Lá Vông Nem Có Tác Dụng Gì ? Cây vông nem (tên khoa học là Erythrineme orientalis (L). Là cây thường được làm hàng rào và làm cảnh. Bà còn ta hay dùng lá gói nem. Nó cũng làm vị thuốc chữa nhiều bệnh thông thường, nhất là dùng để an thần, vỏ chữa thấp khớp. Xin giới thiệu một số công thức đơn giản để dùng an thần gây ngủ.
Là loại cây thân gỗ, có chiều cao tới 10 m. Thân và cành có gai hình nón, ngắn. Cây phân thành nhiều nhánh với lá mọc so le, có 3 chét hình tam giác. Mép lá nguyên, có lá chét ở giữa lớn hơn lá chét hai bên và có hiều rộng hơn chiều dài. Hoa mọc thành chùm dày, màu đỏ tươi. Mặc dù nhiều hoa nhưng cây vông nem có rất ít quả. Hình dạng của quả giống như loại đậu, thắt giữa các hạt. Mỗi quả chứa 4 – 8 hạt hình thận có màu đỏ hoặc nâu.
Cây vông nem được tìm thấy nhiều ở các nước như Lào, Ấn Độ, Campuchia, Myanma, Indonesia, Xrilanca. Bên cạnh đó, cây cũng được trồng nhiều ở đất nước ta.
Lá và vỏ thân cây vông nem đều chứa alcaloid. Cụ thể, hàm lượng alcaloid trong lá chiếm 0,1 – 0,16%, còn trong vỏ thân là 0,06 – 0,09% và hạt là 2%.
Trong lá và thân chứa các alcaloid như erythralin, erysonin, erythrinin, erysodin, erythranin, erysotrin, erysovin. Còn trong hạt chứa các alcaloid như hypaphorin và erythralin. Bên cạnh đó, trong lá và vỏ thân còn chứa các saponin như tanin, mygarin và flavonoid. Và trong hạt chứa chất vô cơ, protein và chất béo.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Lá Vông:
Chữa mất ngủ
Mất ngủ là căn bệnh phổ biến hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực, căng thẳng từ công việc, cuộc sống dẫn đến cơ thể mệt mỏi, không được thoải mái. Nếu để chứng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
Theo Đông y, cây lá vông có vị hơi đắng, chát, tính bình. Chúng có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, kích thích giấc ngủ, giúp ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó lá vông còn giúp hạ huyết áp, hạ nhiệt, tiêu ích, sát trùng, trừ phong thấp, trĩ…
Cách sử dụng:
Cách 1: Sắc 1l nước với 50g cây lạc tiên, 30g lá vông, 10g lá dâu tằm. Dùng để uống trong ngày. Nên uống vào buổi tối trước khi ngủ sẽ đạt hiệu quả hơn.
Cách 2: Phơi khô 16g lá vông, sao đen 10g nhân bên trong hạt táo chua, sao thơm 5g tâm sen. Hãm hỗn hợp trên với 1 lít nước sôi, nóng già. Dùng để uống hàng ngày. Có thể cho thêm 1-2 bông hoa nhài khi nước nguội.
Chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ tuy không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cây lá vông là vị thuốc dân gian rất hiệu quả với người bị bệnh trĩ. Bởi lá vông có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, giúp tiêu dần các búi trĩ.
Cách sử dụng:
Cách 1: Rửa sạch lá vông tươi, để ráo nước rồi hơ nóng, sau đó đắp vào vùng hậu môn.
Cách 2: Lấy 7-9 lá vông đem rửa sạch, đun sôi, để nguội rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 3 phút. Đun nóng 30-40ml dấm thanh. Vớt lá vông ra giã nhuyễn, trộn với dấm thanh thành hỗn hợp sền sệt. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và lau khô rồi bôi hỗn hợp vào. Có thể dùng băng gạc để không bị bong ra ngoài. Ngày đắp 3 lần, mỗi lần từ 3-4 tiếng, đắp liên tục trong 3 ngày. Trong thời gian đắp nên hạn chế đi lại.
Chữa sa dạ con
Sa dạ con hay còn gọi là sa tử cung, là tình trạng tử cung bị rơi xuống dưới khung chậu nhỏ. Trường hợp nặng có thể thò ra bên ngoài âm đạo. Cây lá vông là một bài thuốc dân gian chữa sa dạ con rất hiệu quả.
Cách sử dụng:
Với thể khí hư: dùng 30g bạch đồng nữ, 12g củ dứa dại, 20g lá bạc hà sau, 10g lá vông. Sắc hỗn hợp trên thành thuốc, mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 lần. Uống sau ăn khoảng 2 giờ. Uống nóng. Uống liên tục đến khi dạ con co lên.
Với thể thận hư: Dùng 20g bạch đồng nữ, 16g mai mực, 30g đỗ đen, 15g vừng đen. Sao vàng tất cả. Sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Uống sau ăn khoảng 2 giờ, uống nóng.
Với thể thấp nhiệt: Dùng 16g củ dứa dại, 16g vỏ cây gạo, 16g bồ công anh, 12g củ gai, 10g bông mã đề, 12g sài đất, 16g bạch đồng nữ. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Uống sau khi ăn 2 giờ, uống nóng.
Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp
Phong thấp là bệnh lý xương khớp gây nên những tổn thương tại các khớp xương. Nếu không sớm điều trị, bệnh sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Dân gian có một số bài thuốc sau từ lá vông dành giúp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp do phong thấp.
Cách sử dụng:
Kết hợp vỏ cây vông với một số loại thảo dược như: vỏ cây chim, kê huyết đắng, phong kỷ, ý dĩ sao, ngưu tất. Lấy mỗi vị 5g rồi đem sắc. Uống khoảng 10 ngày, mỗi ngày 3 lần.
Chữa rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của phụ nữ. Nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe sinh sản. Bên cạnh có một chế độ sinh hạt lành mạnh, tinh thần khỏe khoắn thì cây lá vông cũng là một bài thuốc hiệu quả chữa rối loạn kinh nguyệt.
Cách sử dụng:
Sắc 15g hoa vông lấy nước uống hàng ngày. Mỗi liệu trình kéo dài từ 7-10 ngày.
Những Lưu Ý Khi Dùng Lá Vông Nem:
Không dùng lá vông ở người bị viêm khớp có ưng, nóng, đỏ, đau.
Dùng lá vông chữa mất ngủ trong thời gian dài dễ bị nhờn thuốc.
Khi phơi lá vông cần chú ý phơi nắng cho lá héo trong thời gian ngắn. Sau đó phải phơi khô trong bóng râm nếu không sẽ làm mất hoạt chất của thuốc.
Phân Phối Lá Vông Nem Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Lá Vông Nem Giá: 160.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Lá Vông Nem Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Lá Vông Nem Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Lá Vông Nem Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Hỗ Trợ Điều Trị Chứng Mất Ngủ: Tâm Sen, Hoa Tam Thất, Lá Sen Khô, Hạt Muồng, Nụ Tam Thất, Trà Hoa Nhài, Trà Giảo Cổ Lam, Lạc Tiên.
Để lại một bình luận