngoài giúp liền xương, điều trị mụn nhọt và một số bệnh lý khác.
Những Lưu Ý Khi Dùng Cỏ Mực:
Theo nghiên cứu của Viện Dược liệu cho biết, cây cỏ mực có tác dụng cầm máu, trị hói, làm chắc răng và tóc. Bên cạnh đó, cây cỏ mực cũng không gây hạ huyết áp hoặc giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ có thai, đặc biệt những chị em mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng vì hoạt chất trong loại cây này có thể gây sảy thai.
Chỉ dùng các bài thuốc từ cỏ mực khi bệnh nhẹ và rửa thật sạch trước khi dùng; người đang bị tiêu chảy không nên uống, vì chất tanin trong cỏ mực có thể gây kích thích đường ruột khiến bệnh nhân bị tiêu chảy nặng hơn.
Phân Phối Cỏ Mực Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Cây Nhọ Nồi ( Cỏ Mực ) Giá: 150.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Cỏ Mực Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Cỏ Mực Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Những Cách Dùng Cỏ Mực Chữa Bệnh”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Cây Dừa Cạn Khô, Cây Lá Gan, Cây Mật Gấu, Cây Râu Mèo, Cây Sài Đất, Cây Sói Rừng, Cây Tơm Trơng.
Để lại một bình luận