Ngọc Trúc Có Tác Dụng Gì ? Theo tài liệu cổ ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn vào 2 kinh phế và vị. Có tác dụng tư âm, nhuận táo, sinh tân khỏi khát. Dùng chữa táo nhiệt, miệng khát, phong thấp, sinh ho phát sốt, mồ hôi trộm hư hao mà sốt. Người dương suy âm thịnh, tỳ hư đờm thấp ứ trệ không dùng được.
Ngọc trúc là cây cổ sống dai, cao khoảng 40 – 60cm), rễ thân có màu vàng trắng nhạt, mọc ngang, đường kính từ 0.5 – 1.5 cm, thân có nhiều rễ con. Lá Ngọc trúc mọc so le từ thân trở lên, không có cuống, hình trứng, rộng từ 6 – 12 cm, rộng khoảng 3 – 6 cm, mặt dưới có màu trắng nhạt. Hoa ngọc trúc mọc ở kẽ lá, hình chuông. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đen.
Cây Ngọc trúc được tìm thấy nhiều ở các quốc gia châu Âu, Đông và Tây châu Á. Hiện nay, nước ta khai thác một số loài ngọc trúc với tên gọi hoàng tinh, bạn cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Ngọc Trúc:
Tính vị: có vị ngọt, tính hơi hàn.
Quy kinh: vào kinh Phế và Vị.
Tác dụng trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, vị thuốc ngọc trúc có tính ngọt, hơi hàn và được quy vào hai kinh Phế và Vị. Với tính vị như trên, dược liệu có tác dụng như sau:
Công dụng: Tư âm, dương vị, nhuận phế, chỉ phát, nhuận táo, trừ phiền, sinh tân.
Chủ trị các bệnh lý: Ho nhiều dẫn tới sốt, phong thấp, táo nhiệt, đái dắt, phế âm hư, vị âm hư, suy nhược, tiểu nhiều lần, di tinh, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm.
Tác dụng trong y học hiện đại
Một số nghiên cứu của Tây y đã chỉ ra các dưỡng chất có trong vị thuốc này như: Vitamin A, chất nhầy, tinh bột, conballa marin, quercitol, convallaria. Các thành phần có hiệu quả điều trị bệnh như sau:
Hoạt chất Convallaria giúp hạ áp, tẩy mạnh và kích thích thận.
Có hiệu quả nhuận tràng, ức chế tăng đường huyết.
Một số thí nghiệm đã kiểm chứng khả năng điều trị bệnh thiếu máu cơ tim từ các dưỡng chất của dược liệu.
Tăng cường khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy tim mạch, từ đó tác động và làm chậm quá trình hình thành xơ vữa động mạch và hạ lipid huyết.
Những Lưu Ý Khi Dùng Ngọc Trúc:
Để việc sử dụng dược liệu ngọc trúc đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau đây:
Đối tượng tỳ hư, đờm thấp ứ trệ và dương suy âm thịnh không nên sử dụng các bài thuốc có chứa dược liệu.
Bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc đầy trướng bụng không nên dùng ngọc trúc.
Khi sắc thuốc hoặc chế biến món ăn từ dược liệu, người bệnh hạn chế sử dụng nồi và vật dụng chế biến bằng kim loại. Điều này sẽ làm giảm dược tính của dược liệu và ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.
Người bệnh không được phép tự ý kết hợp vị thuốc này với các loại thảo dược khác khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Không sử dụng song song thuốc Tây y cùng dược liệu, tránh trường hợp những phản ứng phụ có thể xảy ra.
Phân Phối Ngọc Trúc Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Ngọc Trúc Giá: 600.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Ngọc Trúc Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Ngọc Trúc Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Ngọc Trúc Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Hạ Khô Thảo, Giảo Cổ Lam, Đương Quy, Hoa Hòe, Hoa Tam Thất, Huyền Sâm, Nụ Tam Thất, Nước Nhàu Noni, Quả Tam Thất, Trà Giảo Cổ Lam, Trái Nhàu, Đan Sâm, Viên Nhàu Noni, Trà Nhàu, Bột Nhàu, Cây Dừa Cạn.
Để lại một bình luận