Độc Hoạt Giá Bao Nhiêu ? là câu hỏi mà hiện nay được nhiều khách hàng quan tâm. Giá cả luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng khi tìm mua độc hoạt. Thông thường sẽ không có mức giá chung cho độc hoạt bởi mỗi địa chỉ khác nhau sẽ bán giá độc hoạt khác nhau. Hơn nữa chất lượng của độc hoạt cũng có nơi tốt, nơi không tốt vì vậy người mua cần tìm hiểu kỹ trước khi mua hàng. Giá độc hoạt có giá dao động từ 500.000 Đ – 550.000 / Kg.
Phân Phối Độc Hoạt Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Bảng Giá Độc Hoạt – Độc Hoạt Giá Bao Nhiêu ?
Trọng Lượng ( Quy Cách Đóng Gói ) |
Đơn Giá |
500Gr / Gói |
500.000 Đ / Kg |
Địa Chỉ Bán Độc Hoạt Uy Tín: Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Độc Hoạt Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Mao đương quy (đương quy có lông/ cây hương độc hoạt): Đây là loại cây sống lâu năm, mọc thẳng và cao khoảng 0.5 đến 1m. Thân cây có màu hơi tím và rãnh chạy dọc thân. Lá cây mọc kém, phiến lá hình lông chim, cuống lá nhỏ và phía dưới mở rộng thành bẹ. Lá có lông, thưa và phía mép lá có răng cưa tù. Hoa mao đương quy mọc thành từng cụm, nhỏ và có màu trắng. Quả hình thoi dẹt và thường phát triển ở hai bên thành dìa.
Ngưu vĩ độc hoạt: Còn được gọi là độc hoạt đuôi trâu. Đây là loại thực vật sống lâu năm, cao khoảng 0.5 đến 1.5m. Thân cây mọc đứng, có lông ngắn, mặt thân có rãnh chạy dọc. Rê cây thô, to và có nhiều rễ nhỏ. Lá cây là lá kép, phiến lá có hình lông chim. Lá dài khoảng 5 – 13cm, rộng 4 – 20cm, mép lá có răng cưa. Phần cuống lá nhỏ, phía dưới phát triển thành bẹ và ôm lấy thân cây. Hoa dược liệu màu trắng, mọc thành từng cụm, có cuống dài khoảng 3.5 – 9cm. Mỗi cụm ra khoảng 30 bông hoa nhỏ trông khá bắt mắt. Quả ngưu vĩ độc hoạt bế đôi, hình thoi dẹt.
Độc hoạt chín mắt: Loại thực vật này thuộc họ Ngũ gia bì, là cây mọc đứng, sống lâu năm. Cây có nhiều cành và có chiều cao trung bình là 1 – 2m. Lá cây mọc so le nhau, dài khoảng 30 đến 40cm. Hoa dược liệu mọc thành từng cụm, hình tán kép và mỗi tán có khoảng 30 – 25 bông. Quả hình cầu, mọng và có đường kính khoảng 2.5cm.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, dược liệu này xuất hiện chủ yếu tại Trung Quốc và rất ít phân bổ tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với tác dụng của độc hoạt với sức khỏe người dùng, có rất nhiều cơ sở, vùng dược liệu sạch nuôi trồng thành công cây thuốc này. Điều này đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sử dụng của người bệnh.
Theo y học cổ truyền, độc hoạt có tác dụng điều trị tốt các chứng đau từ thắt lưng trở xuống, như: đau lưng, đau khớp… bất kể đau lâu hay mới đau. an thần, kháng viêm, hạ áp và ức chế ngưng tập tiểu cầu. Ngoài ra, còn có tác dụng chống co thắt hồi tràng, chống loét bao tử, ngừa hoại tử đầu xương đùi.
Những Cách Dùng Độc Hoạt Chữa Bệnh:
Điều trị lạnh toàn thân, trúng phong bất tỉnh nhân sự, cấm khẩu: Dùng độc hoạt 160g đem sắc với rượu 1 thăng, còn lại nửa thăng.
Điều trị các chứng phong hư sau khi sinh: Dùng bạch tiên bì 120g, độc hoạt 120g đem sắc với 3 thăng nước, còn lại 2 thăng. Đem chia thành 3 lần uống trong ngày.
Điều trị trúng phong cấm khẩu, răng cắn chặt: Dùng xuyên khung 6g, độc hoạt 20g, xương bồ 6g đem sắc uống.
Điều trị khớp xương đau nhức: Dùng thục địa, đỗ trọng, hy thiêm thảo, cốt toái bổ, hà thủ ô, kê huyết đằng, độc hoạt, phòng đảng sâm, xuyên quy, kim ngân hoa, thổ phục linh mỗi thứ 12g, can khương 4g, cam thảo 4g, ngưu tất 8g, quế chi 8g, xuyên khung 8g. Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Điều trị lưng đùi đau nhức, viêm khớp do phong thấp, tay chân co rút: Dùng tần giao 12g, tế tân 4g, độc hoạt 12g, phòng phong 12g đem sắc uống.
