Ngưu Tất Có Tác Dụng Gì ? Theo Đông y, ngưu tất tính bình, vào 2 kinh can và thận. Ngưu tất dùng sống: rửa sạch, để ráo nước thái mỏng 1-2mm sấy khô, có tác dụng tán ứ, hoạt huyết, lợi thấp, chữa tiểu tiện sẻn, cổ họng sưng đau, chấn thương, ứ máu bầm tím, khó đẻ. Ngưu tất dùng chín: tẩm rượu hoặc tẩm muối tùy từng trường hợp, sấy khô, có tác dụng bổ can, ích khí, cường gân cốt, chữa tê thấp, đau mình mẩy, đau lưng, chân tay co quắp.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong rễ ngưu tất có saponin, chất nhầy và một số muối của kali. Chế phẩm từ ngưu tất có tác dụng chống viêm, giảm cholessterol trong máu, hạ huyết áp, giảm đau. Cao ngưu tất có tác dụng cải thiện tốt với bệnh nhân xơ vỡ động mạch…
Cây ngưu tất thuộc dạng thân thảo sống lâu năm. Thân cây mọc thẳng, có 4 cạnh được chia làm nhiều đốt. Chiều cao của cây trưởng thành dao động từ 60 đến 110cm.
Cây có nhiều cành mọc chĩa ra 2 bên, lá mọc đối hình bầu dục, có lông bao phủ trên mặt, hai bên mép hình gợn sóng. Cuống lá chỉ dài khoảng 1 – 3cm. Phiến lá hình trứng.
Ngưu tất thường ra hoa vào tháng 5 đến tháng 9. Hoa mọc ở kẽ lá, ngọn hoặc ngay đầu cành. Cây kết quả vào tháng 10 hoặc 11 hàng năm. Quả ngưu tất hình bầu dục, bóc vỏ ra thấy 1 hạt bên trong.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Ngưu Tất:
Tính vị: có tính ôn. Vị đắng xen lẫn vị chua.
Quy kinh: đi vào hai kinh Can, Thận.
Theo đông y:
Ngưu tất có công dụng mạnh gân cốt, hành ứ, bổ can thận và phá huyết. Dân gian thường sử dụng loại cây này để điều trị chứng đau bụng, viêm khớp và kinh nguyệt khó khăn.
Theo Y học hiện đại:
Theo Trung Hoa y học tạp chế năm 1935, các nhà nghiên cứu bao gồm Trương Phát Sơ, Trương Diệu Đức và Lưu Thiệu Quang đã sử dụng cao lỏng của cây ngưu tất trên đông vật (chuột bạch, chó,, thỏ và mèo), thu được kiết quả như:
Ở chuột bạch có chửa hoặc không, cao lỏng từ ngưu tất có tác dụng làm dịu sức căng của tử cung.
Ở thỏ, cao lỏng làm phát sinh tác dụng co bóp tử cung cho dù thỏ có chửa hoặc không.
Cao lỏng có tác dụng làm dịu tử cung ở mèo không chửa nhưng lại co bóp mạnh ở mèo chửa.
Còn đối với chó, cao lỏng ngưu tất gây co bóp tử cung nhưng tốc độ co bóp không thường không ổn định. Cụ thể, ban đầu co bóp mạnh nhưng sau đó dịu lại.
Ngoài ra, dựa vào nghiên cứu năm 1937 tại Viện nghiên cứu quốc lập Bắc Kinh, Sở nghiên cứu sinh lý học, tác giả Kinh Lợi Bân cho biết, ngưu tất có những tác dụng như:
Ức chế, làm yếu sức co bóp tim của ếch và khúc tá tràng.
Có tác dụng lợi tiểu.
Đối với động vật đã bị gây mê, ngưu tất có tác dụng làm giảm huyết áp tạm thời. Huyết áp sẽ được khôi phục lại bình thường sau đó vài phút và có dấu hiệu hơi tăng.
Dùng ngưu tất ở liều cao gây kích thích vận động của tử cung.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Ngưu Tất:
Nếu bạn đang mang thai, thường xuyên bị ra nhiều máu trong thời kỳ hành kinh hoặc bị băng huyết tuyệt đối không nên dùng ngưu tất.
Nam giới bị di tinh, mộng tinh, hoạt tinh dùng ngưu tất có thể khiến bệnh tình thêm trầm trọng.
Kiêng dùng ngưu tất cho các trường hợp bị tiêu chảy do tỳ hư.
Theo Dược Tính Luận, ngưu tất kỵ thịt trâu. Tránh dùng thực phẩm này trong quá trình dùng ngưu tất trị bệnh.
Phân Phối Ngưu Tất Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Ngưu Tất Bắc Giá: 300.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Ngưu Tất Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Ngưu Tất Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Ngưu Tất Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bá Bệnh Trường Xuân, Amakong, Cẩu Tích, Cây Mật Gấu, Cây Sói Rừng, Cây Sài Đất, Cây Tơm Trơng, Ngũ Gia Bì, Kê Huyết Đằng, Ngũ Gia Bì, Dây Đau Xương, Rễ Mật Nhân, Quả Chuối Hột Rừng, Cốt Toái Bổ, Thổ Phục Linh.
Để lại một bình luận