Địa Chỉ Bán Lá Dâu Nguyên Chất:
|
Bán Lá Dâu Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Lá Dâu Khô Giá: 120.000 Đ / Kg
Lá Dâu hay còn gọi là tang diệp, không mùi, có vị nhạt, ngọt đắng, tính mát vào hai kinh can, phế. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng.
Thành Phần Hóa Học Có Trong Lá Dâu:
- Trong lá dâu có chất cao su, chất caroten, tanin, rất ít tinh dầu, vitamin c, cholin, adenin, trigonellin. Ngoài ra còn có pentozan, đường canxi malat và canxi cacbonat.
Mô Tả Cây Dâu Tằm:
- Cây gỗ lớn cao tới 15m, màu nâu hay vàng vàng. Lá mọc so le, phiến xoan dài 5-10 (20)cm rộng 4-8cm, gốc hình tim hay gần như cụt, chóp tù hay hơi nhọn, có thuỳ trên các nhánh tược còn non, có răng, với răng hình tam giác, tù, khía rộng; gân gốc 3, các gân bên đạt tới chiều dài của phiến. Hoa cùng gốc hay khác gốc, các hoa cái thành bông đuôi sóc hơi dài hơn rộng, nhưng không quá 2cm. Quả trắng hay hồng, thuộc dạng quả phức gồm nhiều quả bế bao trong các lá đài đồng trưởng và trở thành mọng nước. Mùa hoa tháng 4-5, quả tháng 6-7.
Phân Bố, Thu Hái Và Chế Biến Cây Dâu Tằm:
- Cây được trồng khắp nơi trong nước ta lấy lá nuôi tằm, làm thuốc. Nhiều bộ phận của cây Dâu được thu hái làm thuốc. Có những bộ phận có thể thu hái quanh năm. Tầm gửi chỉ gặp ở những cây gỗ lớn. Dùng tổ bọ ngựa chưa nở, phải đồ chín rồi sấy khô.
- Tang diệp: Giữa tháng 10-11 sau sương thu hái, bỏ đi tạp chất, phơi khô. Nhặt sạch tạp chất, xát vụn, sảy bỏ cành, sàng đi bụi vụn.
- Chích Tang diệp: Lấy Tang diệp sạch, thêm mật ong luyện chín và nước sôi chút ít, trộn đều, đậy kín cho ngấm qua, bỏ vào trong nối dùng lửa nhỏ sao đến không dính tay là độ, lấy ra, để nguội. (Cứ mỗi 100 cân Tang diệp, dùng mật ong luyện chín 20 – 25 cân).
Bộ Phận Dùng Của Cây Dâu Tằm:
- Vỏ rễ (Tang bạch bì – Cortex Mori). Lá (Tang diệp – Folium Mori). Cành (Tang chi – Ramulus Mori). Quả (Tang thầm – Fructus Mori). Tầm gửi trên cây Dâu (Tang ký sinh – Ramulus Loranthi). Tổ bọ ngựa trên cây dâu (Tang phiêu tiêu Ootheca Mantidis).
Tích Vị Và Quy Kinh Của Cây Dâu Tằm:
- Trung dược học: Ngọt, đắng, lạnh.
- Nhật hoa tử bản thảo: Ấm, không độc.
- Cương mục: Vị đắng ngọt, lạnh, có độc.
- Y lâm toản yếu: Vị chua cay, lạnh.
- Trung dược học: Vào kinh Phế, Can.
- Cương mục: Vào kinh Thủ Túc Dương minh.
- Bản thảo kinh giải: Kinh Túc Thái dương bàng quang, kinh Thủ thiếu âm tâm, kinh Túc thái âm tỳ.
- Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Can, Phế.
Công Dụng Của Lá Dâu:
- Lá dâu còn gọi tang diệp, là lá của cây dâu tằm, loại cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời để nuôi tằm. Lá dâu là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng.