Điều trị phế quản bị viêm mạn tính: Dùng đường đỏ 15g, độc hoạt chế thành cao. Ngày dùng 3 – 4 lần.
Điều trị răng sưng đau: Dùng độc hoạt nấu với rượu và ngậm trong miệng. Nếu không cải thiện, dùng địa hoàng 120g, độc hoạt 120g tán bột. Mỗi lần dùng 12g bột sắc với chén nước, uống nóng.
Điều trị trúng phong không nói được: Dùng rượu 2 thăng sắc với độc hoạt 40g còn lại 1 thăng. Uống rượu nóng với đại đậu 5 chén sao.
Điều trị khớp xương đau nhức: Dùng đương quy 4g, bạch thược dược 4g, cát căn 4g, cam thảo 1.2g, phụ tử chế 1.2g, độc hoạt 6g, phục linh 4g, hoàng kỳ 4g, nhân sâm 2g, can khương 1,2g, đậu đen 6g. Đem sắc, chia thành 3 lần uống trong ngày.
Điều trị vận động khó khăn, bụng đau, khớp xương đau nhức, phong thấp: Dùng tang ký sinh, đương quy, cẩu tích, sinh địa, độc hoạt, xuyên khung, ngưu tất, thiên niên kiện mỗi thứ 12g đem sắc uống.
Điều trị đau khớp mãn tính do phong thấp, nhất là đau chi dưới: Dùng tang ký sinh, tế tân, sinh địa, xuyên khung, nhục quế, nhân sâm, đỗ trọng, tần giao, quy thân, bạch thược, phòng phong, phục linh, cam thảo, ngưu tất mỗi thứ 8g, độc hoạt 12g đem sắc uống.
Điều trị táo bón, đầu đau, cảm mạo phong hàn, cơ thể đau: Dùng ma hoàng 4g, đại hoàng 8g, sinh khương 4g, độc hoạt 8g, xuyên khung 3.2g, cam thảo 4g đem sắc uống.
Độc Hoạt Tang Ký Sinh Trị Bệnh Xương Khớp:
Nguồn gốc của bài Độc hoạt tang ký sinh:
Hoàng đế Trung Hoa do ít vận động nên thường đau nhức mỏi, cá biệt có người đau tê cả 2 chân, đi lại khó khăn. Hoàng đế yêu cầu các quan Ngự y đệ trình bài thuốc. Hàng trăm bài thuốc của các quan Ngự y đã được đệ trình lên Hoàng đế. Riêng chỉ có một danh y đệ trình lên một bài thuốc rất đơn giản. Đó là bài Thập toàn đại bổ gia giảm kết hợp với cao xương dê và mật ong.
Ông giải thích rằng, bài Thập toàn đại bổ: bỏ bạch truật, hoàng kỳ gia nhục quế, đỗ trọng, độc hoạt, ngưu tất, tang ký sinh, tần giao, tế tân có tác dụng trị chứng đau nhức khắp cơ thể, tê mỏi 2 chân. Đó chính là bài Độc hoạt tang ký sinh của Tôn Tư Mạo. Ông cho rằng: Con dê hàng ngày ăn hàng trăm thứ lá, con ong hàng ngày hút mật hàng trăm loại hoa, đó là những bài thuốc mà con người không thể tổng hợp để chế ra các vị thuốc điều trị được nhiều chứng bệnh. Cho nên dùng bài thuốc trên phối hợp với cao xương dê, quyện với mật ong để điều trị bệnh cho Hoàng đế.
Đó là nguồn gốc sâu xa của bài Độc hoạt tang ký sinh được gia giảm từ bài Thập toàn đại bổ áp dụng điều trị cho bệnh nhân mắc chứng phong tê thấp, nhức mỏi xương khớp.
Bài Độc hoạt tang ký sinh của Tôn Tư Mạo:
Bài thuốc gồm có 15 vị: độc hoạt 8g, tang ký sinh 12g, tần giao 12g, phòng phong 8g, tế tân 4g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g, sinh địa 12, đỗ trọng 12g, ngưu tất 8g, nhân sâm 4g, phục linh 12g, nhục quế 4g, cam thảo 4g.
Tác dụng của các vị thuốc trong bài như sau:
Độc hoạt: vị cay, tính ôn, có tác dụng trừ phong tà, táo hàn thấp, trị các chứng phong, hàn, thấp làm lưng gối tê mỏi.
Tang ký sinh: vị đắng tính bình, có tác dụng bổ can thận, làm mạnh gân cốt.
