Ngũ Gia Bì Có Tác Dụng Gì ? Theo y học cổ truyền, ngũ gia bì có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát; có tác dụng phát hãn (làm ra mồ hôi để giải cảm), trừ phong thấp; dùng chữa cảm sốt, yết hầu sưng đau, phong tê thấp.
Tại một số địa phương, dân gian thường đào rễ về, rửa sạch, thái mỏng phơi khô, pha hoặc sắc với nước uống, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ, chữa đau nhức xương, thông tiểu tiện…
Ngũ gia bì gai hay xuyên gia bì, tam gia bì có tên khoa học là Acanthopanax aculeatus Seem. thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Cây thuộc nhóm cây bụi cao khoảng từ 1 đến 7m, cành vươn dài có gai. Lá kép chân chim, mọc so le, một cụm gồm 3–5 (thường là 3), hình bầu dục hoặc thuôn, đầu nhọn, hai mặt lá đều nhẵn, mặt trên màu sẫm bóng, mép lá có khía răng to, ở gân lá có gai. Cụm hoa mọc ở đầu cành, cuống dài khoảng đến 4cm, nhỏ, màu trắng lục, cánh hoa có hình tam giác. Quả mọng, dạng hình cầu dẹt, khi chín có màu đen, bên trong chứa 2 hạt. Bộ phận có tác dụng được sử dụng là vỏ rễ hoặc vỏ thân.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Ngũ Gia Bì
Tính vị: có vị cay, đắng, tính ôn.
Qui kinh: vào kinh Phế, Thận và Can.
Theo Đông y:
Tác dụng minh mục, ích tinh, thất thương, tằn trí nhớ, mạnh gân xương và bổ trung.
Tác dụng trừ thấp, tiêu thủy, ích tinh, dưỡng thận, trừ phong và hóa đờm.
Hạ khí bổ ngũ lao, tiêu phù và trừ phong thấp.
Chủ trị:
Hen suyễn, cầm ho…
Đau nhức xương khớp, mệt mỏi, suy nhược, co quắp, bại liệt.
Cải thiện yếu sinh lý do suy nhược cơ thể và do thận hư yếu.
Theo y học hiện đại:
Được chứng minh có khả năng chống mệt mỏi tốt hơn nhân sâm. Cây sâm nam làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với tình trạng nhiệt độ cao và thiếu oxy.
Thảo dược còn có tác dụng giải độc, chống phóng xạ, điều hòa hồng cầu, bạch cầu và huyết áp.
Điều tiết sự cân bằng giữa 2 quá trình hưng phấn và ức chế ở trung khu thần kinh, do đó có tác dụng an thần rõ rệt.
Tác dụng tăng thể lực, trí lực, chống lão hóa, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tăng cường chức năng tuyến sinh dục và xúc tiến tế bào tái sinh.
Có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, kháng tế bào ung thư và kháng virus.
Tác dụng làm giảm cơn ho suyễn, long đờm và cầm ho.
Tác dụng kháng viêm.
Tác dụng chống ung thư và hạ huyết áp.
Những Lưu Ý Khi Dùng Ngũ Gia Bì:
Để dùng thuốc hiệu quả nhất bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
Vị thuốc này có tính vị cay tính ôn, do đó nếu dùng không đúng làm tổn hại phần âm, nên người âm hư hỏa vượng không nên dùng( thích mát, hay khát, cơ thể nhiệt thịnh)
Là một vị thuốc đông y nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín trước khi sử dụng.
Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác đang dùng có thể gây ra những tương tác với vị thuốc này gây hiệu quả không mong muốn.
Trong quá trình sử dụng, nếu như thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Tránh nhầm ngũ gia bì với cây đùm đũm (cây ngấy) tên khoa học Rubus cochinchinensis Tratt, họ Hoa hồng (Rosaceae) cũng có nơi được gọi là cây ngũ gia bì trong dân gian.
Ngũ gia bì được biết đến nhiều tác dụng đặc biệt với xương khớp, trị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng cần lưu ý dùng đúng đối tượng, thường kết hợp các vị khác để tăng tác dụng.
Phân Phối Ngũ Gia Bì Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Ngũ Gia Bì Giá: 200.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Ngũ Gia Bì Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Ngũ Gia Bì Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Ngũ Gia Bì Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bá Bệnh Trường Xuân, Amakong, Cẩu Tích, Cây Mật Gấu, Cây Sói Rừng, Cây Sài Đất, Cây Tơm Trơng, Dây Đau Xương, Kê Huyết Đằng, Thiên Niên Kiện, Ngưu Tất, Rễ Mật Nhân, Quả Chuối Hột Rừng, Cốt Toái Bổ, Thổ Phục Linh.
Để lại một bình luận