Giải nhiệt cho cơ thể:
- Đây là công dụng của lá dâu được dân gian sử dụng rộng rãi trong đời sống. Chỉ cần thái lá dâu bánh tẻ, chần qua nước sôi cho đỡ vị đắng rồi hãm lấy nước uống hoặc có thể nấu canh để ăn. Nước lá dâu và canh lá dâu đều có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể, làm mát gan và an thần.
Tốt cho huyết áp và tim mạch:
- Theo các nghiên cứu, lá dâu tằm còn có tác dụng rất tốt trong việc duy trì huyết áp, nhịp tim cũng như đường huyết ổn định. Rất đơn giản, bạn chỉ cần hãm lá dâu tằm non hoặc lá bánh tẻ như hãm chè xanh làm nước uống hằng ngày.
- Bên cạnh đó, nước lá dâu còn rất tốt cho gan, thận, làm giảm đáng kể chứng mồ hôi trộm. Nước lá dâu có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Say nắng:
- Những người bị say nắng, hoặc những người hay bị nóng trong thì lá dâu tằm cũng có tác dụng rất hiệu quả. Bạn hãy lấy lá dâu, lá sen tươi và lá đậu ván, mỗi thứ đều 100gr. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống.
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt:
- Khi bị mụn nhọt hoặc vết thương ngoài da lâu ngày chưa liền miệng, bạn hãy lấy một nắm búp dâu non, giã nhỏ rồi đắp lên chỗ mụn nhọt hoặc vết thương đó, khi khô lại thay. Thực hiện liên tục 3 – 4 lần/ngày bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Làm đẹp da:
- Không cần sử dụng các dịch vụ tắm trắng hay những loại kem đắt đỏ, bạn vẫn có thể sở hữu làn da trắng sáng nhờ chăm chỉ tắm lá dâu tằm và mật ong. Theo các nghiên cứu, lá dâu tằm có chứa alpha hydroxy axit – một trong những chất có khả năng loại bỏ tế bào chết, thúc đẩy sự tái tạo tế bào, đồng thời giúp da trắng lên một cách tự nhiên. Còn mật ong chứa amino acid, các vitamin và khoáng chất cần thiết để nuôi dưỡng và chống lão hóa cho da.
- Bạn chỉ cần chuẩn bị 10ml mật ong, 100gr lá dâu tằm tươi. Lá dâu tằm sau khi rửa sạch, bạn hãy xay thật nhuyễn rồi đem trộn hỗn hợp này với mật ong. Sau khi tắm sạch và tẩy tế bào chết cho da xong, bạn hãy thoa hỗn hợp lá dâu tằm – mật ong đều lên cơ thể, vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng. Để khoảng 15 phút cho các dưỡng chất trong hỗn hợp thẩm thấu vào làn da rồi bạn hãy tắm rửa lại.
Những Ai Nên Dùng Lá Dâu ?
- Người bị sạm da, nám má, cơ thể suy nhược, gân cốt suy yếu, thiếu máu, can thận âm hư…
Cách Dùng Lá Dâu:
- Dùng 6 – 12 gr sắc nước uống hàng ngày.
Lưu ý:
- Cơ thể suy yếu, ho không đờm, ho do lạnh không có nóng sốt không dùng Tang bạch bì (vỏ rễ).
- Những người đại tiện lỏng không dùng Tang thầm (quả dâu).
- Những người viêm tiết niệu, mộng tinh không dùng Tang phiêu tiêu (tổ bỏ ngựa trên cây dâu).
- Phụ nữ đang cho con bú không dùng các vị thuốc từ cây Dâu.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Hotline Hỗ Trợ: 0904.609.939 – 0985.607.333
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Cao Atiso Trường Xuân, Cao Bá Bệnh Trường Xuân, Cao Atiso, Cây Lá Gan, Cây Mật Gấu, Diệp Hạ Châu, Hoa Atiso, Hoàng Bá, Cà Gai Leo, Rễ Cây Atiso, Xạ Đen, Nhân Trần, Quả Dứa Dại.
Để lại một bình luận