Địa Chỉ Bán Hoài Sơn Nguyên Chất

Địa Chỉ Bán Hoài Sơn Nguyên Chất:

  • Cơ Sở 1: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
  • Cơ Sở 2: Số 2 Ngõ 127 Pháo Đài Láng – Đống Đa – Hà Nội.
  • Cơ Sở 3: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
  • Hotline: 082.3535.666 – 082.3435.888

Bán Hoài Sơn Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản

hoài sơn

Hoài Sơn Giá: 160.000 Đ / Kg

Đặt Hàng

Giao Hàng Toàn Quốc - Thanh Toán Tại Nhà

Hoài Sơn còn gọi là củ mài, khoai mài không đơn giản chỉ là món ăn dân dã quen thuộc với đồng bào miền núi, còn là vị thuốc quý của y học dân gian được sử dụng rất lâu đời có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Hỗ trợ điều trị kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.

Thành Phần Hóa Học Có Trong Hoài Sơn:

  • Saponin, choline, d-abscisin II, vitamin C, mannan, phytic acid.

Tính Vị Và Qui Kinh Của Hoài Sơn:

  • Vị ngọt, tính bình. Qui kinh Tỳ Phế Thận.

Theo y văn cổ:

  • Sách Bản kinh: vị ngọt tính ôn.
  • Sách Danh y biệt lục: bình không độc.
  • Sách Dược phẩm hóa nghĩa: thuốc sống thì lương, thuốc chín thì ôn.
  • Sách Thang dịch bản thảo: nhập túc thái âm kinh.
  • Sách Đắc phối bản thảo: nhập thủ túc thái âm kinh khí phần.
  • Sách Y học trung trung tham tây lục, Sơn dược giải: nhập Phế, qui Tỳ.

Mô Tả Cây Hoài Sơn:

  • Cây củ mài là một loại dây leo ở trên mặt đất, có thân củ. Củ có thể dài 1m, đường kính 2- 10cm với nhiều rễ con. Thân cây nhẵn hơi có góc cạnh, ở kẽ lá có những củ con gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”. Lá đơn, mọc đối hoặc có khi so le, đầu lá nhọn phía cuống hình tim. ’ Phiến lá dài 8-10cm, rộng 6-8cm. Cuống dài 1,5-3,5cm. Hoa đực hoa cái khác gốc. Quả khô cổ ba cạnh và có dìa. Mùa hoa vào tháng 7-8. Mùa quả vào tháng 9-11.
  • Củ mài đòi hỏi về khí hậu không khắt khe, nói chung vùng núi không rét lắm đều có thể trồng. Nhưng đòi hỏi về đất lại tương đối khắt khe, vì củ mài là loại rễ mọc sâu, mức chịu phân bón tương đối mạnh, thích nghi trồng ở nơi đất màu mỡ tầng đất sâu, hướng mặt trời ấm áp, kín gió, đất xốp, thoát nước tốt; đất trũng, đất lầy, đất kiềm đều không thích nghi, vì sức hút nước của củ mài yếu, nước nhiều dễ bị thối củ.
  • Ở những nơi có sâu bệnh thì không thể trồng liên tục, nói chung sau khi trồng hai năm cần phải luân canh các loại cây khác một năm. Và củ mài là loại dễ mắc bệnh không nên luân canh những loại cây có bệnh như cây thuốc lá. Ngoài ra ở loại đất có nguồn bệnh cũng không nên trồng củ mài, vì sau khi bị bệnh củ mài sẽ mọc không tốt, chế biến khó khăn, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng.

Khu Vực Phân Bố Của Cây Hoài Sơn:

  • Mọc hoang ở khắp những vùng rừng núi nước ta. Trước đây, giữa các vụ thu hoạch nhân dân vẫn đi đào củ mài để ăn chống đói. Nhiều nhất tại các tỉnh Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Hiện nay ta đã bắt đầu trồng củ mài để chế hoài sơn vì nếu chỉ trông vào cây mọc hoang thì công đi tìm đào rất cao.

Công Dụng Của Hoài Sơn:

Theo y học cổ truyền:

  • Hoài sơn có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém,  kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.

Theo các sách cổ:

  • Sách Bản thảo cầu chân: “viết Sơn dược, khí tuy ôn mà bình là thuốc bổ tỳ phế âm, có tác dụng nhuận bì mao, trưởng cơ nhục, tính sáp có thể trị do tinh, vị ngọt kiêm mặn, có thể ích thận cường âm, cho nên trong bài Lục vị dùng nó để hỗ trợ Địa hoàng”.
  • Sách Bản thảo kinh độc: “Sơn dược bổ thận ích tinh, tinh đủ thì âm cường, mắt sáng tai thính”.
  • Sách Bản kinh: “chủ thương trung, bổ hư, trừ hàn nhiệt tà khí, bổ trung ích khí trưởng cơ nhục, uống lâu mắt rõ tai thính”.
  • Sách Danh y biệt lục: “trị đau lưng, bổ hư lao, gầy còm, làm mạnh ngũ tạng, cường âm, trừ phiền nhiệt”.
  • Sách Dược tính bản thảo: ” bổ ngũ lao, thất thương. trấn tâm thần, bổ tâm khí bất túc”.
  • Sách Nhật hoa tử bản thảo: “cường gân cốt, chủ tiết tinh, hay quên”.
  • Sách Bản thảo cương mục: ” ích thận khí, kiện tỳ vị, cầm tả lî, hóa đờm diện, nhuận bì mao”.
  • Sách Cảnh nhạc toàn thư, bản thảo chính: “Sơn dược kiện tỳ, bổ hư tư tinh cố sáp”.
  • Sách Dược phẩm hóa nghĩa: “Sơn dược ôn bổ mà không tụ, hơi thơm mà không táo, tác dụng điều phế, trị phế hư cửu khái, trợ tỳ trị tỳ hư phúc tả, thích nằm, chân tay mệt mỏi, vị ngọt bổ dương, có tác dụng bổ trung ích khí, ôn dưỡng cơ nhục, là vị thuốc chủ yếu của hai tạng Tỳ, Phế”.

Tác dụng dược lý:

  • Chất muxin hòa tan trong nước; trong điều kiện axit loãng và nhiệt độ phân giải thành chất protit và hydrat cacbon. Có tính chất bổ.
  • Ở nhiệt độ 45-55°C khả năng thủy phân chất đường của men trong hoài sơn rất cao, trong axit loãng trong 3 giờ có thể tiêu hóa 5 lần trọng lượng đường. Ngoài giá trị dinh dưỡng, Hoài Sơn có giá trị giúp tiêu hóa thức ăn chất bột.

Địa Chỉ Bán Hoài Sơn Nguyên Chất

Những Ai Nên Dùng Hoài Sơn ?

  • Người kém ăn, tiêu hóa kém, cơ thể suy nhược.
  • Người bị tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ…

Cách Dùng Hoài Sơn:

  • Dùng 10 – 20 gr sắc nước uống hàng ngày hoặc tán bột uống.

Lưu ý: Trên thực tế người ta còn chế biến Hoài sơn từ một số loài khác thuộc chi Dioscorea như Củ cọc, Củ mỡ… tác dụng của chúng so với Hoài Sơn chưa có tài liệu công bố.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Baner Giao Hàng Toàn Quốc

Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Cam Thảo Bắc, Cam Thảo Đất.

Có Thể Bạn Quan Tâm

Để lại một bình luận

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666