Cát Cánh Hỗ Trợ Điều Trị Ho Tiêu Đờm, có tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí. Chữa chứng ho nhiều đờm, họng đau nói khàn, áp-xe phổi, viêm họng sưng đau, lỵ, tiểu tiện không lợi.
Cát Cánh Hỗ Trợ Điều Trị Ho Tiêu Đờm
- Cát Cánh còn có tên khác là bạch dược, kết cánh, cánh thảo, là rễ phơi khô của cây cát cánh (Platycodon grandiforum A. DC.), thuộc họ hoa chuông (Campanunaceae). Cát cánh vị đắng cay, tính hơi ôn; vào kinh phế. Có tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí. Chữa chứng ho nhiều đờm, họng đau nói khàn, áp-xe phổi, viêm họng sưng đau, lỵ, tiểu tiện không lợi.
Thành phần hóa học:
- Polygalain acid, platycodigenin, alpha-spinasterol, a -spinasteryl-b -D-glucoside, stigmasterol, betulin, platycodonin, platycogenic acid, A,B,C glucose.
Mô tả:
- Cây thảo sống lâu năm cao 50-80 cm. Rễ phình thành củ nạc, đôi khi phân nhánh, vỏ màu vàng nhạt. Lá gần như không có cuống, các lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng 3-4 lá, các lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le; phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, dài 2,5-6 cm, rộng 1-2,5 cm. Hoa mọc đơn độc hoặc tạo thành bông thưa ở nách lá hay gần ngọn; đài hình chuông dài 1cm, màu lục; tràng hình chuông, màu lam tím hay trắng. Quả nang, hình trứng, nằm trong đài tồn tại; hạt nhỏ, hình bầu dục, màu nâu đen. Mùa hoa tháng 7-9, quả tháng 8-10.
Cát Cánh Khô Giá: 300,000 Đ / Kg
Công dụng của Cát Cánh:
Theo y học cổ truyền:
- Cát cánh có vị hơi ngọt, sau đắng, tính bình, có tác dụng thông khí ở phổi, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Người ta đã chứng minh được rằng các saponin của Cát cánh có tác dụng tiêu đờm, phá huyết làm tan máu. Rễ Cát cánh có tác dụng như giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho và khử đờm. Đồng thời, nó có tác dụng làm dãn các mạch máu nhỏ, làm hạ đường huyết, chống loét và chống viêm.
Trích đoạn y văn cổ:
- Sách Danh y biệt lục: “lợi ngũ tạng trường vị, bổ khí huyết, trừ hàn nhiệt, phong tý, ôn trung tiêu cốc, liệu hầu yết thống, hạ cổ độc (trừ độc của sâu).”
- Sách Dược tính bản thảo: “trị hạ li, phá huyết, khử tích khí, tiêu tích tụ, đàm diên, chủ phế khí, khí thúc thấu nghịch, trừ phúc trung lãnh thống, chủ trúng ác (nhiễm độc) và trị trẻ em động kinh”.
- Sách Bản thảo thông huyền: “Cát cánh chi dụng, duy kỳ thượng nhập phế kinh, phế vị chủ khí chi tạng, cố năng sử chư khí hạ giáng.”
Tham khảo một số cách dùng Cát Cánh:
Trừ đờm, chữa ho:
- Bài 1: cát cánh 8g, tỳ bà diệp (lá nhót tây) 12g, lá dâu 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang, uống liền 2 – 4 ngày. Chữa ho do nóng, đờm dính quánh.
- Bài 2: cát cánh 8g, hạnh nhân 12g, tía tô 12g, bạc hà 4g. Sắc uống. Uống liền trong 2 – 4 ngày. Chữa ho do lạnh, đờm loãng.
- Bài 3: cát cánh 6g, trần bì 6g, bán hạ chế 6g, mạch môn sao 6g, ngưu tất 6g, ngũ vị tử 6g, tiền hồ 6g, ma hoàng 6g. Sắc uống. Chữa ho suyễn nhiều đờm.
- Bài 4: Thang cát cánh: cát cánh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống hoặc tán thành bột uống. Chữa họng sưng đau. Ở liều cao hơn gấp 3 – 5 lần dùng chữa phế ung (áp-xe phổi).
- Bài 5: cát cánh 8g, hoa kim ngân 12g, liên kiều 12g, cam thảo sống 4g. Sắc uống. Chữa viêm amidan.
Viêm phổi, đau tức ngực, ho thổ ra đờm:
- Bài 1: cát cánh 4g, cam thảo sống 4g, rau diếp cá 8g, bối mẫu 8g, nhân ý dĩ 20g, nhân hạt bí trắng 24g, rễ cỏ tranh 63g, dây kim ngân 12g. Sắc uống.
- Bài 2: cát cánh 10g, trần bì 10g, hương phụ 10g, đương quy 15g, mộc hương 5g. Sắc uống. Trị đau tức ngực do chấn thương lâu ngày.
Cam răng, miệng hôi: cát cánh, hồi hương liều lượng bằng nhau, tán bột, chấm bột vào nơi răng bị cam đã rửa sạch.
Kiêng kỵ: Người âm hư, ho lâu ngày và có chiều hướng ho ra máu đều không nên dùng.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “cát cánh hỗ trợ điều trị ho tiêu đờm”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Để lại một bình luận