Tần giao: vị đắng tính bình, có tác dụng trừ phong thấp, điều hòa khí huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu, trị các chứng phong tê thấp, tay chân bị co rút.
Phòng phong: vị cay ngọt, tính ôn, có tác dụng phát hãn giải biểu trừ phong thấp, trị đau các khớp, đau nhức mỏi toàn thân, các chứng tý do hàn thấp, phong tà.
Tế tân: vị cay tính ấm, có tác dụng trừ phong tán hàn, giảm đau, trị các chứng đau nhức đầu, đau tức ngực, phong hàn thấp tý.
Đương quy: vị cay đắng ngọt thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trị các chứng tê nhức, sinh cơ, đại tiện táo.
Bạch thược (tẩm dấm sao): vị chua đắng, tính hơi hàn, trị đau nhức mỏi.
Xuyên khung: vị cay tính ôn, có tác dụng hoạt huyết, hành khí, khu phong giảm đau, trừ phong thấp, sưng đau các khớp, hành huyết, tán ứ, đau đầu chóng mặt.
Sinh địa: vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng bổ chân âm, lương huyết, thông huyết mạch, bồi bổ ngũ tạng.
Đỗ trọng: vị ngọt hơi cay tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt.
Ngưu tất (tẩm rượu sao): vị đắng chua, tính bình, có tác dụng bổ can thận mạnh gân cốt, trị chứng đau 2 đầu gối đi lại khó khăn.
Nhân sâm: vị ngọt hơi đắng, tính hàn (nếu dùng sâm Cao Ly thì tính ôn, nếu dùng Cát lâm sâm của Trung Quốc tính hàn phải sao với nước gừng) có tác dụng bổ đại nguyên khí.
Phục linh (bạch linh): vị ngọt nhạt tính bình, có tác dụng làm cường tráng cơ thể, nhuận táo, bổ tỳ, ích khí sinh tân dịch, trị các chứng đau do khí nghịch và các chứng lâm.
Nhục quế: vị ngọt cay tính đại nhiệt, có tác dụng bổ chân hỏa trợ dương, khu hàn, giảm đau, trị các chứng mệnh môn hỏa suy yếu tay chân lạnh.
Cam thảo: vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, ích tinh điều hòa các vị thuốc, làm tỳ vị mạnh lên để hấp thụ các vị thuốc khác, đồng thời dẫn thuốc vào địa chỉ cần điều trị.
Kinh nghiệm điều trị:
Trong bài Độc hoạt tang ký sinh: độc hoạt, tế tân, phòng phong, tần giao kết hợp với nhau để có đủ sức mạnh khu phong trừ thấp. Tang ký sinh, ngưu tất, đỗ trọng phối hợp với nhau để nâng cao tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt. Nhân sâm, phục linh, cam thảo phối hợp với nhau để đại bổ nguyên khí, làm thực vệ khí, tăng cường chính khí để tiêu diệt tà khí. Đương quy, bạch thược, xuyên khung phối hợp với nhau để dưỡng huyết điều doanh bổ can thận, ích khí huyết. Nhục quế có tác dụng ôn tán hàn tà, thông lợi huyết mạch có tác dụng tuyên tý chỉ thống.
Toàn bộ bài thuốc có tác dụng: Ích bổ can thận, bổ khí huyết, khu phong tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, trị đau các khớp và đau khắp cơ thể của người cao tuổi và người ở độ tuổi trung niên kể cả nam và nữ.
Những Lưu Ý Khi Dùng Độc Hoạt:
Đây là một vị thuốc quý trong đông y, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng độc hoạt, người bệnh cần phải ghi nhớ những vấn đề sau đây để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất:
Không được quá lạm dụng những bài thuốc từ dược liệu này, không được tự ý thêm hoặc bớt vị thuốc trong mỗi thang sử dụng.
Để việc sử dụng thuốc hiệu quả nhất, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến và làm theo chỉ định của những người có chuyên môn.
Trong quá trình sử dụng cần phải để ý tới các nguyên liệu, tránh trường hợp thảo dược bị mối mọt, ẩm mốc. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới dược tính của các vị thuốc.
Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với một số thành phần có trong thuốc, cần phải dừng sử dụng và tới các cơ sở y tế để thăm khám.
Phân Phối Độc Hoạt Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Độc Hoạt Giá: 500.000 Đ / Kg
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bá Bệnh Trường Xuân, Amakong, Cẩu Tích, Cây Mật Gấu, Cây Sói Rừng, Cây Sài Đất, Cây Tơm Trơng, Dây Đau Xương, Cốt Toái Bổ, Ngũ Gia Bì, Ngưu Tất, Kê Huyết Đằng, Rễ Mật Nhân, Quả Chuối Hột Rừng, Thiên Niên Kiện, Khương Hoạt, Thổ Phục Linh.
Để lại một bình luận