Ích Trí Nhân Có Tác Dụng Gì ? Theo Y học cổ truyền, ích trí nhân có tác dụng bổ thận tỳ, cố khí, sáp tinh. Gần đây, y học hiên đại cũng chứng minh Ích trí nhân còn có tác dụng chống viêm và ức chế thụ thể muscarinic, làm giảm co thắt cơ trơn bàng quang và các cơn són tiểu. Với những bệnh nhân tiểu không tự chủ, cơ bàng quang đã bị dão và suy yếu, Ích trí nhân còn có tác dụng phục hồi cơ bàng quang, ngăn ngừa nguy cơ bàng quang bé.
Ích trí nhân là tên gọi dược liệu của quả chín từ cây ích trí đem sấy khô. Cây ích trí cao khoảng 1 – 1.5m, lá hình mũi mác, rộng khoảng 3 – 6 cm, dài khoảng 17 – 33 cm. Hoa màu trắng, đốm tím, mọc thành chùm ở đầu cành.
Quả cây ích trí hình bầu dục, đường kính từ 1 – 1.3 cm, 2 đầu nhọn. Vỏ quả có màu nâu đỏ hoặc nâu xám, nhiều đường chỉ gồ lên, lồi lõm không đồng đều. Bên trong hạt là một chất bột màu trắng. Quả thơm, vị đắng, hơi cay.
Hạt Ích trí nhân có dạng tròn, dẹt, cạnh hơi dày, đường kính khoảng 0.4 cm, màu nâu xám hoặc vàng xám. Khi đập vỏ hạt thì thịt bên trong có màu trắng, chất bột.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Ích Trí Nhân:
Tính vị:
Tính ôn, không độc, vị cay (theo Khai Bảo Bản Kinh).
Tính ôn, vị cay (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Tính nhiệt, vị đắng, cay (theo Bản Thảo Tiện Độc).
Quy kinh:
Kinh thủ Thái âm Phế (theo Bản Thảo Kinh Giải).
Kinh Thận, Tỳ (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Kinh Thận, Tỳ, Vị (theo Lôi Công Bào Chích Luận).
Kinh túc Thái âm Tỳ, thủ thái âm Phế, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
Theo y học hiện đại:
Ức chế sự co bóp của đại tràng, hỗ trợ làm giãn mạch, cường tim (theo Trung Dược Học).
Ức chế tình trạng viêm tuyến liệt (theo Giang Cẩm Bang, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990).
Chống viêm loét dạ dày (theo Yamahara J và cộng sự, Chem Pharm Bull Tokyo 1990).
Tăng ngoại vi huyết dịch tế bào bạch cầu (theo Chu Kim Hoàng, Trung Dược Dược Lý Học).
Theo y học cổ truyền:
Ích khí, bổ bất túc, an tam tiêu, an thần, điều hòa khí huyết (theo Bản Thảo Thập Di).
Nhiếp diên, cố tinh, ôn thận, súc niệu, khai vị, ôn tỳ (theo Trung Dược Học).
Hỗ trợ làm uất kết khí được tuyên thông, tiễn thực, ôn trưng, tẩy tiểu tiện, sáp tinh cố khí, nhiếp diên hóa (theo Bản Thảo Bị Yếu).
Chủ trị:
Di tinh, tiểu dắt, hư lậu (theo Bản Thảo Thập Di).
Chữa bụng đau do lạnh, tiêu chảy, di tinh, đái dầm, chảy nhiều nước dãi, băng lậu (theo Trung Dược Học).
Cách Dùng Ích Trí Nhân:
Liều dùng: 6 – 12 gam/ ngày.
Cách dùng: Thuốc sắc, thường phối hợp với nhiều loại thuốc đặc trị khác.
Những Lưu Ý Khi Dùng Ích Trí Nhân:
Người băng huyết do nhiệt, bạch trọc, không dùng (theo Bản Thảo Bị Yếu).
Người huyết táo, có hỏa không được dùng (theo Bản Kinh Phùng Nguyên).
Âm hư, thủy, táo nhiệt, không nên dùng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Ích trí nhân tính nhiệt, vị thơm, do đó người sẵn táo nhiệt, có hỏa cần kiêng, không nên dùng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân Phối Ích Trí Nhân Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Ích Trí Nhân Giá: 600.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Ích Trí Nhân Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Ích Trí Nhân Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Ích Trí Nhân Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Cây Nhọ Nồi, Cây Râu Mèo, Cỏ Xước, Hạt Ý Dĩ, Kim Tiền Thảo, Quả Chuối Hột, Râu Ngô Khô, Tầm Gửi Cây Gạo Tía, Bông Mã Đề, Tang Bạch Bì, Rễ Cỏ Tranh.
Để lại một bình luận